Bài phát biểu gây bão của Chủ tịch ĐH Harvard: Muốn thành công, đừng quên 3 điều này
Thế giới sẽ không vì bạn tốt nghiệp Harvard mà đối xử tốt với bạn.
Ngày 30/8, Đại học Harvard đã tổ chức lễ khai giảng chào đón 1.649 tân sinh viên Khóa 2026. Chủ tịch Đại học Harvard – ông Lawrence Bacow đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc. Những chia sẻ của ông nhận được rất nhiều sự đồng tình. Cụ thể, bài phát biểu như sau:
Đánh giá người khác dựa trên ấn tượng đầu tiên là không nên
Chào lớp 2026. Thật vinh dự khi được phát biểu tại sự kiện chào mừng các bạn chính thức gia nhập cộng đồng Harvard.
Vào thời điểm này cách đây 53 năm, tôi tạm biệt bạn bè và gia đình ở Michigan, đến Thành phố Cambridge, bang Massachusetts để theo học đại học. Nhưng không phải đến Harvard, mà là MIT bên cạnh.
Tất cả dường như mới là ngày hôm qua.
Tôi chắc rằng những ký ức về tuần học đầu tiên sẽ theo bạn đến suốt đời. Bạn sẽ nhớ về những người bạn cùng lớp đã gặp, những người đầu tiên đã kết bạn, buổi học đầu tiên, chiếc bánh hamburger đầu tiên trong căng tin. Tất cả mọi thứ!
Chủ tịch Harvard – ông Lawrence Bacow.
Người khiến tôi ấn tượng nhất là người bạn cùng phòng năm nhất của tôi, Alan – một vận động viên bóng chuyền đến từ New Jersey.
Anh ấy cao, còn tôi thấp.
Anh ấy cởi mở, còn tôi thì quy tắc hơn.
Anh ấy mang một dàn âm thanh đến ký túc xá và thích vừa học vừa nghe nhạc. Còn tôi thích học trong môi trường yên tĩnh.
Anh ấy thích nghe nhạc rock, còn tôi yêu những bài hát đồng quê.
Video đang HOT
Anh ấy bị ám ảnh bởi tất cả các đội thể thao ở New York. Tôi thì ghét họ.
Về mặt chính trị anh ấy khá bảo thủ, còn tôi thì ngược lại.
Tôi bắt đầu cảm thấy cả hai sẽ không bao giờ hòa hợp được. Nhưng, như bạn có thể đoán – tôi đã sai rất nhiều! Bên dưới vẻ ngoài có vẻ thẳng thừng, ồn ào và bướng bỉnh đó, Alan hóa ra lại là một trong những người bạn học tốt bụng và thú vị nhất mà tôi từng gặp ở trường đại học. Anh ấy đọc thông viết thạo, học tốt và dành nhiều thời gian dạy kèm cho tôi các môn Vật lý, Hóa học và Giải tích ở năm nhất.
Mặc dù quan điểm chính trị không đồng nhất nhưng Alan luôn hoan nghênh các cuộc tranh luận mang tính xây dựng của cả hai. Và Alan trở thành bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi tiếp tục sống cùng nhau, tiếp tục học cao học.
Vào ngày đầu tiên tôi học tại Trường Luật Harvard, Alan đã sắp xếp cho tôi gặp bạn cùng phòng của bạn gái anh ấy – người đang ngồi đây hôm nay. Cho phép tôi giới thiệu người vợ 47 tuổi của tôi – Adele! Đám cưới của Alan và bạn cùng phòng của Adele, Debbie diễn ra một tuần trước đám cưới của chúng tôi. Hai người họ cũng đến dự đám cưới của chúng tôi dù đang trong thời gian tuần trăng mật.
Đã 53 năm trôi qua, Alan và Debbie vẫn là những người bạn tốt nhất của chúng tôi. Họ đã ở nhà tôi ba ngày trong mùa hè này. Chúng ta cùng nhau trải qua những giai đoạn quan trọng của cuộc đời sự ra đời của những đứa trẻ, xây dựng sự nghiệp và gia đình, những niềm vui và thất vọng trong cuộc sống, niềm vui của mọi thành công và nỗi buồn thất bại.
Về mặt chính trị, chúng tôi vẫn ít khi đồng tình với nhau, nhưng cả hai có những cuộc thảo luận bình tĩnh (và đôi khi là những cuộc tranh luận sôi nổi) và cuối cùng thường gạt các tranh chấp sang một bên. Nhưng chúng tôi luôn tôn trọng nhau và thường xuyên học hỏi lẫn nhau. Sau 53 năm, chúng tôi đã quen với nó.
Xin đừng nhắm mắt làm ngơ với “Alan của bạn” khi bạn đang học ở Harvard. Xin đừng vội đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoài hoặc ấn tượng đầu tiên. Một trong những lý do Harvard thu nhận những sinh viên có sở thích đa dạng từ khắp nơi trên thế giới là chúng ta có thể tìm hiểu về sự khác biệt của mình.
Khi gặp gỡ bạn cùng phòng và bạn cùng lớp, hãy cố gắng trì hoãn việc phán xét và tăng tốc sự tìm hiểu. Đừng vội phán xét một ai vì những ấn tượng hời hợt, ít nhất là lúc ban đầu. Điều này không chỉ ở Harvard, mà trong suốt cuộc đời. Nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ có được nhiều người bạn bất ngờ, những người có thể rất khác với bạn, nhưng sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn.
Thế giới sẽ không vì bạn tốt nghiệp Harvard mà đối xử tốt với bạn
Tôi không thể phủ nhận rằng bạn có thể gặp những người bạn không thích ở Harvard.
Harvard là một mô hình thu nhỏ của cuộc sống thực, vì vậy mọi thứ phản cảm trong xã hội đều tồn tại ở một mức độ nào đó trong khuôn viên trường.
Harvard không hoàn hảo, nhưng sẽ cố gắng để trở nên tốt hơn. Trong khi chúng tôi cố gắng hết sức để biến Harvard trở thành một cộng đồng quan tâm, đồng cảm và chào đón, bạn nhất định sẽ có những trải nghiệm khó chịu.
Công việc của chúng tôi là chuẩn bị tốt cho bạn khi gia nhập xã hội sau tốt nghiệp. Thế giới sẽ không đối xử tốt với bạn vì là sinh viên tốt nghiệp Harvard.
Tại đây, chúng tôi chuẩn bị cho bạn tất cả những thứ cần để đối mặt với một thế giới đầy thách thức (và đôi khi gây khó chịu). Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có được những kỹ năng này tại Harvard để bạn có thể dành cả cuộc đời của mình cải thiện một thế giới còn lâu mới hoàn hảo.
Muốn thay đổi thế giới, trước tiên thay đổi bản thân
Qua trao đổi với một số bạn cùng lớp, tôi biết được rằng các bạn muốn thay đổi thế giới. Đó là một ý tưởng tuyệt vời và đó là một trong những lý do chúng tôi mời bạn theo học Harvard. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn cần phải nắm vững nghệ thuật thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ của họ. Tôi đảm bảo với bạn, nếu bạn cứng đầu, sẽ khó có thể khiến người khác làm theo điều tốt.
Phương châm của Harvard là “tìm kiếm sự thật”, nhưng điều này đã vượt qua phương châm và trở thành lý do tồn tại của ngôi trường này. Tuy nhiên, sự thật cần được liên tục kiểm tra và khám phá. Chỉ thông qua sự va chạm đầy đủ của các ý tưởng khác nhau, quá trình này mới có thể trở thành hiện thực. Vì vậy, việc tương tác với những người đưa ra ý tưởng của riêng họ thực sự rất quan trọng.
Hơn nữa, bạn phải sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của mình – bị thuyết phục bởi những lập luận mạnh mẽ hơn và thông tin mới. Chỉ thông qua những trải nghiệm như thế này, bạn mới có khả năng thay đổi thế giới. Đây là một kỹ năng khác mà tôi muốn bạn có được khi học ở Harvard.
Và một điều nữa, hãy gọi điện cho bố mẹ thường xuyên, đừng chỉ nhắn tin. Vào ngày nhập học, tôi và Adele đã gặp gỡ nhiều gia đình mới. Chúng tôi cũng chứng kiến số vô số lời chia tay của các gia đình. Từ khi sinh ra, hầu hết các bạn đã là tâm điểm yêu thương của gia đình. Và khi bạn nhập học, điều đó đồng nghĩa với việc tổ ấm thiếu đi một thành viên.
Bạn sẽ có thêm nhiều người xung quanh như bạn bè, thầy cô, nhân viên trường học,… giúp đỡ để có một cuộc sống đại học suôn sẻ. Nhưng gia đình bạn thì đang trải qua nỗi buồn thiếu vắng thành viên. Họ cũng đang trải qua một bước ngoặt lớn mà chỉ bạn mới có thể giúp họ vượt qua.
Vậy nên hãy gọi điện cho bố mẹ thường xuyên. Tôi đảm bảo bố mẹ sẽ rất vui khi nhận được cuộc gọi của các bạn.
