Bài học sau thất bại
Bức thư thầy hiệu trưởng ở Tuyên Quang động viên học trò khi em này là học sinh duy nhất trong đội tuyển của trường không đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh không chỉ gói gọn tình cảm thầy, trò.
Ảnh minh họa/INT
Qua đó còn cho thấy thầy cô đã thay đổi trong việc nhìn nhận, đánh giá học sinh.
Nói như ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), thầy hiệu trưởng sống có lòng trắc ẩn, xử lý nhân văn, tất cả vì học trò của mình.
Thực tế, cha mẹ, thầy cô giáo thường kỳ vọng các con đạt được kết quả cao trong các kỳ thi nói riêng và học tập nói chung, nhưng ít khi chúng ta giáo dục các con đối diện với áp lực, thậm chí là thất bại để nỗ lực vươn lên. Ai cũng hiểu, cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta những khó khăn thử thách, đòi hỏi chúng ta phải đối diện và vượt qua. Do đó, thay vì nản lòng sau mỗi lần thất bại, chúng ta cần rút ra bài học để khắc phục và nỗ lực vươn lên. Đó mới là chiến thắng vĩ đạt nhất. Đây cũng là mục đích Chương trình GDPT mới hướng tới.
Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nhấn mạnh: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Còn nhớ, một thời gian dài, chúng ta đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các bài kiểm tra, chấm điểm liên tục. Từ đó xếp loại, đánh giá về chất lượng học tập và chất lượng giáo dục của các nhà trường. Thực chất, đây là cách đánh giá thông qua bài kiểm tra, thi cử, chấm điểm, nhằm xem xét kết quả của học sinh sau một giai đoạn học tập nhất định. Thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, thành phố hàng năm là biểu hiện rõ nhất của hình thức đánh giá này.
Đối ngược với đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá theo quá trình học tập. Giáo viên chủ yếu dùng biện pháp quan sát, ghi chép hay phản hồi thường xuyên thông qua nhận xét bằng lời nói hoặc chữ viết chuyển tới học sinh. Đánh giá kết hợp và tham khảo cha mẹ học sinh, học sinh tự đánh giá hoặc các em đánh giá lẫn nhau.
Cũng có thể hiểu theo cách khác, đánh giá theo quá trình học tập của học sinh được sử dụng liên tục trong quá trình dạy học để nhận được các phản hồi từ phía người học, xem mức độ thành công, chỉ ra những khó khăn, trở ngại để tìm cách khắc phục nhằm cải tiến phương pháp dạy – học.
Video đang HOT
Giáo dục tiếp cận năng lực của người học, nhất thiết phải sử dụng dạng thức đánh giá theo quá trình học tập của học sinh, bởi vì dạng thức đánh giá này có giá trị phản hồi rất cao. Đáng mừng, những năm gần đây ở bậc tiểu học và sắp tới ở bậc THCS và THPT sẽ thực hiện đánh giá theo quá trình học tập – phù hợp với định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông mới và đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29.
Mẹ tật nguyền, con trai quyết học giỏi để đền ơn sinh thành
Vượt qua khó khăn, mặc cảm về gia đình và bản thân, Nguyễn Anh Tú đã vươn lên học giỏi để đền đáp công ơn của thầy cô và người mẹ tật nguyền.
Người mẹ tảo tần
Trong căn nhà tranh vách đất nằm sâu trên ngọn đồi ở Khu 6, xã Tứ Hiệp (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) cuộc sống hàng ngày của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Sáng (51 tuổi) phải đối mặt với đủ thứ khó khăn, vất vả.
Khi mới sinh ra, chị Sáng không được may mắn như những đứa trẻ khác mà đã bị khuyết tật. Lớn lên, sức khỏe yếu lại tự ti về bệnh tật và hoàn cảnh của bản thân nên suốt mấy chục năm trời, chị sống lầm lũi, ít có niềm vui.
Bị khuyết tật từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Sáng một thân một mình nỗ lực để nuôi con ăn học nên người.
Năm 35 tuổi, chị mang bầu rồi con trai ra đời như mang đến cho chị động lực để chị tiếp tục đối diện với những khó khăn của cuộc sống.
