Bài học về ‘mừng tuổi thầy’
Tết, tôi đưa con trai đến nhà cô giáo của con chúc tết sớm. Trước đó, vợ chồng tôi đã tính toán kỹ lưỡng việc sẽ mừng tuổi cô những gì.
Tôi chọn mua một hộp quà tết khá tươm tất và khéo léo kèm theo phong bì là chút tiền nhỏ để cảm ơn cô giáo chủ nhiệm của con. Cũng như bao phụ huynh khác, tôi theo đuổi ý nghĩ rằng quan tâm đến thầy cô, con mình chỉ được lợi.
Nhưng cô giáo chủ nhiệm của con tôi đã nhẹ nhàng từ chối cả quà lẫn phong bì. Cô nhỏ nhẹ: “Chị à, được phụ huynh quan tâm, nghĩ đến giáo viên là chúng em mừng lắm rồi. Nhưng tết đến rồi, anh chị còn lo tết nội tết ngoại, lo quần áo mới cho các cháu. Em xin nhận tấm lòng của gia đình và xin phép gửi lại chị”.
Kính tặng cô giáo Thu Trang!
Rồi cô nhẹ nhàng chuyển sang đề tài chuyện học của con trên lớp. Ban đầu tôi cứ nghĩ cô sợ mang tiếng, từ chối khéo nên thuyết phục thêm nhưng qua tâm sự chân thành của cô, tôi như hiểu ra cái tâm và tấm lòng của một nhà giáo.
Cô còn nói rằng không chỉ riêng tôi, còn nhiều phụ huynh khác đến chúc tết thầy nhưng cô đều từ chối. Sau đó cô dặn dò mấy hôm tết cứ để con vui chơi thoải mái, rồi khi sắp đi học trở lại thì giúp con ôn bài chứ không nên học dàn trải suốt cả mấy ngày tết. Cô còn trấn an: “Khi đi học trở lại các con sẽ có cảm giác uể oải, ngại học nhưng chúng em sẽ có biện pháp giúp các con hứng thú với bài học trở lại”.
Video đang HOT
Như cởi bỏ được nỗi lòng, bao lo lắng tiêu tan, tôi cảm phục cô, nhất là khi cô còn ghé tai tôi nói nhỏ: “Trẻ con bây giờ bắt chước rất nhanh. Từ năm sau nếu chị nghĩ đến chúng em thì chỉ cần nhắn tin chúc tết qua điện thoại, email cũng được hoặc đến tay không, được cơ hội trò chuyện với phụ huynh thế này cũng là niềm an ủi lớn đối với giáo viên chúng em.
Bởi chỉ khi phụ huynh vô tư, không tính toán thì giáo viên chúng em mới cảm thấy mình quan trọng với các con. Chi bằng hãy để chúng em được thanh thản, còn các con lớn lên vô tư, hồn nhiên mà không bị đồng tiền làm hoa mắt, điều khiển chị à”.
Cô giáo nói đúng, đi lễ thầy cô bằng tiền vô tình phụ huynh đã dạy con việc dùng tiền giải quyết mọi việc. Rồi các con sẽ học lỏm việc “chạy cửa sau” dần dần sẽ thành quen. Trước tấm chân tình ấy, tôi cảm thấy con mình thật may mắn vì được học cô.
Từ dịp 8/3, 20/10, Ngày nhà giáo 20/11 đến ngày Tết Nguyên đán, các bậc cha mẹ chúng ta vô tình đang làm hình ảnh người thầy bị mờ đục dần trong mắt học trò bằng những món quà đắt giá hay những phong bì như tôi.
Thế mới thấy mừng tuổi thầy cô của con thế nào cho đúng, cho ý nghĩa có lẽ là điều mà các bậc cha mẹ phải học.
Theo Hải Anh/Tuổi trẻ
"Mừng tuổi mẹ chồng không được 2 triệu thì dẹp đi"
Mẹ chồng em cười khẩy, bảo em coi bà chẳng bằng người ngoài. Em thật sự buồn chán quá.
Em lấy chồng được gần 2 năm, có 1 con gái mới hơn 5 tháng tuổi. Nhà chồng em ở ngoại thành Hà Nội, còn em quê ở Bắc Ninh.
Em ra Hà Nội học rồi quen và yêu Hải, chồng em bây giờ. Ra trường đi làm được 1 năm thì chúng em kết hôn. Đây là cái tết thứ 2 em ăn tết nhà chồng.
Bố chồng em đã mất cách đây mấy năm, mẹ chồng em là công chức về hưu.
