Bài học đoàn kết, biết yêu thương
Qua câu chuyện của mình, Mỹ bày tỏ: ‘Nhờ học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, em đã rèn được đức tính khiêm tốn, đoàn kết, yêu thương…’.
Một bức tranh thiếu nhi vẽ Bác Hồ gửi tới tham dự cuộc thi – ẢNH: BTC CUNG CẤP
Cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ do T.Ư Đoàn phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức đã nhận được gần 100 bài dự thi viết về chủ đề Thiếu nhi VN làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trong đó có nhiều câu chuyện xúc động.
Mới học lớp 5 nhưng Bảo Nguyễn Khánh Linh, Trường tiểu học Lộc Thọ (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã viết được rằng: “ Yêu nước không nhất thiết là cầm súng bảo vệ Tổ quốc, hãy làm những việc cụ thể, phù hợp với lứa tuổi của mình. Bác Hồ dạy như thế. Vừa rồi, khi đất nước có dịch Covid-19 thì em hiểu là chỉ ở yên một chỗ là chúng em đã góp phần chống dịch, là yêu Tổ quốc rồi!”.
Khánh Linh cũng cho biết em đã ủng hộ số tiền nuôi heo đất để chia sẻ với những đồng bào khó khăn. Khánh Linh viết: “Mười một tuổi, chưa biết thời sự là gì, ấy vậy mà cứ 19 giờ hằng ngày, em lại xem ti vi nghe và cập nhật tin tức, em vui vì nhiều ngày không có ca nào nhiễm bệnh”. Cuối bài viết, cô bé đúc kết: “Đến nay, 5 điều Bác dạy vẫn là bài học quý giá để thiếu nhi VN ghi nhớ, học tập, rèn luyện”.
Cuộc thi cũng ghi nhận những câu chuyện xúc động thể hiện tình yêu đồng bào như lời Bác dạy. Lê Minh Anh (học sinh lớp 4A4, Trường tiểu học Thanh Trì, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) kể: “Đầu năm lớp 4, em đang là lớp trưởng. Ngồi cạnh em là Tuấn. Tuấn có bố mẹ là công nhân, luôn đi xa, bạn ý ở với bà nội. Tuấn học kém và đã lưu ban một năm. Khi biết hoàn cảnh, nhắc Tuấn đến lớp sớm hơn 10 phút để cùng em ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới. Lúc đầu Tuấn còn ngại, nhưng bạn ấy đã cố gắng và học ngày một tốt lên. Hết học kỳ 1, tất cả điểm của Tuấn đều trên 7″.
Tuy nhiên, thời điểm đó cũng là lúc Minh Anh phải chuyển trường. “Trước ngày chia tay các bạn, em xin phép bố mẹ mang một chú heo đất nhờ cô giáo tặng riêng cho Tuấn. Vì nếu em tặng, chắc chắn bạn ấy sẽ không nhận”, cô bé kể. Minh Anh cũng chia sẻ, qua câu chuyện của mình, cô bé mong tất cả các bạn hãy giúp đỡ bạn bè để cùng trở thành người có ích.
Video đang HOT
Còn em Long Thiên Mỹ, học lớp 7, dân tộc Nùng, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quảng Uyên (H.Quảng Hòa, Cao Bằng), kể một câu chuyện khá bất ngờ về việc biết hy sinh cái tôi của bản thân để sửa chữa lỗi lầm. Mỹ kể, em là cô bé học hành giỏi giang, học đến đâu nhớ ngay đến đấy. Em còn là cây văn nghệ, MC của trường, luôn được cô giáo khen và được làm lớp trưởng, sao trưởng, đội cờ đỏ… “Vì thế, em rất tự tin, thậm chí tự kiêu”, Mỹ viết.
Đầu năm học lớp 3, Mỹ được cô giáo phân công kèm một bạn nữ yếu nhất lớp. Bạn tên là Sùng, người Mông, đã lưu ban 2 năm liền, học bài không hiểu gì, giọng nói thì lí nhí, hay chểnh mảng, luôn bị bắt nạt, nhưng lại hay ăn vạ, khóc nhè… “Em chẳng thích bạn ấy tí nào. Dạy bạn ấy khó lắm, nói mãi không hiểu. Em xin cô không ngồi cạnh bạn ấy nữa, nhưng cô không đồng ý, nên càng ghét, một hôm, em vẩy mực lên áo, lên mặt bạn ấy. Thế là bạn ấy bỏ học”.
Sau sự việc, cô giáo yêu cầu Mỹ đọc thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy. “Cô đã giảng giải cho em hiểu thế nào là khiêm tốn, đoàn kết, yêu thương. Nghe cô dạy bảo, em thấy có lỗi”. Mỹ và cô giáo đã leo núi đến nhà Sùng và chứng kiến gia cảnh nghèo khó của bạn. “Em thấy thương và muốn giúp đỡ Sùng. Sau đó bạn ấy đã đi học trở lại, và cũng tiến bộ hơn”, Mỹ kể.
Qua câu chuyện của mình, Mỹ bày tỏ: “Nhờ học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, em đã rèn được đức tính khiêm tốn, đoàn kết, yêu thương…”.
