Bài học ‘vàng’ dạy con gái thành công
Muốn con gái vững vàng và hạnh phúc khi trưởng thành, cha cần dạy con 7 điều.
Tôi là con gái. Tôi không thần tượng cha mình nhưng tôi rất biết ơn cha đã dạy cho tôi những bài học, giúp tôi có thể đứng vững và biết đến hạnh phúc trong cuộc đời. Theo thời gian, những bài học cha dạy như những viên kim cương mãi tỏa sáng trong lòng tôi.
Cha không chỉ mang lại cảm giác vững chãi, an toàn cho tôi mà còn có thể dạy tôi nhiều điều, không phải bằng cách ngồi xuống trò chuyện, mà qua chính cách cư xử thường ngày.
1. Hãy quyết đoán
Để xóa nhòa định kiến phụ nữ nên tránh đối đầu bằng bất kỳ giá nào, Linda Nielsen – tác gả cuốn sách Fathers and Daughters khuyên: một trong những điều quan trọng nhất là dạy bé gái cách chấp nhận cảm xúc giận dữ của bản thân và quyết đoán hơn.
Dạy bé gái quyết đoán hơn không đồng nghĩa với việc để cho bé thích gì làm nấy, được thỏa sức ‘tung hoành’ theo ý kiến của mình mà không biết lắng nghe, không biết tự kiểm soát bản thân.
Bí quyết là khi có xung đột, cha sẽ là người đối thoại, hướng dẫn con cách giải quyết. “Một bé gái nên được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình, kể cả sự tức giận với cha và dám đưa phản biện. Nếu bé không dám làm điều ấy với cha thì cũng sẽ không thể ứng xử như thế với ông chủ, bạn trai hay những người khác phái khác”, tiến sĩ Nielsen nói. Vì vậy, cha cần tinh ý nhận ra cô con gái nhỏ đang nổi đóa, cho phép con được xả cơn tức giận bằng cảm xúc trung thực nhất, thay vì trừng phạt khi chưa nghe lời.
Tôi biết ơn cha về những bài học cha đã dạy tôi. (Ảnh minh họa).
2. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
Có một câu nói đã xưa như trái đất nhưng luôn đúng: “Một trong những điều tốt nhất cha có thể làm cho con là yêu thương mẹ”. Vì, một gia đình luôn tôn trọng, thương yêu nhau có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách và tâm lý của trẻ.
Cách khác mà người cha có thể giúp con gái xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong tương lai là dạy con luôn là chính mình, không phải thay đổi như một chú tắc kè hoa để phù hợp với người đàn ông nào đó.
Video đang HOT
Để làm điều này, cha nên chuyện trò với con gái càng nhiều càng tốt. Từ đó, con sẽ có kinh nghiệm giao tiếp với đàn ông khác.
3. Nỗ lực mới thành công
Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống là biết điều mình muốn và can đảm làm theo. Cha nên giúp con gái bằng cách đưa cho con những ‘đồ nghề’ cần thiết để thực hiện ước mơ, thay vì ‘cầm tay chỉ việc’ và bao bọc quá mức. ‘Đồ nghề’ ở đây chính là truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu và vẽ đường đi đúng…
Điều quan trọng nữa cha cần làm là giúp con gái chọn lựa cơ hội và xây dựng lòng tin rằng bản thân con có thể thành công nếu con có nhiệt huyết, biết rút ra bài học và nỗ lực.
4. Tự lập tài chính
Thật khó để vờ như không thấy con vấp ngã và đang rất khó khăn, nhưng nếu cha mẹ luôn là phao cứu hộ của con, chắc chắn chúng sẽ không thể trưởng thành, tự quyết định số phận cuộc đời mình, luôn gặp nhiều rắc rối – nhất là vấn đề tiền bạc. Do đó, đừng quên dạy con gái sự tự chủ về tài chính để con hiểu rằng, bản thân mình có thể ’sống khỏe’ từ chính thu nhập của mình. Không cần là cây tầm gửi, sống dựa dẫm và người đàn ông khác. Từ đó, con sẽ chọn người đàn ông biết yêu thương và quan tâm con, chứ không phải người đàn ông có rất nhiều tiền.
Thực tế, sẵn sàng cho con rất nhiều tiền không phải là hành động thể hiện sự thương yêu mà cha mẹ đang vô tình hại con.
5. Sửa xe chả cứ đàn ông
Cha thường là người dạy các con lái xe (kể cả con trai và con gái). Tuy nhiên, cha không nên chỉ dừng lại ở việc dạy lái mà hãy chỉ cho con gái cách bảo dưỡng xe, cách kiểm tra xe an toàn, sửa những thứ đơn giản nhất… Bài học này không chỉ giúp con gái hiểu rằng mình có thể làm bất cứ điều gì nam giới có thể mà còn giúp con gái luôn biết chuẩn bị và giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của mình.
