Bãi rác ở trung tâm phố núi Nghệ An cháy nghi ngút, dân kêu cứu
Nhiều ngày qua, bãi rác ở thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cháy nghi ngút, khói bao trùm cả khu vực gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Theo phản ánh của người dân ở thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), hơn 10 năm nay, bãi rác này luôn ở tình trạng quá tải, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân sống xung quanh bãi rác và đe dọa đến toàn bộ dân cư thị trấn.
Điều tệ hại hơn, cách đây hơn 10 ngày, tại bãi rác xảy ra cháy. Lực lượng chức năng tiến hành dập lửa. Thế nhưng, phía dưới các lớp rác vẫn còn tàn lửa âm ỉ. Gặp khi trời nắng, lửa lại bùng lên, khói bốc nghi ngút cả khu vực. Mùi khét, mùi hôi khiến không khí trở nên hết sức ngột ngạt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bãi rác cháy âm ỉ liên tục trong nửa tháng khói bụi ảnh hưởng đến đời sống của người dân
“Phía cảnh sát phòng cháy chữa cháy và UBND huyện Quỳ Hợp, UBND thị trấn có dùng xe chữa cháy đến dập nhưng phía dưới tàn lửa vẫn âm ỉ nên trời nắng thì lại bùng lên tiếp. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì chắc người dân chúng tôi sẽ không thể sống nổi”, chị Lê Thị Thực (trú khối 1, thị trấn Quỳ Hợp), sống cạnh bãi rác cho biết.
Người dân lo sợ cho sức khoẻ khi sống cạnh bãi rác trong thời gian dài.
Video đang HOT
Theo chị Thực, đây là bãi rác tập trung duy nhất của huyện Quỳ Hợp, vì vậy hầu hết mọi loại rác không qua phân loại đều được tập kết tại đây. Bãi rác này đang rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân sống xung quanh bãi rác.
“Hơn 10 năm nay, chúng tôi sống cạnh bãi rác mùi hôi thối không thể tả nổi. Ngày xưa, bãi rác ở tận phía trong kia cách nhà tôi ở cả trăm mét nay thì rác cách nhà có vài bước chân. Chúng tôi đã viết nhiều đơn kêu cứu nhưng vẫn không được cơ quan chức năng giải quyết”, chị Thực lắc đầu ngán ngẩm.
Những ngôi nhà bên cạnh bãi rác luôn trong tình trạng đóng kín
Cùng chung nỗi lo âu, chị Trịnh Thị Quyên lo lắng: “Đã nhiều năm người dân xung quanh bãi rác phải sống chung với ô nhiễm môi trường, ruồi nhặng bám đầy nhà, mùi hôi thối nồng nặc cả ngày lẫn đêm. Người dân phải sống chung với ô nhiễm”.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch UBND thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp cho biết: Bãi rác rộng khoảng 7.000m2, lượng rác thải do dồn ứ nhiều năm nên vô cùng lớn.
Đám cháy vẫn âm ỉ chưa thể dập tắt hoàn toàn.
“Sau khi nhận được thông tin bãi rác cháy, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng cùng các hộ dân xung quanh để dập lửa. Bước đầu cơ bản đã khống chế được vùng cháy. Tuy nhiên, do lớp rác dày nên đến nay đám cháy vẫn âm ỉ chưa thể dập tắt hoàn toàn. Chúng tôi đã yêu cầu lực lượng dân quân thường xuyên theo dõi tình trạng của bãi rác. Nếu khi ngọn lửa bùng lên mạnh thì cần phải triển khai lực lượng tiến hành dập lửa”, ông Sửu cho hay.
Trại lợn tra tấn người dân: "Phải đảm bảo môi trường mới được tiếp tục tái đàn"
Trước phản ánh gay gắt của người dân, lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn đã yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc, kiên quyết phải đảm bảo môi trường.
Ngay sau khi bài viết "Trại lợn ngàn con xả thải "bức tử" môi trường, tra tấn người dân" được đăng tải trên Pháp luật Plus đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chính quyền địa phương cũng khẩn trương vào cuộc, kiên quyết xử lý dứt điểm vụ việc.
Lãnh đạo UBND xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, địa phương đã nhiều lần xử phạt hành chính chủ trang trại, đồng thời báo sự việc lên cấp trên, đồng thời tuyên truyền vận động người dân giữ an ninh trật tự trên địa bàn. Ngay sau đó, UBND huyện Nghĩa Đàn cũng thành lập đoàn kiểm tra xử lý dứt điểm sự việc.
Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc.
Trong khi đó, UBND huyện Nghĩa Đàn đã tổ chức họp các ban, ngành liên quan như: phòng Kinh tế - hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, công an huyện và mời chủ trang trại, UBND xã Nghĩa lộc lên làm việc để giao xử lý dứt điểm. Yêu cầu đến 3/2021 có biện pháp để chủ trang trại giảm dần tổng đàn, không cho tăng thêm. Lợn đang nuôi đến đâu thì xuất bán đến đó và không cho tái đàn. Khi nào số lượng trang trại trở về con số 0 và trong thời gian này thì không được nuôi trước khi huyện về kiểm tra đã đảm bảo vấn đề môi trường thì mới cho nuôi tiếp.