Người bình thường chăm sóc con mọn đã vất vả nói gì đến người khuyết tật. Nhưng rồi trời thương chị, cậu bé Nguyễn Anh Tú khỏe mạnh cứ thế lớn lên trong vòng tay và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ tật nguyền.
Rau cháo nuôi nhau nhưng nhiều bữa cũng không đủ no. Khó khăn vất vả là thế nhưng khi Tú đến tuổi đi học, chị Sáng vẫn cố gắng cho con đến trường để bằng bạn bè cùng trang lứa.
Căn nhà tranh vách đất của hai mẹ con chị Sáng nằm tách biệt trên một ngọn đồi nhỏ tại xã Tứ Hiệp (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)
Thu nhập chính của hai mẹ con chỉ trông chờ vào phí trợ cấp xã hội 600 nghìn đồng/tháng dành cho người tàn tật và 1 sào ruộng.
"Sức khỏe yếu nên tôi chỉ quanh quẩn làm nương và 1 sào lúa, thế nhưng đợt vừa rồi mất mùa, gạo cũng không đủ cho hai mẹ con ăn", chị Sáng tâm sự.
Kể từ lúc cho con đi học, điều khiến chị Sáng trăn trở nhất hàng ngày không phải là cái đói, cái nghèo mà là làm thế nào để trang trải đủ chi phí cho con tiếp tục học tập.
Vượt khó học giỏi để đền ơn mẹ
Năm nay, Nguyễn Anh Tú đang là học sinh lớp 10A1, Trường THPT Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ). Với cậu học trò này, quyết định tiếp tục học lên cấp 3 là một lựa chọn rất khó khăn do hoàn cảnh gia đình.
"Lúc học hết cấp 2, em từng có dự định sẽ nghỉ học để kiếm một việc gì đó làm đỡ đần mẹ. Nhưng sau đó, em được thầy cô động viên, hỗ trợ nên em cũng thuyết phục mẹ vài lần để có thể tiếp tục theo học cấp 3", Nguyễn Anh Tú chia sẻ.
Tú kể, khi còn nhỏ do chưa thấu hiểu hết về hoàn cảnh gia đình cũng như nỗi lòng của mẹ nên em không ít lần giận dỗi, trách móc. Khi đến trường, không ít lần Tú bị bạn bè trêu chọc vì hoàn cảnh gia đình. "Những lúc như vậy em suy nghĩ nhiều chỉ thấy buồn và khóc", Tú nói.
Nguyễn Anh Tú rơi nước mắt khi nói về người mẹ tảo tần của mình.
Khi trưởng thành hơn một chút, Tú bắt đầu thấu hiểu, thấy thương mẹ nhiều hơn và luôn cố gắng, nỗ lực để học tập không phụ công sức và sự kỳ vọng của mẹ.
Sự nỗ lực ấy của Tú đã giúp em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý năm lớp 9 và thành tích học tập tốt trong nhiều năm liền. "Mẹ đã sinh ra và nuôi em trưởng thành, dù khó khăn, vất vả thế nào em cũng cố gắng học tập để cho mẹ có được một cuộc sống tốt hơn", Nguyễn Anh Tú tâm sự.
Nói về ước mơ của mình, Tú cho biết em mong muốn được học lên đại học, trở thành một kiến trúc sư tài năng để xây nên những ngôi nhà đẹp.
Vượt qua khó khăn, nhiều năm liền Nguyễn Anh Tú vươn lên học tốt.
Thầy Vũ Hồng Điệp - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hạ Hoà cho biết, từ khi biết được hoàn cảnh của em Nguyễn Anh Tú nhà trường đã có một số giải pháp để giúp đỡ em vượt qua khó khăn như thường xuyên thăm hỏi, tặng quà động viên gia đình.
"Mới đây nhà trường cũng đã triển khai kế hoạch nhận đỡ đầu em Tú, hỗ trợ học phí cho em trong những năm học tiếp theo. Kế hoạch cũng đã được chấp thuận trong cuộc họp hội đồng và sẽ được thực hiện trong thời gian tới", thầy Vũ Hồng Điệp nói.
Tuyển thẳng 46 học sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên 46 học sinh vừa được công nhận trúng tuyển thẳng vào các lớp 10 chuyên của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên là những học sinh đã đạt giải nhất thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Ảnh: THUỲ LINH) Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc Trường đại học Khoa học Tự...