Bài giảng cuối cùng của vị GS người Việt tại ngôi trường ĐH ở Nhật Bản
Buổi giảng cuối cùng của GS Trần Văn Thọ có khoảng 300 người tham dự. Trong số đó, có những người là chính trị gia của 2 nước Nhật – Việt, các bộ, cơ quan quốc tế, các tổ chức tài chính, viện nghiên cứu,…
GS Trần Văn Thọ (1949) là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản). Ông cũng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sang Nhật du học kể từ năm 1967 theo chương trình học bổng của Chính phủ Nhật Bản, đến nay, dù đã sống ở Nhật Bản hơn 50 năm nhưng ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Ngày 1/2 vừa qua, GS.TS Trần Văn Thọ đã có bài giảng cuối cùng để chia tay công tác giảng dạy của mình tại Đại học Waseda. Bài giảng của ông có nội dung “40 năm với làn sóng công nghiệp hóa của châu Á”, trong đó làm nổi bật tầm quan trọng của “Mô hình đàn sếu bay” và “Mô hình Heckscher-Ohlin”.
GS Trần Văn Thọ là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản).
Sau bài giảng, GS Thọ đã có buổi lễ trang trọng chia tay sự nghiệp giảng dạy tại Đại học Waseda. Lễ chia tay giảng đường có sự tham gia của ông Tanizaki Yasuaki, cựu Đại sứ Nhật tại Việt Nam, đồng thời cũng là người bạn thâm giao với GS.Thọ.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam cũng đã đại diện phát biểu lời chia tay. Đồng thời, ông Nam cũng đã đọc bức thư chia tay của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi qua.
GS. Thọ chính là một trong những trụ cột của Ban cố vấn kinh tế, góp phần phát triển các chính sách kinh tế nước nhà cho 4 đời thủ tướng Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong bức thư gửi đến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa ông và GS Trần Văn Thọ.
Trong buổi lễ, đã có hơn 200 người từ những chính trị gia của 2 nước Nhật – Việt, các bộ, cơ quan quốc tế, các tổ chức tài chính, viện nghiên cứu, các công ty thương mại, nhà xuất bản, các giáo sư danh dự, các trường đại học và đông đảo sinh viên cùng đến tham dự.
Muramatsu Megumi, sinh viên cũ của GS Trần Văn Thọ, sau tham dự buổi lễ chia tay đã xúc động viết: “Lá thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến tôi cảm thấy rất xúc động và càng cảm phục giáo sư, một học giả kinh tế đáng kính – một nhân cách đáng trân trọng”.
Video đang HOT
“Dưới sự hướng dẫn của GS. Thọ, một con người với nhân cách cao quý, đạo đức, coi trọng lòng yêu nước, tôi đã học tập được rất nhiều điều từ lẽ sống của Giáo sư với tư cách là một con người cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu kinh tế học thực sự. Tôi thực sự cảm thấy tự hào khi có mặt ở đây với tư cách là cựu sinh viên của Giáo sư”.
GS. Thọ chính là một trong những trụ cột của Ban cố vấn kinh tế.
GS Trần Văn Thọ bắt đầu sang Nhật du học từ năm 1968. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế Đại học Hitotsubashi, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm Phó Giáo sư và trở thành Giáo sư Đại học Obirin.
Từ năm 2000 đến nay, ông là Giáo sư Kinh tế Đại học Waseda và tiến hành nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản, chủ yếu là giai đoạn sau chiến tranh.
Là nhà kinh tế học, GS. Trần Văn Thọ đã có những đóng góp nổi bật cho Nhật Bản và góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong 50 năm qua.
Tại Nhật Bản, trên cương vị là thành viên chuyên môn trong Hội đồng tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản trong gần 10 năm, ông đã đưa ra những đề xuất về chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
GS. Trần Văn Thọ còn là người khởi xướng và vận động thành lập “Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” nhằm thúc đẩy giao lưu nghiên cứu giữa Việt Nam với Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, Giáo sư Trần Văn Thọ đã thành lập “Viện nghiên cứu tổng hợp về Việt Nam” thuộc Đại học Waseda. Với vai trò là Viện trưởng, ông đã xây dưng nhiều dự án nghiên cứu liên quan đến hội nhập kinh tế Đông Á, phát triển khu vực Mekong…, và phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Nhật – Việt.