Trước đó, người dân sống tại xóm Khe Sài, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An trong suốt nhiều năm qua họ bị tra tấn bởi những trang trại nuôi lợn nằm ở ngay đầu nguồn nước. Trại lợn hàng ngàn con vô tư xả thải khiến cuộc sống của người dân nơi đây đảo lộn, thậm chí họ không dám dùng chính nguồn nước giếng để ăn, sinh hoạt.
Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc từ trại lợn thải ra môi trường mà phóng viên ghi nhận trước đó.
Đặc biệt thời gian ngần đây, trại lợn có dấu hiệu tăng đàn nên lượng nước thải nhiều hơn, mùi hôi thối càng nồng nặc. Mặc dù người dân đã nhiều lần "kêu cứu" nhưng trại vẫn nhập giống về nuôi, nước thải vẫn đổ ra Khe Sài người dân vẫn tiếp tục phải sống trong cảnh khốn khổ.
Anh Vi Văn Hà (SN 1986, trú tại xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) bức xúc: Từ khi trại lợn đi vào hoạt động người dân trong xóm vô cùng hoang mang trước tình trạng trại lợn xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nhiều năm nay lúa trồng không được thu hoạch, nước từ dòng Khe Sài đến trâu, bò cũng không thể uống, người dân chúng tôi vô cùng bức xúc, nhưng kêu mãi rồi họ lại càng nuôi nhiều hơn.
Chị Lê Thị Phượng (SN 1972, trú tại xóm Khe Sài 2) có nhà ngay sát với khu vực đập nước nơi chất thải từ trại lợn đổ về cho biết: Thối nhất là bắt đầu từ trưa cho đến đêm, nhiều bữa bưng bát cơm lên mà không ăn nổi. Gia đình dùng nguồn nước giếng để uống suốt 25 năm, nhưng từ ngày trại lợn về "đóng đô" thì nước cũng không thể dùng được nữa. Chị phải đi xin nước từ nơi khác về để nấu ăn, còn rửa bằng nước giếng nhà thì bị ngứa.
Người dân nơi đây mong muốn lãnh đạo địa phương sớm giải quyết dứt điểm sự việc để họ yên tâm sinh sống.
Đứng ở nhà chị Phương chúng tôi cũng cảm nhận rõ mùi hôi thối, khó chịu từ chất thải của trại lợn. Vòng theo đập nước đến dòng dòng Khe Sài, chúng tôi phát hiện một dòng nước đen chảy dưới những tán cây bụi sau đó hòa vào dòng Khe Sài rồi "tập kết" ở đập nước trước khi chảy xuống phía dưới "hạ du" nơi có hàng chục hộ gia đình sinh sống.
Lần theo dòng nước đen dưới những tán rừng, chúng tôi đến hai hồ chứa nước thải. Tại đây, mùi hôi thối nồng nặc, nước đen ngòm, đặc quánh, xủi bọt. Nằm chình ình phía trên những hồ nước thải là trại lợn rộng với nhiều dãy chuồng nuôi. Từ những dãy chuồng nuôi có 2 họng cống đang thải nước xuống hồ. Người dân nơi dây cho biết, trại lợn này do anh Vũ Văn Huấn làm chủ. Cách đó không xa là một trang trại khác, quy mô cũng rất lớn.
Nhiều năm nay trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đã không ít lần họ phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Ông Lương Văn Viên (84 tuổi, trú xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) buồn bã: Mùi thì thối lắm, ngày trước họ còn thải nước ra đen ngòm. Người dân chúng tôi cũng chịu đựng lâu lắm rồi.
Anh Cao Minh Bắc (SN 1975, người dân thôn Khe Sài 2) dơ tấm áo lên chỉ vào những vết mẩn đỏ chi chít trên da. Gần đây nhiều người trong thôn cũng bị nổi mẩn như anh vì nguồn nước cũng đã ô nhiễm. Hàng ngày mọi người tắm, rửa bằng nguồn nước giếng nên đã có nhiều người bị bệnh ngoài da.
Mặc dù đã kêu cứu nhiều lần, nhưng trại lợn vẫn "đóng đô" ở đầu nguồn dòng Khe Sài, quy mô lại càng tăng lên. Hàng ngày, hàng giờ họ vẫn chịu sự "tra tấn" bởi mùi hôi thối nồng nặc.
Nghệ An: Tai nạn mỏ đá, hai người thương vong Chiều 27-11, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và huyện Quỳ Hợp đang tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở mỏ đá tại xã Châu Quang khiến 1 người chết, 1 người bị thương. Một khu vực khai thác đá tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, tại mỏ đá Thung Chuối (xã...