Xây ngôi nhà thứ hai
Năm học 2019 - 2020, với chủ đề "Xây dựng trường học an toàn, thân thiện - Học sinh thi đua rèn đức, luyện tài", ngành GD-ĐT Thanh Xuân (Hà Nội) chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng trường học hạnh phúc với 3 tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Ngày khai giảng tại Trường THCS Việt Nam - Algeria
Biến lớp học thành ngôi nhà thứ hai
Nhận định trường học hạnh phúc đơn giản chỉ là nơi "có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em", cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh - giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Giót chia sẻ: Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi ươm mầm cho sự phát triển nhân cách tốt.
Không gian lớp học là ngôi nhà chung, ở đó, học sinh không chỉ được tiếp thu những tri thức bổ ích, mà còn được giáo dục, rèn luyện để trưởng thành. Môi trường học tập càng thân thiện, gần gũi, hấp dẫn, sự hứng thú, say mê học tập càng tăng và hiệu quả giờ học sẽ càng cao.
Vì vậy, việc trang trí không gian lớp học cũng là một sự sáng tạo của mỗi cô giáo và học sinh. Điều đó góp phần tạo cho HS nhận thức về cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình xanh - sạch - đẹp, giúp các con học tốt và thêm yêu trường - yêu lớp của mình hơn, để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Bằng hoạt động trang trí lớp học, mỗi lớp học đều có một cách làm riêng, tạo không gian trường thêm đẹp. Thú vị nhất là HS cảm thấy không gian lớp học trở nên sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và vui vẻ... làm cho các con gắn bó hơn với trường lớp và có ý thức giữ gìn ngôi nhà thứ hai của mình.
Dưới góc độ của một nhà quản lý, cô Trần Minh Thủy - Hiệu trưởng Trường THCS Việt Nam - Algeria cho biết: Xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn bắt nguồn từ sự quan tâm, tin tưởng, hỗ trợ, chia sẻ giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Các học sinh cảm thấy vui, muốn đến trường, và ở đó các con được thể hiện những điều mình mong muốn, như tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao, nghệ thuật.
Trong giờ học, thầy cô gây hứng thú để các học sinh yêu môn học, yêu tiết học đó - một tiết học hạnh phúc. Nhà trường dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh, học sinh cùng thầy cô tương tác để xây dựng kiến thức. Các học sinh đến trường cảm thấy như ở nhà, có thể chia sẻ, tâm sự với thầy cô.
"Tại Trường THCS Việt Nam - Algeria, ngoài các môn học chính khóa, học sinh được học võ cổ truyền, tham gia các câu lạc bộ yêu thích. Các con đến trường được vui chơi, không bị gò bó, áp lực" - cô Trần Minh Thủy chia sẻ.
Học sinh Trường THCS Việt Nam - Algeria
Nhiều mô hình mới hiệu quả, chất lượng
Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân nhấn mạnh: Bên cạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, với mục tiêu hướng đến chất lượng giáo dục thực chất, xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn, thân thiện, quận Thanh Xuân đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình mới hiệu quả, chất lượng.
Cụ thể, ngành GD-ĐT quận Thanh Xuân đã triển khai mô hình quản trị trường học chuyên nghiệp, gồm: Bảo vệ chuyên nghiệp, vệ sinh công nghiệp. Cùng đó, với mục tiêu xây dựng mô hình trường học hấp dẫn, các trường tiểu học, THCS đã lắp đặt hệ thống giàn hoa, cây cảnh, triển khai thành công phong trào "Một vạn giỏ hoa, nhiều vạn niềm tin" - góp phần thay đổi cảnh quan sư phạm các trường học đẹp hơn, hấp dẫn, thân thiện hơn, giúp học sinh thêm yêu trường, yêu lớp.
Trong những năm qua, các trường tiểu học công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân đã tổ chức dạy bơi cho học sinh bằng bể bơi thông minh, hỗ trợ 30% kinh phí học bơi cho mỗi học sinh, miễn 100% học phí cho học sinh thuộc diện gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.
Trong năm học 2018 - 2019, các trường đã dạy bơi cho gần 3.000 học sinh, trên 90% học sinh lớp 3, 4, 5 đủ sức khỏe biết bơi. Thành công của 4 năm thực hiện đề án dạy bơi cho học sinh các trường tiểu học đã khẳng định, phổ cập bơi cho học sinh là chủ trương đúng đắn, phụ huynh học sinh đồng tình, ủng hộ.
Bên cạnh đó, 100% các trường tiểu học, THCS tiếp tục triển khai mô hình nữ giáo viên mặc áo dài lên lớp, nữ sinh lớp 9 ở các trường THCS mặc áo dài đến trường tạo được nét đẹp thanh lịch, văn minh của cô và trò.
Lan Anh
Theo giaoducthoidai
Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội dạy học miễn phí tại làng trẻ SOS Câu lạc bộ HNUE Teaching Volunteers Club với khẩu hiệu: Khi yêu thương không chỉ là lời nói đã và đang dạy học miễn phí cho hàng nghìn trẻ em tại làng trẻ SOS. Ảnh minh họa Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội dạy học miễn phí tại làng trẻ SOS (Video: Đức Minh) Đều đặn buổi tối trong tuần, các...