Bài kiểm tra năng lực minh họa của Đại học Luật TP HCM
Thi sinh co 75 phut đê hoan thanh 100 câu hoi về ky năng tiếng Việt, kiến thức pháp luật, xã hội tổng hợp, tư duy logic và IQ.
Năm nay, Đại học Luật TP HCM tiêp tuc ap dung hai bước xét tuyển và kiểm tra năng lực với 3 tiêu chí: điểm học bạ, điểm thi THPT quốc gia và điểm bài thi năng lực. Khác với năm trước, tỷ trọng các tiêu chí xét tuyển thay đổi.
Đầu tiên, trường sẽ xét điểm trung bình 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo các khối thi truyền thống gồm: học bạ 6 học kỳ bậc THPT chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển và điểm thi THPT quốc gia 2018 chiếm 60% (năm 2017 là 50%).
Những thí sinh đạt yêu cầu được tham gia bài kiểm tra năng lực ở bước 2 (chiếm 30% còn lại). Nội dung bài kiểm tra gồm 4 nhóm kiến thức: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp, kiến thức về pháp luật và tư duy logic, khả năng lập luận.
Dươi đây la bai kiêm tra minh hoa do Đai hoc Luât TP HCM công bô.
Video đang HOT
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Siết đầu vào, cửa sư phạm hẹp hơn?
Với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ điểm sàn vào trường sư phạm, dự báo công tác tuyển sinh sẽ khó khăn hơn nhưng học sinh giỏi, đam mê nghề giáo vẫn có nhiều cơ hội
Thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP HCM làm thủ tục nhập học Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chỉ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở trình độ ĐH, CĐ, trung cấp (TC). Với các trường xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia, ngưỡng điểm này được bộ xác định căn cứ kết quả của kỳ thi.
Điểm mới khi xét tuyển vào sư phạm
Cụ thể, với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH là học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; với trình độ CĐ, TC, xét tuyển học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Ngoài ra, với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH là học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; với trình độ CĐ, TC, xét tuyển học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Ngoài ra, quy chế còn cho phép ngành sư phạm mở rộng điều kiện tuyển thẳng với học sinh trường chuyên. Cụ thể, các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng đối với học sinh đã tốt nghiệp trường trung học phổ thông chuyên của các địa phương vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có 3 năm học THPT chuyên của địa phương đạt loại giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của mình.
Đây là điểm hoàn toàn mới. Trong các quy định xét tuyển thẳng trình độ ĐH, CĐ vào các ngành sư phạm những năm trước đây, chỉ học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế mới được ưu tiên xét tuyển thẳng.
Cũng theo quy chế mới này, người có bằng TC ngành sư phạm loại giỏi trở lên, người có bằng TC ngành sư phạm loại khá có ít nhất 2 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo được tuyển thẳng vào cùng ngành sư phạm trình độ CĐ.
Đừng quá hoang mang khi chọn sư phạm
Trước những thay đổi về quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2018, các trường ĐH lớn có các ngành đào tạo giáo viên tại TP HCM cho biết đề án tuyển sinh của họ không vì thế mà bị ảnh hưởng.
TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết về cơ bản, việc tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên kế hoạch. "Mọi năm, các ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn đều có chỉ tiêu ít, nằm trong tốp điểm chuẩn cao nên năm nay, nếu bộ quy định điểm sàn, trường cũng không bị ảnh hưởng" - ông khẳng định.
Theo chuyên gia này, song song với việc thắt chặt đầu vào, cần có chế độ, chính sách tăng lương, giải quyết việc làm đầu ra để thu hút thêm nữa những người giỏi vào ngành.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế. Ông ủng hộ việc đặt chuẩn cho các ngành đào tạo giáo viên.
Theo ông Dũng, bài toán đặt ra là giải quyết vấn đề thất nghiệp sau ra trường ở ngành này. Do đó, nếu quy định điểm sàn cho ngành này, chỉ tiêu có thể giảm tới 30% ở các trường xưa nay đào tạo tràn lan, thu hút những học sinh trường chuyên, học bạ giỏi, nâng cao chất lượng giáo sinh. Đồng thời, số lượng bị thắt chặt cũng khiến cơ hội việc làm cho các em tăng lên. "Do đó, thí sinh năm nay đừng quá hoang mang. 4 năm sau, khi ra trường, các em sẽ dễ dàng xin việc hơn các anh chị đi trước" - PGS-TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.
Theo ThS Lê Phan Quốc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, trường sắp công bố đề án tuyển sinh chính thức năm 2018. Theo đó, dự kiến năm nay, trường sẽ bổ sung phương thức xét tuyển bằng học bạ (20%) bên cạnh tuyển thẳng (10%) và xét kết quả THPT quốc gia (70% chỉ tiêu).
"Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc tuyển thẳng học sinh giỏi, học sinh trường chuyên sẽ giúp thu hút nhiều người giỏi thực sự vào sư phạm. Thứ nữa, các em học sinh giỏi có tâm lý an tâm, thoải mái khi được vào trường" - ông Quốc bày tỏ.
Không lo thiếu nhân lực
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, thừa nhận việc quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng tối thiểu cho ngành sư phạm có thể khiến số lượng trúng tuyển hoặc đăng ký xét tuyển sẽ giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không lo thiếu nhân lực vì thời gian qua, nhân lực ngành sư phạm được đào tạo khá dồi dào. Ngoài ra, từ năm 2018, chỉ tiêu của các trường sư phạm sẽ được cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng giáo viên thực tế của các địa phương trong những năm tới.
Theo NLĐ
Tuyển sinh đầu cấp: Các trường muốn tổ chức khảo sát Nhiều trường có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 đông muốn tổ chức bài thi khảo sát kiểm tra năng lực để xét tuyển ngay khi Bộ GD&ĐT bỏ "lệnh" cấm thi lớp 6. ảnh minh họa Bộ GD&ĐT vừa cho phép các trường THCS có thể tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6...