Bài phát biểu gây xúc động của tân sinh viên 63 tuổi trong ngày khai giảng
Bắt đầu con đường học ở tuổi 63, bà Thư là một tấm gương, là nguồn năng lực tích cực để cho các bạn trẻ hướng theo.
Bà Đào Thị Thư (63 tuổi) phát biểu trong lễ khai giảng năm học mới của trường ĐH Văn Hiến – Ảnh: Dân trí
Dân trí đưa tin, ngày 30/10, trường ĐH Văn Hiến (TP. HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học mới và chào đón hơn 3.000 tân sinh viên khoá 22. Tân sinh viên khoa Nghệ thuật chuyên ngành Piano – bà Đào Thị Thư, 63 tuổi đã có một bài phát biểu ý nghĩa, truyền lửa học tập cho giới trẻ.
Nữ sinh viên này chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được vinh dự đeo thẻ sinh viên đến giảng đường như bao bạn trẻ khác. Đây là một ngày tựu trường đặc biệt đối với tôi, như các sinh viên trẻ tôi vẫn có những cảm xúc hồi hộp, háo hức lẫn vui mừng”.
Bà Thư nói tiếp: “Khi còn trẻ, tôi cũng có bao nhiêu ước mơ, hoài bão như các bạn trẻ bây giờ nhưng không phải lúc nào điều mình muốn cũng đạt được. Trước đó, tôi cũng không bao giờ nghĩ được bước vào giảng đường ĐH một lần nữa ở tuổi này. Nhưng may mắn tôi đã được vào học ở trường năm nay. Tuổi lớn tất nhiên có rất nhiều khó khăn nhưng sự học không bao giờ là trễ, cho dù thời điểm nào, độ tuổi nào, xuất phát ra sao nếu mỗi chúng ta vẫn giữ được đam mê đó thì chuyện học chưa bao giờ là muộn để thực hiện ước mơ”.
Video đang HOT
Tân sinh viên đặc biệt này truyền thông điệp với các đồng môn: “Tôi tin rằng bằng nỗ lực của chính mình, tôi và các bạn trẻ sẽ đạt được mục tiêu mà mình đề ra, cùng nhau vượt khó khăn ban đầu để hoàn thành chặn đường học tập mà chúng ta đã chọn”.
Chia sẻ về sự học của mình trên Lao động, bà Thư cho biết, do điều kiện kinh tế khó khăn nên con đường học vấn cũng gặp nhiều trở ngại. Năm 1974, bà Thư tốt nghiệp Tú tài phổ thông, sau đó học ngành Hóa – Sinh của Trường Đại học Khoa học (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học sQuốc gia TPHCM).
Song do nhà đông con, lại là con cả nên bà đành gác lại việc học rồi lấy chồng sinh con. Tới khi 51 tuổi, khi kinh tế đã ổn định, các con đã trưởng thành, bà Thư lại tiếp tục sự nghiệp đèn sách.
Lúc này, bà đăng ký học tại Đại học Sư phạm TP. HCM với mốc ban đầu dành cho người bắt đầu. Được 3 năm, bà Thư sau đó học tiếp tại Đại học Hà Nội, ngành ngôn ngữ Anh theo hình thức đào tạo từ xa. Ở tuổi 63, bà Thư trúng tuyển chính quy ngành Piano của Đại học Văn Hiến và vinh dự đại diện cho hơn 3.000 sinh viên phát biểu trong lễ khai giảng.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Băn khoăn từ ghế giảng đường
Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến đã khiến cho giảng viên, sinh viên bàn tán sôi nổi từ giảng đường, KTX, cả bến xe buýt.
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức, đào tạo từ xa, sinh viên tốt nghiệp đại học đều được cấp chung bằng cử nhân... là những vấn đề quá mới đối với Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu văn bằng là một chứng chỉ đào tạo thuộc phạm trù vĩnh viễn, còn năng lực của người được cấp bằng là phạm trù thời gian, có thể thay đổi theo thời gian. Nên các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng không xếp hạng năng lực người học trên văn bằng.
Mặc dù cơ quan soạn thảo là Bộ GD&ĐT lý giải dự thảo như vậy là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới nhưng mọi người vẫn chưa thông. Đầu tiên là ở Việt Nam, đầu vào của hệ tại chức thấp hơn chính quy, tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo khác nhau nhưng bằng lại giống nhau là điều khiến mọi người băn khoăn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nếu bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo tại chức, tổ chức các kỳ thi chung với hệ chính quy. Đây là điều mà khá nhiều người trong cuộc nghi ngại về tính khả thi, nếu không thực hiện được thì đấy là sự bất hợp lý lớn nhất của giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai thông tư liên quan tới việc cấp bằng, phụ lục văn bằng. Theo đó, ngoài bằng cử nhân thì điểm học tập của sinh viên sẽ được ghi trên phụ lục văn bằng. Nhưng Bộ GD&ĐT lại không nói rõ về thông tư ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp từ THCS đến ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - đang chuẩn bị ban hành đã khiến dư luận băn khoăn.
Ngay bằng ĐH còn bị làm giả, tẩy sửa thì cách quản lý phụ lục văn bằng được Bộ quy định như thế nào để chặt chẽ, đảm bảo sự tin cậy về thông tin trên hồ sơ là cả vấn đề lớn. Nhiều nhà tuyển dụng đều cho rằng cần có quy trình quản lý hồ sơ của người học chặt chẽ, minh bạch.
Khá nhiều quốc gia, phụ lục văn bằng (bao gồm ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, thông tin về kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy...) được bảo quản theo chế độ mật, từ trường ĐH đến với nhà tuyển dụng, không giao cho các cử nhân.
Đúng là nhiều quốc gia đã bỏ bằng kỹ sư, sinh viên theo học học ngành kỹ thuật khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân kỹ thuật. Hệ thống văn bằng chỉ còn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, một số nước như Pháp thì bằng kỹ sư được Hội nghề nghiệp cấp sau khi đi làm vài năm và trải qua kỳ sát hạch, kỹ sư được xem ngang thạc sĩ, được coi như văn bằng sau ĐH. Cái chính là chúng ta phải quy định rõ quá trình chuyển tiếp như thế nào để khỏi nhẫm lẫn bằng "kỹ sư cũ" và "kỹ sư mới".
Ngay ĐH Y, hiện đào tạo có cử nhân y khoa mất 4 năm, trong đó bác sĩ y khoa mất 6 năm. Nếu không làm rõ, cử nhân y khoa 4 năm ra trường trước, lại đi chỉ đạo chuyên môn cử nhân y khoa 6 năm.
Rõ ràng, trong quá trình hội nhập, chúng ta phải tiếp thu cái hay, cái tốt của thế giới nhưng cũng cần tính kỹ đến điều kiện riêng của Việt Nam, tránh tạo sự bất công khi thực thi.
Theo kinhtedothi
Trao 150 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' cho tân sinh viên Sau 17 năm, học bổng "Tiếp sức đến trường" đã hỗ trợ hơn 19.344 tân sinh viên khó khăn đến với giảng đường đại học, cao đẳng với tổng số tiền hơn 134 tỉ đồng. Sáng 12-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Thành đoàn TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức lễ trao học bổng cho 150 tân sinh viên có hoàn...