Giáo sư Thọ từng tham gia Tổ tư vấn kinh tế và Ban nghiên cứu chính sách thời kỳ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Từ tháng 7/2017 ông tiếp tục tham gia vào Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thúy Nga
Theo Vietnamnet
Livestream dạy học, giao lồng tiếng, thuyết minh phim, học sinh nghỉ mà vẫn học
Giáo viên trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai tổ chức livestream vào thời gian cố định để trao đổi với học sinh đang được nghỉ tránh dịch.
Hiện này, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều quyết định cho học sinh nghỉ học hết ngày 9/2 để phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Ngày 4/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo nhận định chung của các nhà khoa học, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra ở Trung Quốc có thể đạt đỉnh khoảng 7-10 ngày nữa.
Học sinh theo dõi bài giảng được livestream của giáo viên. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Với những diễn biến của tình hình dịch bệnh khó lường, các trường học học đặc biệt là với học sinh cấp 2, cấp 3, việc chủ động học tập trong thời gian nghỉ tránh dịch là rất cần thiết. Nhiều trường đã có những cách làm sáng tạo để dạy và học trong hoàn cảnh này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Ban Giám hiệu và Hội đồng cha mẹ học sinh Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (Hà Nội) đã họp bàn, đưa ra giải pháp cụ thể để đảm bảo an toàn cho các học sinh.
Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Corona; phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; dọn dẹp trong ngoài các phòng học, khuôn viên nhà trường, tập trung phun khử trùng, đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế...
Theo thông tin từ nhà trường, các bậc phụ huynh rất tin tưởng và ủng hộ các chủ trương của Nhà trường về việc nghỉ học theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Cùng với đó, nhà trường đã xây dựng các nội dung học tập online và nghiên cứu trong đợt nghỉ kéo dài này.
Thầy Nguyễn Khánh Chung - Hiệu trường nhà trường cho biết, các giáo viên sẽ lập kế hoạch, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Song song với đó là yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, năng lực sau 1 tuần học.
Cùng với đó, các thầy cô chủ động xây dựng tài liệu tự học gửi cho học sinh, phiếu học tập cho học sinh và các tài liệu hỗ trợ được phân theo đối tượng khác nhau và yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau.
Cung cấp các địa chỉ học trực tuyến, hướng dẫn học sinh học trực tiếp và phản hồi cho giáo viên về kết quả học tập.
Với môn Tiếng Anh, giáo viên gửi hướng dẫn tới học sinh các nội dung ôn tập khác nhau như: thực hiện dự án thuyết trình, lồng tiếng...Học tập online sử dụng quizziz, subclass,.. để tạo các bài ôn tập thú vị cho học sinh, đồng thời tăng cường các phiếu bài tập tự ôn tập.
Các giáo viên cũng phân chia lớp thành các nhóm, xây dựng tài liệu học tập bổ trợ cá nhân hóa, giao nhiệm vụ từng nhóm. Các nhóm sẽ làm việc online cùng nhau đề hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với học sinh, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và các dạng phiếu bài tập. Học sinh học tập trên website như: Shub Classroom; Google Classroom...
Học sinh làm bài tập có giới hạn thời gian, nộp bài theo đúng quy định. Học sinh có thể biết kết quả ngay sau khi nộp bài, đọc và tham khảo lời giải. Nếu không hiểu, các em có thể tương tác với giáo viên, để giải đáp thắc mắc.
Đặc biệt, các thầy cô tổ chức livestream khung thời gian cố định (2 buổi) để học sinh tương tác với giáo viên. Các em sẽ được thầy cô trực tiếp giải đáp vướng mắc.
Học sinh nộp bài trực tuyến cho giáo viên. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Sau khi làm bài, học sinh nộp sản phẩm trên các lớp học trực tuyến. Qua đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc nhóm, giáo viên sẽ đánh giá hiệu quả học tập trong tuần học.
Ngoài ra, với môn Tiếng Anh, các thầy cô trường Ban Mai còn có các hoạt động học rất thú vị. Điển hình như là bài ôn tập trắc nghiệm theo ngày. Mỗi ngày học sinh sẽ nhận được 1 mã code để tham gia làm bài qua hình thức game tương tác, có xếp hạng để tạo động lực và tính cạnh tranh cho các con.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net.vn
Đa dạng hóa phương pháp dạy học Hiện nay, nhiều trường học đã và đang đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Lớp học của cô Nguyễn Thị Chiến Giáo viên không ngừng đổi...