Bài học thành công từ thế giới
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp đã đi thăm tất cả những doanh nghiệp thành công về viễn thông quốc tế, đi đến rất nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi chuyến đi, Ông đều tổng kết lại những bài học cho mình.
“Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ về những bài học nhằm giúp các bạn định hướng tốt hơn cho việc học hỏi thế giới” – nguyên Bộ trưởng bắt đầu như vậy trong buổi khai giảng chương trình Mini MBA của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – ĐH FPT ngày 6/4.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp chia sẻ những bài học từ thế giới với học viên Mini MBA của Viện quản trị Kinh doanh FSB.
Trong buổi khai giảng Mini MBA của Viện Quản trị Kinh doanh, nguyên Bộ Trưởng Lê Doãn Hợp, hiện tại là Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, chọn chủ đề “Xu hướng vận động của thế giới & sự lựa chọn của Việt Nam”. Theo ông, so sánh với chính mình ngày hôm qua để tiến lên đã là tốt nhưng chưa đủ. Cần phải nhìn rộng hơn, so mình với thế giới để định hướng tốt hơn. Chính vì thế, đối với cán bộ của mình, mỗi khi đi công tác nước ngoài ông đều bắt trả lời 3 câu hỏi: Mình là ai? Mình đang ở đâu? Và mình cần phải đi theo hướng nào?
Đến quốc gia nào, ông cũng quan sát và chọn học những điểm mạnh của họ. Không chỉ chia sẻ về các bài học thành công trên thế giới, ông còn nói về vai trò của doanh nhân Việt Nam và sự quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Ông nêu ra 5 vị trí của doanh nghiệp Việt Nam đối với kinh tế đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc hội nhập quốc tế. Theo ông, hội nhập sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội học hỏi quốc tế nhanh nhất cũng như mang lại những giá trị lớn về thương hiệu bên cạnh nguồn lực tài chính. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần phải mạnh dạn hơn nữa. Để có thể hội nhập tốt với thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục tính manh mún “như những chiếc thuyền thúng” của mình.Các doanh nghiệp cần phải hợp tác, liên kết với nhau chặt chẽ hơn để “tạo nên những con thuyền lớn” làm chủ được thị trường trong nước thì mới có thể ra khơi thành công.
Cũng trong buổi khai giảng chương trình Mini MBA, các học viên còn được tham gia những nhưng trò chơi Team Building sôi nổi để trắc nghiệm tính cách, khả năng quản trị cũng như cách làm việc nhóm.
Nhận xét về buối học này, chị Nguyễn Thanh Hồng, Phó Tổng giám đốc của tập đoàn Cengroup chia sẻ: “Tôi thấy chương trình phù hợp, có ích và hấp dẫn. Thông tin thu được nhiều và tính thực tế rất cao. Tôi rất thích các trò Teambuilding vì nó vận dụng nhiều kỹ năng quản trị vào những việc tưởng như đơn giản. Tôi mong sẽ học được nhiều hơn nữa những bài học sát với thực tế chứ không phải là lý thuyết suông”.
Video đang HOT
Học quản trị nhóm từ những trò team building sôi động.
Song song với chương trình tại Hà Nội, các học viên Mini MBA HCM cũng được gặp và chia sẻ với Tiến sĩ Lê Thẩm Dương về “Chân dung lãnh đạo thế kỷ 21″, chia sẻ về nhiệm vụ và con đường phát triển năng lực của một nhà lãnh đạo thông qua bản mô tả công việc của CEO tại các tập đoàn hàng đầu thế giới và các phương thức luận về tư duy chiến lược.
Mini-MBA là chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho những nhà quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam và những ứng viên cho chức vụ lãnh đạo trong tương lai. Với thời gian rút gọn còn 3 tháng gồm 36 buổi học, Mini MBA chắt lọc những kiến thức cơ bản, tinh túy nhất của chương trình MBA. Giáo trình của Mini MBA dựa trên nền tảng giáo trình được cập nhật mới nhất của trường Kellogg và UC Berkeley – hai trong top 10 trường đào tạo Quản trị Kinh doanh danh tiếng nhất của Mỹ.
Với 3 mô-đun chuyên biệt về Tư duy mới trong quản trị – Chiến lược – Năng lực lãnh đạo, 12 chuyên đề hấp dẫn với những kiến thức cập nhật, phong phú, nhiều hội thảo với cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia kinh tế và các CEO thành đạt, Mini MBA là một trải nghiệm tuyệt vời cho những nhà quản trị, các giám đốc điều hành tiềm năng trong tương lai.
Để tham gia các khóa học Mini MBA của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – ĐH FPT, vui lòng liên hệ:
Hà Nội: 0904. 92. 22. 11 hoặc 0903.24.64.91
TP Hồ Chí Minh: 0904 95. 95. 93 hoặc 0909. 245.886
Website: www.fsb.edu.vn/pub
Theo Dân trí
Sinh viên năm cuối lo "sốt vó" với chuẩn đầu ra mới
Việc nhà trường áp dụng chuẩn đầu ra mới cho môn ngoại ngữ 2 khiến nhiều sinh viên năm cuối ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng lo "sốt vó", sợ học không kịp để thi đạt theo yêu cầu của chuẩn mới.
