Bài học về thượng tôn pháp luật
Chiều 4/4, phiên toà xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo trong vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB đã kết thúc phần lời nói sau cùng của các bị cáo.
Khi được nói lời sau cùng, nhiều bị cáo mới đã giãi bày được nội lòng của mình. Các bị cáo đều cảm thấy hối tiếc, ân hận về hành vi mình thực hiện, đó là lời cảnh tỉnh, là bài học cho không chỉ các bị cáo có mặt tại phiên tòa mà còn với tất cả mà còn cho rất nhiều người rằng hãy thượng tôn pháp luật dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù có muộn.
Khi nói lời cuối cùng bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn cũng đã nhận thức sâu sắc về nguyên tắc thượng tôn pháp luật, cũng như những hậu quả mà mình đã phải trả giá bằng sự tự do của bản thân, phải xa gia đình, xa con nhỏ mới 15 tháng tuổi chưa được gặp mặt, bị cáo gửi lời cảnh tỉnh đến tất cả những người đang làm ăn kinh doanh để lấy trường hợp của bị cáo là bài học.
Còn với cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát Đỗ Thị Nhàn, bị cáo này vô cùng ân hận và xấu hổ về hành vi của mình, sau sự việc này, bị cáo nhận ra một điều là hãy thượng tôn pháp luật dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Video đang HOT
Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, những lời trình bày của bị cáo tại phiên tòa chỉ mong xem xét về bối cảnh, hoàn cảnh phạm tội, không mang ý thức chối tội. Bị cáo kính xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo còn có cơ hội trở về. Bị cáo xấu hổ với sự hy sinh xương máu của gia đình bên chồng cũng như bên bị cáo với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Bị cáo gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, lãnh đạo Ngân hàng đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho bị cáo trong suốt thời gian cống hiến cho ngành ngân hàng. Bị cáo gửi lời cảm ơn đến các cán bộ trại tạm giam, CQĐT, VKS, luật sư, đã hỗ trợ để bị cáo hợp tác với cơ quan điều tra sớm làm sáng rõ sự thật vụ án… Bị cáo xin HĐXX cho bị cáo và các bị cáo trong nhóm thanh tra Ngân hàng Nhà nước được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra, phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) xúc động cảm ơn đại diện VKS và HĐXX đã thấu hiểu, khoan dung độ lượng cho bị cáo. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, bị cáo đã thấy được sai phạm của mình khi là người ra quyết định thanh tra, những sai phạm của bị cáo đã làm ảnh hưởng đến các cơ quan.
Ngoài ra bị cáo Nguyễn Văn Hưng còn xin HĐXX, VKS mở rộng bao dung hơn cho bị cáo mức hình phạt thấp hơn nữa để bị cáo có cơ hội chữa bệnh.
Được nói lời cuối nhiều bị cáo chia sẻ về hoàn cảnh gia đình không phải vì để xin được lượng khoan hồng mà chỉ nói đúng nỗi niềm của mình. Trong đó có bị cáo Huỳnh Thiên Văn (cựu Giám đốc Kênh kinh doanh Khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng SCB). Bị có Huỳnh Thiên Văn nghẹn ngào nói: “Trong những ngày bị tạm giam bị cáo rất ăn năn hối lỗi về hành vi của mình, kính xin HĐXX xem xét đến hoàn cảnh gia đình bị cáo, hiện bị cáo là lao động chính, con trong gia đình nhiễm chất độc màu da cam, cha mẹ đã già vẫn phải thăm nuôi, bị cáo mong nhận được mức hình phạt khoan hồng để sớm trở về làm lại cuộc đời, chăm lo cho gia đình”.
Bài học thượng tôn pháp luật không chỉ dành riêng cho các bị cáo.
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Cao Trí, cho biết, đứng ở phiên tòa và nói lời sau cùng ngay lúc này với tâm trạng nặng nề do hành vi sai phạm của mình gây ra, không có ngôn từ nào diễn tả hết được sự day dứt của của bị cáo. Bị cáo muốn gửi lời xin lỗi sâu sắc đến gia đình, người thân và anh chị em cộng sự…
Đồng thời bị cáo đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết liên quan đến vụ án, trong đó cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ, nhân thân, những đóng góp cho xã hội, cũng như tình trạng bệnh chấn thương cột sống của bị cáo, các quan điểm bào chữa của luật sư bào chữa để cho bị cáo mức án khoan hồng đặc biệt, cho bị cáo được miễn hình phạt hoặc mức hình phạt nhẹ nhất trong khuôn khổ pháp luật để bị cáo sớm trở về chăm lo cho gia đình, con nhỏ và điều hành hệ thống tiếp tục cống hiến cho xã hội.
Trước khi vào nghị án, HĐXX sẽ nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào sáng ngày 11/4. Trong khoảng thời gian HĐXX nghị án, nếu người tham gia tố tụng nào trong vụ án cần bổ sung ý kiến thì gửi văn bản đến HĐXX để được xem xét.
Gây thiệt hại hơn 2.400 tỷ đồng sau hơn 2 tháng ngồi "ghế nóng"
Trong phần xét hỏi ngày 14/3, bị cáo Hoàng Minh Hoàn, cựu Quyền TGĐ Ngân hàng SCB thừa nhận chỉ làm Quyền TGĐ Ngân hàng SCB được hơn 2 tháng thì từ nhiệm vì cảm thấy tính rủi ro cao và quá áp lực.
Bị cáo Hoàng Minh Hoàn làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (một trong ba ngân hàng hợp nhất thành SCB) từ tháng 3/2007, sau đó tiếp tục công tác tại Ngân hàng SCB (sau khi hợp nhất) đến khi bị khởi tố. Ông Hoàn trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Sau khi Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng SCB nghỉ việc, Trương Mỹ Lan cho Hoàng Minh Hoàn làm Quyền Tổng giám đốc. Tuy nhiên, mới chỉ ngồi ghế Quyền Tổng giám đốc SCB được hơn 2 tháng, ông Hoàn xin Trương Mỹ Lan cho nghỉ vì áp lực công việc.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên xét xử ngày 14/3.
Tại sao chỉ 2 tháng mà từ nhiệm Quyền TGĐ? Luật sư hỏi bị cáo Hoàng Minh Hoàn. Bị cáo Hoàn trả lời: "Do bản thân phải quản lý nhiều phòng giao dịch, hoạt động ngân hàng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Muốn vậy phải biết nhiều kiến thức chuyên môn liên quan. Với khối lượng công việc nhiều và tính chất rủi ro khác nhau đã gây áp lực với bị cáo. Các hồ sơ tín dụng trình lên ký duyệt đều phân tích đánh giá đủ điều kiện cho vay, tuy nhiên, sau đó, bị cáo nhận thấy mặt hình thức đủ điều kiện nhưng tiềm ẩn rủi ro. Nhiều khoản vay có hình thức vay và trả giống nhau, bị cáo lo hồ sơ tín dụng không phản ánh đúng. Sau đó, bị cáo đã gặp ông Đinh Văn Thành, (cựu Chủ tịch SCB) để từ nhiệm Quyền TGĐ. Lúc ấy, bị cáo không nhận thấy sự bất thường mà sau này làm việc với cơ quan điều tra mới biết các hồ sơ này liên quan đến hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát...".
Các luật sư tham gia xét hỏi tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, từ ngày 30/7/2020 đến ngày 21/9/2022, với vai trò là Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, Hoàng Minh Hoàn đã ký, phê duyệt 42 Tờ trình tái thẩm định, 40 Biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở, 24 Tờ trình Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị đồng ý cho 39 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 51 khoản vay tại Ngân hàng SCB. Hoàng Minh Hoàn biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ giải ngân, rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái phương án vay.
Hành vi của Hoàng Minh Hoàn đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 2.400 tỷ đồng.
Cựu Cục trưởng Thanh tra ngân hàng nhận tiền "thụ động"... 4 lần Trong quá trình xét hỏi về việc nhận tiền của lãnh đạo SCB với tổng cộng 5,2 triệu USD, bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói rằng bản thân không muốn nhận, nhưng vẫn nhận đến 4 lần vì muốn đảm bảo an toàn cho gia đình(!?). Theo cáo trạng, bị cáo...