6. Dám chịu trách nhiệm khi làm sai
Trách nhiệm luôn là một từ đầy sức nặng (ngay cả với người lớn). Bởi không đơn giản chỉ là thừa nhận việc làm sai mà còn phải có cách sửa sai. Muốn con gái dám dũng cảm đối đầu với lỗi lầm, bản thân cha phải là tấm gương sáng. Việc thấy cha luôn biết xin lỗi và cố gắng khắc phục sai lầm sẽ tạo phản xạ tuyệt vời tương tự ở các cô con gái.
Lưu ý, khi con gái tâm sự những khó khăn của mình, thay vì đưa ra cho con các giải pháp, hãy chỉ ra cho bé biết sai ở chỗ nào và để bé tự tìm ra lời giải cho những rắc rối của mình.
7. Sự hoàn hảo chỉ có trong tiểu thuyết
Cuộc sống muôn màu, sẽ khó lòng tìm thấy sự hoàn hảo tuyệt đối. Để giúp con gái sống thực tế hơn và tránh được những vấp váp đáng tiếc, ngay khi con còn nhỏ, cha có thể thủ thỉ với con về những điều chưa hoàn hảo của mình. Ví dụ, cha cũng từng mắc sai lầm, cha có tật xấu này… cha có tật xấu kia…
Theo STT
Chuyện sắm Tết làm vợ chồng lục đục
Vất vả cả năm, ngày Tết phải chi tiêu cho thoải mái làm nảy sinh bao chuyện "cơm chẳng lành, canh không ngọt".
Năm nào chuẩn bị Tết, hai vợ chồng trẻ cũng va chạm với nhau về chuyện tiêu tiền. Và đã thành thông lệ, cứ trước thời khắc của năm mới, họ lại ngồi bên nhau để giải quyết hết những khúc mắc còn tồn đọng của năm cũ. Riêng năm nay, họ đã có một cách mới: Gửi mail.
Chồng yêu!
Cho đến tận giờ, em vẫn không hiểu vì sao anh lại quyết định thay chiếc tivi ở phòng khách một cách bất ngờ như vậy. Hôm trước anh mới chỉ nói sơ qua ý định, thế mà hôm sau đã rút tiền ra mua và cho người mang về nhà bảo em ký vào hóa đơn nhận hàng. Em hiểu, Tết đến, mấy ông bạn thân đến chơi, nhà có cái tivi đời mới cũng thấy nở mày nở mặt. Điều đó đúng, nhưng sao anh không bàn thấu đáo với em. Phải chăng lý thuyết "Vợ chồng mình nghèo, cần tiết kiệm chi tiêu cho việc lớn" mà anh từng bảo em khiến anh khó bề bày tỏ chăng?
Em không thích cái cách anh biếu tiền Tết cho mẹ và em gái. Trông cách anh giấu giấu giếm giếm đưa cho mẹ cọc tiền rồi giật mình khi thấy bóng vợ khiến em buồn ghê gớm. Giá như anh cứ mở một lời rồi vợ chồng cùng biếu mẹ tiền, mua quà tặng em gái thì có phải hay biết bao. Em cũng được mát mặt với nhà chồng, và mọi người cũng sẽ không xem em như khách nữa. Vậy mà... bao năm rồi em vẫn lặng lẽ đứng ngoài cuộc sống gia đình anh.
Có lẽ cũng vì cái lý do này mà năm nào em cũng cố gắng mua sắm quà Tết cho bên nội thật đàng hoàng. Trong khi đó bên ngoại thì chỉ giản đơn như anh thấy. Em muốn anh hiểu rằng em không phải là người so đo với bên nội, bên ngoại và em mua quà tặng bố mẹ như lòng thành của em mà thôi. Em những tưởng bao nhiêu năm như vậy rồi anh sẽ hiểu, vậy mà không, anh vẫn coi em như một thành viên ngoài gia đình mình.
Lại nữa, anh cứ nói em tiêu hoang nhưng kỳ thực cả đống quà em tặng chỉ bằng vài lần anh phóng tay lì xì cho con của bạn, của người yêu cũ, của đồng nghiệp mà thôi. Cái cách anh lì xì rất giống một... đại gia. Em hàng năm đều làm sẵn các bao lì xì cho anh để tiền lì xì mang đúng ý nghĩa của nó. Nhưng cứ gặp bạn là anh đều muốn cầm những tờ mệnh giá lớn. Hình như thế nó mới là phong cách của anh?