Năm đầu tiên đón tết nhà chồng, lúc đây thu nhập của 2 vợ chồng em rất khá, bởi 2 đứa đều làm doanh nghiệp tư nhân nên tết năm đấy em sắm tết rất to. Lại là dâu mới nên em rất chú ý khoản quà cáp biếu đằng nội. Riêng tiền sắm tủ lạnh mới, lò vi sóng mới đã ngót nghét 20 triệu, rồi tiền em biếu riêng bố mẹ chồng cũng mỗi người đôi triệu, còn mừng tuổi con cháu thì không tính đến.
Mẹ chồng em hài lòng lắm, đi đâu bà cũng khoe con dâu bà thơm thảo, biết lo toan. Em thấy vậy cũng rất mừng, dù sao ghi điểm được với mẹ chồng không phải ai cũng làm được.
Đến năm thứ 2, tình hình kinh tế không được như trước nữa. Lương thưởng đều bị cắt giảm. Rồi em lại bầu bí, sinh con, bao nhiêu thứ phải lo. Gần tết, em cũng xác định với chồng là năm nay sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Bởi nếu với mức chi như năm ngoái thì sẽ thâm hụt quỹ mất, đến lúc có việc cần đến tiền thì lại phải đi vay mượn. Chồng em cũng thống nhất như vậy.
Mặc dù vậy, nhưng những khoản bắt buộc phải có trong dịp tết em vẫn sắm sanh đầy đủ. Thực phẩm, bia, rượu, quà cáp,... nói chung em không để thiếu khoản nào.
Ngày tết, con cháu đến nhà ông bà. Tụi trẻ nhỏ hẳn vợ chồng em mừng 50 nghìn, còn mấy đứa lớn hơn chút, em chỉ mừng 20 nghìn thôi. Em hỏi mẹ chồng như thế được không, mẹ chồng em bảo thế là được rồi, lì xì cho cháu lấy may thôi mà. Em thấy mẹ chồng nói vậy cũng yên tâm, chỉ sợ mất lòng bà. Còn mấy anh chị nhà em, ai cũng bảo nên thế là được, kinh tế năm nay ai cũng khó khăn cả. Người trong nhà không cần câu nệ.
Đến mẹ chồng, 2 vợ chồng em đưa phong bao lì xì chúc tết bà. Mẹ chồng em vui vẻ nhận rồi cảm ơn, nhưng khi vừa mở phong bao, mặt bà sầm lại. Suốt cả sáng hôm đấy không nói năng gì, đến gần trưa, mẹ chồng gọi em vào phòng riêng, bà vứt bao lì xì xuống giường và nói: "Sao mày coi thường mẹ thế, có ai đời con dâu mừng tuổi mẹ chồng 100 nghìn như mày không? Mày coi mẹ chả bằng người ngoài hả, mày mừng mẹ mày thế, có bằng 1 góc mày tết sếp mày không con?".
Tôi sốc vô cùng, ấp úng nói với bà: "Tại năm nay nhà con cũng khó khăn, đây là tiền con mừng tuổi mẹ lấy may thôi, nếu mẹ cần gì, mẹ cứ bảo qua với con, vợ chồng con nhất định không để mẹ thiếu thốn gì".
Mẹ chồng em cười khẩy: "Thôi, tôi chẳng dám phiền anh chị nữa, tôi cũng chả dám nhận tiền mừng này, lại khó khăn cho anh chị. Mừng tuổi mẹ chồng mà không được 2 triệu thì dẹp đi". Nói rồi, mẹ chồng em đùng đùng bỏ ra ngoài.
Em ấm ức lắm, về nói với chồng. Chồng em bảo thôi đợi mẹ nguôi nguôi dần rồi anh nói chuyện. Mẹ em ghét em ra mặt luôn, chẳng nói gì với con, cũng không hỏi gì đến cháu. Em nghĩ mà tủi quá, tết với nhất, chỉ vì chút tiền mừng tuổi mà mẹ con đối đầu thế này, tết chẳng còn là tết nữa.
Theo Khỏe & Đẹp
Chồng sĩ diện đi đâu cũng mừng tuổi to Chỉ vài ngày sau Tết mà vợ chồng chị đã tiêu hết mấy chục triệu cả tiền mừng tuổi, quà cáp linh tinh. Khổ vì chồng sĩ diện Đã nói với chồng, Tết nhất phải tiết kiệm vì hai vợ chồng cũng chỉ có một khoản vừa vừa cả lương lẫn thưởng để tiêu Tết. Biết tính chồng sĩ diện nên chị dặn...