Lớp 2026, chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào các bạn. Tôi hy vọng Harvard có thể thực hiện tất cả những ước mơ của bạn dù về mặt học tập, xã hội hay cá nhân. Tôi rất mong bạn được vinh dự tham gia tiệc Kỷ niệm 50 năm tốt nghiệp và nghe về những chương tuyệt vời trong cuộc đời bạn và vai trò của Harvard trong đó!
Tôi cầu chúc cho mọi học sinh ở đây gặp nhiều may mắn và điều ước của các bạn sẽ thành hiện thực.
Cha khóc nghẹn trong lễ tốt nghiệp của con gái bị câm điếc: Bài phát biểu xúc động
Có mặt trong lễ tốt nghiệp, ông Khương rưng rưng chia sẻ. Con gái ông tuy bị khiếm khuyết nhưng luôn là niềm tự hào của gia đình.
Sáng 6/8, trường Đại học Hoa Sen tổ chức lễ tốt nghiệp cho các sinh viên, trong đó có em Trần Lê Khả Ái (SN 1999) - một tân cử nhân vô cùng đặc biệt. Ái bị câm điếc bẩm sinh từ khi còn nhỏ. Hành trình đến với con chữ của em là một chặng đường gian nan.
Xuất hiện trong buổi lễ tốt nghiệp, ông Trần Khương - cha của Ái được mời đại diện cho hơn 1.000 phụ huynh phát biểu tại lễ tốt nghiệp. Bài phát biểu của người cha Quảng Ngãi "gây bão" mạng xã hội.
"Con gái tôi là người câm điếc bẩm sinh. Khi con còn nhỏ, thấy nghi con có gì đó không bình thường, nên hai vợ chồng mới chở con đi khám bệnh. Từ bệnh viện Nhi Đồng cho đến bệnh viện Tai Mũi Họng, sau đó bác sĩ nói con tôi bị câm điếc bẩm sinh. Gia đình đã cùng trải qua một chặng đường dài từ mầm non đến cấp 3.
Tôi nhớ về 5 năm trước khi trúng tuyển vào trường ĐH Hoa Sen và được trường cấp học bổng vượt khó 100%, gia đình khi đó vừa mừng vừa lo. Mừng vì con trúng tuyển vào một trường Đại học lớn nhưng cũng lo con gặp rào cản ngôn ngữ, không theo kịp chương trình.
Vậy mà từng học kỳ trôi qua, được sự giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn, bạn bè trong khoa đã giúp cho con tôi từng bước lấy lại tự tin, vượt qua từng học phần, từng học kỳ và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sau đó tốt nghiệp chương trình học.
Một lần nữa, ba gửi đến Khả Ái, con gái của ba, con mãi luôn là niềm tự hào của gia đình".
Ông Khương nghẹn ngào, vì trong giây phút ông đứng chia sẻ những lời tâm sự xúc động thì Ái ở phía dưới, vẫn không thể nghe được bài phát biểu của cha.
Kết thúc hơn 5 phút chia sẻ, hội trường vang lên những tràng pháo tay giòn giã. Còn ông Khương lấy tay lau nước mắt.
Anh Võ Huỳnh Tấn Tài, MC của buổi lễ tốt nghiệp, cũng là người đăng tải đoạn clip xúc động về bài phát biểu của ông Khương. Chia sẻ với chúng tôi, anh Tài cho biết: "Mình không quen biết hai cha con, hôm nay mới gặp chú lần đầu. Nhưng chính sự chân thành của chú khiến hơn 1.000 người dưới khán đài đã lặng đi. Mình chia sẻ vì khâm phục, ngưỡng mộ tình cảm của chú Khương dành cho con".
Ông Khương phát biểu trong lễ tốt nghiệp của con gái (Ảnh cắt từ clip)
Đượcbiết, vợ chồng ông Khương làm nghề may. Tuy kinh tế không dư dả nhưng Ái luôn được nhận trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc từ cha mẹ. Ông Khương luôn dõi theo hành trình học tập của con, đưa đón Ái đi học và về nhà giảng giải lại cho con những bài tập khó.
Giờ đây, Khả Ái không chỉ tốt nghiệp đại học mà còn sớm có công việc ổn định tại phòng Truyền thông của trường ĐH Hoa Sen. Sự chăm chỉ, thành công của Ái là câu trả lời xứng đáng cho những nỗ lực của cha con ông Khương suốt bao năm tháng qua.
Đo thành công cân nặng của linh hồn: Con số gây sốc! Vào cuối thế kỷ trước ở Dorchester, bang Massachusetts (Mỹ), bác sĩ Duncan MacDougall thực hiện một thí nghiệm đo trọng lượng của linh hồn con người và thu được kết quả bất ngờ. Ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ), bác sĩ danh tiếng tên là Duncan MacDougall đã đặt vấn đề: Nếu con người có linh hồn, những linh hồn đó...