Ngày Tết có biết bao nhiêu thứ em phải sắm sang, phải lo toan, vậy mà Tết năm nào, mọi thứ cũng chỉ đổ dồn vào lương và thưởng của em. Anh bảo anh cũng sắm Tết đấy chứ nhưng toàn là những thứ ngoài dự tính của em. Tết qua đi, vợ chồng lại sống trong cảnh chia nhau từng đồng lẻ cuối cùng chờ lương tháng mới.
Vợ yêu!
Mình đã có 7 cái Tết cùng nhau, cùng chuẩn bị và sắm sửa. Vậy mà anh băn khoăn tự hỏi, tại sao đến giờ này chúng ta vẫn không thể thống nhất được quan điểm: Sắm quà Tết phải trao đổi trước? Em đã lẳng lặng nhờ người quen mua cả lố bánh kẹo ngoại nhập "xịn" để làm quà cho họ hàng. Vợ biết đấy, những gói bánh, kẹo trị giá tới cả nửa triệu như vậy là quá xa xỉ với họ hàng nghèo ở quê mình. Mọi người còn cần nhiều thứ khác hơn là mấy món đồ "ăn chơi" ấy.
Rồi em bỏ ra cả chục triệu đồng mua quà Tết bố mẹ chồng mà lại không nghĩ rằng bố bị cao huyết áp và cả bệnh gút nữa, đâu có thể uống được thứ rượu tây mà em chọn. Mẹ tiểu đường sao thưởng thức nổi bánh kẹo châu Âu ấy. Ngay cả giỏ lan hồ điệp em tặng bố mẹ ấy, mẹ phản đối gay gắt cũng không có gì lạ. Bố mẹ xưa nay vốn sống giản đơn nên một giỏ hoa tới tận năm triệu như vậy sao lại không... chướng tai gai mắt, nhất là khi bố mẹ biết vợ chồng mình còn đang phải thuê nhà, con thì chưa có. Giá như em hỏi anh lấy một lời?
Em có thấy như vậy là chi tiêu quá vung tay không khi mà con em chưa dám sinh vì sợ cảnh thuê nhà bấp bênh, vì sợ tiền sữa, tiền bỉm, tiền gửi trẻ... quá nhiều. Vậy thì ở đâu ra có được tiền ấy nếu như mình không tiết kiệm mỗi ngày. Chẳng lẽ, mình cứ mãi thuê nhà và lần lữa chuyện sinh con?
Em cứ so sánh rằng tiền sắm Tết nhà mình chỉ bằng chậu đào của nhà chị ở văn phòng em, rằng bạn bè em sắm nhiều đến thế nào, rằng nếu nhà mình xuề xòa thì... chẳng lẽ đóng cửa không tiếp khách. Nhưng anh thì lại nghĩ khác, nếu đặt một chiếc tủ Hoàng Anh Gia Lai mấy chục triệu trong căn nhà thuê nhỏ xíu như e vừa khệ nệ bưng về, chắc hẳn không chỉ riêng anh mà nhiều người cũng đặt câu hỏi ngạc nhiên chứ.
Sắm Tết, cần đồng vợ thuận chồng - chị Thu Thảo, chuyên gia tâm lý 1080
"Mỗi năm chỉ tiêu Tết có một lần", chính vì quan niệm vung tay mua sắm Tết này mà nhiều gia đình đã xảy ra chuyện không hay. Người vợ ra sức sắm sang đồ dùng, thực phẩm Tết. Còn chồng thì tranh thủ mua những món hàng điện tử giảm giá gây thâm hụt một khoản tiết kiệm nào đó và nảy sinh chuyện cãi vã. Nếu chuyện mua bán xuất phát từ ý riêng của vợ hay chồng, không có sự thông qua trước thì mâu thuẫn càng căng thẳng.
Ngày Tết cũng là ngày báo hiếu, báo nghĩa vì thế chuyện tặng quà cho bên nội, bên ngoại, Tết sếp hay lì xì cũng dễ gây nên những mâu thuẫn nếu không có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. Thêm vào nữa, trong thời gian Tết, vì tâm lý bận rộn việc dọn dẹp nên những mâu thuẫn có thể khó giải quyết, càng ngày càng lớn. Và điều này sẽ khiến gia đình đón Tết không vui, thậm chí nhiều nhà "mất" Tết.
Vì thế nên cách duy nhất để tránh những mâu thuẫn nảy sinh, vợ chồng nên bàn bạc kĩ với nhau để tìm tiếng nói chung trong chi tiêu ngày Tết.
Theo STT
Có nên cho phép mang thai hộ? GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển nhận định: "Có con là một quyền lợi chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tại sao lại để họ phải lén lút? Ủng hộ mang thai hộ Thưa bà, một trong những nội dung sửa đổi của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 mà Ban soạn thảo...