Theo Công văn số 7274/BGDDT-GDDH của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra mới về năng lực ngoại ngữ của sinh viên (SV) chuyên ngữ và Quốc tế học tốt nghiệp từ năm học 2012 - 2013 quy định: SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, tốt nghiệp phải đạt trình độ B1 (theo khung tham chiếu châu Âu CEFR) hoặc tương đương; SV chọn ngoại ngữ 2 là tiếng khác (ngoài tiếng Anh) tốt nghiệp phải đạt trình độ A2. Đối với SV ngành Quốc tế học, yêu cầu SV tốt nghiệp đạt trình độ B1 hoặc tương đương, và yêu cầu trình độ B2 tiếng Anh đối với SV học chương trình chất lượng cao.
Nhiều SV năm cuối lo "sốt vó" khi ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng thông báo áp dụng chuẩn đầu ra ngay cho SV tốt nghiệp năm nay (ảnh chụp màn hình thông báo trên web của trường)
Theo phản ánh của SV, đầu tháng 11/2012, nhà trường công bố chuẩn đầu ra mới và thông báo sẽ áp dụng đối với SV từ khóa 2011 - 2015 trở đi (khóa SV đang học năm thứ 2). Nhưng đến cuối tháng 11/2012, nhà trường lại thông báo áp dụng ngay chuẩn đầu ra cho SV khóa 2009 - 2013 (khóa SV đang học năm cuối ở trường).
Trao đổi với PV Dân trí, nhiều SV năm cuối bày tỏ lo lắng: "Việc áp dụng chuẩn đầu ra là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nhưng thiết nghĩ áp dụng chuẩn đầu ra mới với các SV năm nhất, năm hai theo thông báo ban đầu của nhà trường là hợp lý. Vì các bạn có đủ thời gian 2-3 năm để học và thi đạt chuẩn. Còn áp dụng ngay cho SV năm cuối thì quá cập rập. Chỉ trong chưa đầy 6 tháng kể từ ngày ra thông báo đến khi thi, bọn em không có đủ thời gian để ôn tập, học thêm để thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu chuẩn mới.
Trong 6 tháng cuối khóa, ngoài lo thi chuẩn đầu ra, SV năm cuối còn phải hoàn tất kỳ thực tập hơn 2 tháng, viết luận văn tốt nghiệp hoặc học các học phần tốt nghiệp tương ứng. Thật sự rất khó khăn".
Một SV khoa tiếng Anh, chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật chia sẻ: "Chuyên ngành của em là tiếng Anh thì dù yêu cầu chuẩn đầu ra của ngoại ngữ chính có cao hơn, em vẫn cố gắng đảm bảo năng lực theo yêu cầu. Nhưng với ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật thì thật khó cho em. Theo chương trình giảng dạy của nhà trường, SV chỉ được học 6 tín chỉ, được 12 bài ngữ pháp và hai bộ chữ cái căn bản. Nhưng mức trình độ A2 theo chuẩn đầu ra mới tương ứng với 50 bài ngữ pháp căn bản, kèm theo kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và 500 chữ kanji là tối thiểu. Trong thời gian quá ngắn mà chạy đua theo được chuẩn đầu ra mới với yêu cầu cao hơn hẳn như vậy, quá khó khăn và nhiều áp lực cho bọn em".
Trao đổi với PV Dân trí về những lo lắng của SV năm cuối với chuẩn đầu ra mới, ngày 4/3, TS. Trần Quang Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng khẳng định: "Việc áp dụng chuẩn đầu ra mới ngay cho SV năm cuối là theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nhà trường đã có thông báo ngay khi có Công văn của Bộ, và cũng đã họp phổ biến các quy định mới, giải đáp các thắc mắc cho sinh viên.
Các em SV lo, nhà trường cũng lo nhiều lắm chứ. Để tạo điều kiện cho các em thi chuẩn đầu ra đạt yêu cầu tốt nhất, nhà trường đã có tổ chức các lớp ôn tập, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời, tổ chức liên tiếp 3 đợt thi khảo sát đánh giá chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ của SV. Ngày 30/3 vừa qua, các em SV đã thi xong đợt thứ 2 rồi. Sau các đợt thi khảo sát, những em chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được bồi dưỡng kiến thức để các em thi đạt kết quả tốt nhất".
Khánh Hiền - Duy Tài
Theo dân trí
Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ: Độc giả băn khoăn Ngay sau khi đọc bài viết Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến sẽ có phương án điểm sàn 2 mức trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013, đông đảo độc giả báo Dân trí đã bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều độc giả bày tỏ băn khoăn về phương án này. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga...