Bài học từ bếp quê và bánh quê
Bếp quê là mô hình trải nghiệm thú vị đang được triển khai tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản ( quận Ninh Kiều), nhằm thực hiện Chương trình hoạt động trải nghiệm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đằng sau bếp quê đỏ lửa và những chiếc bánh quê thơm lừng là những bài học kỹ năng sống ý nghĩa dành cho các em học sinh.
Cô và trò cùng “thu hoạch” bánh.
Mới đây, cô và trò lớp 4A3, Trường Tiểu học Võ Trường Toản, có buổi đổ bánh khọt ở bếp quê. Mỗi người một việc khiến bếp quê rất rôm rả và nhộn nhịp. Cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Hương và một số bạn pha bột làm bánh; nhóm học sinh nam thì cặm cụi xay bột với những vòng quay tròn đều, thuần thục; nhóm còn lại thì lặt rau, chia đều nước mắm…
Bếp quê ngày một hấp dẫn khi những mẻ bánh đầu tiên ra lò do chính tay các em học sinh đổ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em rạng ngời niềm vui vì thành quả của mình.
Video đang HOT
Em oàn Ngọc Minh, lớp 4A3, chia sẻ: “Những lúc đầu em còn bỡ ngỡ khi làm bánh. Nhưng giờ quen rồi, em làm được nhiều loại bánh, thấy rất vui”. Cậu học sinh Nguyễn Quân Bảo thì vẫn miệt mài xay bột, nói: “Hồi trước em không biết là để có bột làm bánh phải xay bằng cối đá này đâu. Bây giờ em xay rất là mau, cũng có mỏi tay nhưng rất thú vị khi những dòng bột trắng tinh chảy ra”.
Cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản, cho biết: Bếp quê được thực hiện từ năm học 2018-2019 và được thầy cô, phụ huynh, các em học sinh rất ủng hộ. Các em hào hứng trải nghiệm, cùng chung tay để làm ra những chiếc bánh ngon. Bếp quê dành cho học sinh khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5.
Mỗi tháng mỗi lớp trải nghiệm làm bánh ít nhất một buổi; mỗi tuần có từ 3-5 lớp trải nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp sẽ tự bàn bạc và chọn loại bánh để trải nghiệm: bánh xèo, bánh khọt, chè, gỏi cuốn, đổ rau câu…
Cô Nguyễn Thị Loan, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết thêm: Qua hoạt động trải nghiệm ở bếp quê, các em được học thêm nhiều kỹ năng, hiểu hơn về giá trị văn hóa của bánh dân gian Nam Bộ, biết yêu quý lao động, kỹ năng làm việc tập thể, năng động trong giao tiếp…
Quả vậy, bếp quê của Trường Tiểu học Võ Trường Toản từng nhiều lần tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ và tạo được tiếng vang. Du khách thích thú khi nhìn thấy các em nhỏ mang tạp dề, găng tay chỉnh tề, làm bánh điệu nghệ. iều đặc biệt là bếp quê đã khơi gợi cho các em niềm ham thích lao động, trân quý hơn những chiếc bánh hay bữa cơm từ tay bà, tay mẹ làm ra.
Em Trần Ngọc Khánh Ngân, học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản, hào hứng: “Em học làm bánh ở bếp quê, về khoe lại với ba mẹ thì ai cũng vui và khen em giỏi. Em cũng đã rủ mẹ cùng làm bánh với em tại nhà 2 lần rồi, đều rất thành công”.
Học đi đôi với hành, những bài học trải nghiệm ngoài bục giảng này cũng có ý nghĩa quan trọng khi rèn cho các em nhiều kỹ năng mềm. Dù những giờ học như thế, Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm sẽ vất vả hơn đôi chút, nhưng các thầy cô vẫn vui vẻ và sẵn sàng mang đến cho các em những bài học ý nghĩa đằng sau bếp quê và bánh quê.
Cho học sinh nghỉ hè trọn 3 tháng có phù hợp?
Năm học 2020 - 2021, nhiều khả năng học sinh phổ thông sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo khung năm học 2020 - 2021, dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ nghỉ hè năm sau, thông tin học sinh sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Thời gian bắt đầu năm học mới là từ 1/9.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, năm học 2020 - 2021, Bộ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) và bằng với thời gian học của bậc Tiểu học. Qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.
Thông tin học sinh từ năm học tới sẽ được nghỉ trọn hè 3 tháng được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Có khá nhiều phụ huynh đồng tình cho rằng học sinh cần có kỳ nghỉ hè theo đúng nghĩa, được tăng cường học các môn năng khiếu, kỹ năng sống, trải nghiệm thiên nhiên...
Năm học 2020 - 2021, dự kiến học sinh phổ thông được nghỉ hè 3 tháng.
Bởi từ trước đến nay, nhiều trường học đã triển khai học hè ngay từ đầu tháng 8, khiến kỳ nghỉ hè của học sinh tại nhiều nơi chỉ diễn ra trong 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận phụ huynh cũng lo lắng thời gian nghỉ hè kéo dài, con quên kiến thức, cha mẹ cũng vất vả trong trông nom con cái.
Những năm gần đây, học sinh của trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) học sinh đều được nghỉ trọn hè gần 3 tháng, chỉ trở lại trường học cách ngày khai giảng trong khoảng 1 tuần. Theo nhà trường, việc học sinh nghỉ hè dài về cơ bản không gây nhiều khó khăn, bất cập gì đối với nhà trường, học sinh mặc dù giáo viên vất vả hơn trong thời gian đầu năm học.
Bà Đỗ Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) cho biết: " Trường không tổ chức học hè cho học sinh từ nhiều năm nay, học sinh chỉ tựu trường vào khoảng ngày 25/8, tức khoảng 1 tuần trước khai giảng để chuẩn bị cho năm học mới. Học sinh tiểu học nghỉ hè trọn 3 tháng sẽ dễ bị quên kiến thức, cô trò vất vả thời gian đầu năm học. Tuy nhiên, học sinh cần được nghỉ hè tăng cường vui chơi, giải trí mới là quan trọng. Việc ôn lại kiến thức có vất vả chút, nhưng giáo viên vẫn thực hiện tốt công việc này".
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, những năm gần đây học sinh thường bị cắt ngắn thời gian nghỉ do phải học ở thời gian hè. Thường thì đó là học thêm. Nhiều phụ huynh tranh thủ dịp hè bắt con học thêm các môn văn hóa, gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Học hè ở một số nơi bị biến tướng thành học kỳ 3, học sinh căng mình học tập, ôn thi.
" Dịp hè, dù vất vả trong chăm sóc, quản lý con cái vào dịp hè, song phụ huynh nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, khám phá thiên nhiên. Không nên cho con đi học thêm, ép phải tham gia các hoạt động dạy kiến thức" - TS Nguyễn Tùng Lầm chia sẻ thêm.
Còn PGS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà có kỳ nghỉ hè, đây là dịp nắng nóng, cũng là dịp học sinh cần được nghỉ ngơi sau một năm học tập vất vả. Tuy nhiên, thực tế rất ít nơi cho học sinh nghỉ hè theo đúng nghĩa. Các em đều phải đi học hè, mà chất lượng của học hè chắc nhiều người cũng biết, không có nhiều hiệu quả.
Nếu đi học thêm, kỳ nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng không còn ý nghĩa Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ nghỉ hè 3 tháng sẽ quên kiến thức. Tuy nhiên, giáo viên cho rằng trẻ nên học kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế thay vì đi học thêm. Là người ủng hộ việc cho trẻ nghỉ hè 3 tháng song chị Phan Thu Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đau đầu khi nghĩ về việc học...