Bài kiểm tra thường xuyên qua Internet và truyền hình có thể thay thế kiểm tra trên lớp
Tối 26-3, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua Internet và truyền hình trong thời gian học sinh cả nước không đến trường vì dịch COVID-19.
Học sinh Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) học trực tuyến trong thời gian không đến trường vì dịch COVID-19 – Ảnh: V.HÀ
Theo hướng dẫn này, dạy học qua Internet là các hình thức dạy học trong đó giáo viên sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ của Internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Để thực hiện việc dạy học qua Internet hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn các nhà trường chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, bao gồm Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System); Day hoc thông qua hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System); Dạy học thông qua các hệ thống dạy học trực tuyến.
Các hệ thống thuộc hạ tầng kỹ thuật này đảm bảo việc quản lý dạy học, theo dõi được quá trình học tập của học sinh, tổ chức kiểm tra trực tuyến. Đồng thời, cho phép giáo viên khởi tạo kho học liệu phục vụ dạy học, cung cấp học liệu cho học sinh, tổ chức tương tác với học sinh và gia đình học sinh trong quá trình dạy học.
Để dạy học qua Internet, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu về bài học và học liệu bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tương tự, việc dạy học qua truyền hình cũng phải đảm bảo yêu cầu về thiết bị, hạ tầng kết nối truyền hình, đáp ứng các yêu cầu thu song truyên hinh tương thích với hệ thống truyền hình quốc gia.
Video đang HOT
Với hình thức này, Bộ yêu cầu các bài học trên truyền hình do giáo viên có kinh nghiệm day hoc, ghi hình để tổ chức dạy học trên truyền hình theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ. Việc sử dụng học liệu, kiểm tra đánh giá theo các bài học trên truyền hình, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo tưng câp hoc.
Bộ yêu cầu các nhà trường phải xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học qua Internet, truyền hình. Cụ thể, khi tổ chức dạy học qua Internet, mỗi nhà trường phải chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng bài học, học liệu để dạy học.
Các trường cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ giáo viên, hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy học. Giáo viên đảm bảo duy trì tương tác với học sinh trong quá trình dạy học, giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Với việc dạy học qua truyền hình, các nhà trường cũng phải chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học. Giáo viên căn cứ vào lịch phát sóng bài học để tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Bộ Giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu các nhà trường kết nối chặt chẽ với gia đình học sinh để cùng phối hợp hỗ trợ học sinh trong quá trình học qua Internet và truyền hình.
Bộ quy định kết quả kiêm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình đươc sư dung thay cho các bài kiểm tra thương xuyên theo quy đinh của Bộ Giáo dục và đào tạo vê đanh gia, xêp loai hoc sinh tiêu hoc, trung hoc cơ sơ, trung hoc phô thông.
Riêng kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ sẽ được thực hiện khi học sinh trở lại trường học.
VĨNH HÀ
Bộ GD&ĐT hướng dẫn chi tiết dạy học qua internet, trên truyền hình
Tối nay (26/3), Bộ GD&ĐT đã phát đi văn bản hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong giai đoạn dịch Covid-19.
Đề cao tính tương tác
Theo đó, trong công văn gửi các sở GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã hướng dẫn chi tiết mô hình dạy học qua internet và trên truyền hình.
Cụ thể, các hình thức dạy học qua internet được hiểu là các hình thức dạy học trong đó giáo viên sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ của internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, bao gồm: Dạy học thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System); dạy học thông qua hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System); Dạy học thông qua các hệ thống dạy học trực tuyến.
Trong đó, hệ thống quản lý học tập được xác định là hệ thống phần mềm và mạng máy tính cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua internet từ lúc nhập học đến khi học sinh hoàn thành khóa học; giúp cơ sở giáo dục theo dõi và quản lý quá trình học tập của học sinh; giúp giáo viên giao tiếp với học sinh trong việc hướng dẫn học, giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp học sinh có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giáo viên và các học sinh khác để trao đổi bài.
Dạy học trực tuyến đang được khuyến khích trên diện rộng. Ảnh: Bảo Trọng
Với hệ thống quản lý nội dung học tập, được hiểu là hệ thống phần mềm và mạng máy tính quản lý kho nội dung học tập qua internet, cho phép tổ chức lưu trữ và chuyển tải các nội dung học tập tới học sinh.
Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới học sinh) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập).
Với hệ thống dạy học trực truyến, Bộ GD&ĐT hướng dẫn, được hiểu là phần mềm ứng dụng cho phép tổ chức và quản lý lớp học qua internet; cho phép giáo viên và học sinh có thể giao tiếp, tương tác trực tiếp được với nhau để tổ chức hoạt động dạy học.
Về yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, hệ thống phần mềm và hạ tầng kết nối internet của hệ thống quản lý học tập phải đáp ứng các yêu cầu: Cho phép cơ sở giáo dục tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua internet; theo dõi và quản lý quá trình học tập của học sinh; tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến để quản lý tiến trình và kết quả học tập của học sinh; duyệt các bài giảng và theo dõi được các hoạt động của giáo viên trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ phải cho phép giáo viên khởi tạo kho học liệu, theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh, quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến; học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, biết được tiến trình, kết quả học tập của bản thân; học sinh, giáo viên và gia đình học sinh có thể tương tác được với nhau...
Bài kiểm tra ở mô hình mới thay thế bài kiểm tra thường xuyên
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Tiếp đến, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT; cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Ngoài ra, liên quan nội dung kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT.
Công nhận kết quả học trực tuyến nếu dạy - học bảo đảm yêu cầu Do học sinh sinh viên nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 nên Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tăng cường dạy học qua truyền hình và internet. Nhiều địa phương đã tổ chức dạy học trực tuyến miễn phí trên truyền hình khá hiệu quả. Vấn đề mà người học quan tâm hiện nay là có kiểm tra, đánh giá, công...