Bãi biển Nha Trang đông nghịt người
Hàng trăm người đổ về bãi biển ở TP Nha Trang tắm biển, vui chơi, nhiều người không mang khẩu trang, chiều 30/3.
Ba ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo không tập trung trên 20 người, bãi biển Nha Trang vẫn đông nghịt người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ…, trong đó có nhiều trẻ em được người lớn dẫn theo. Rất đông người không mang khẩu trang.
Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ông Nguyễn Duy Hải, 39 tuổi, nhà cách biển 2 km, có hai con (8-11 tuổi) được nghỉ học hai tháng qua, gửi ở nhà nội. “Tranh thủ lúc chưa cấm tắm biển, mình đưa vợ con ra đây hóng mát, chứ ở nhà mãi chúng chán”, ông nói. Còn ông Khương, 63 tuổi, cho biết cùng vợ đi tập thể dục rồi tắm biển vì duy trì thói quen thường ngày.
Quán xá dọc biển Nha Trang ngừng hoạt động, song nhiều người bán hàng rong như mực nướng, bánh tráng, dừa… vẫn mời chào khách. Một số bãi giữ xe khách tắm biển vẫn mở cửa, lấy với giá 5.000 đồng mỗi lượt.
Trên bờ, hệ thống loa phát thanh liên tục phát, thông báo “khuyến cáo không tập trung để phòng chống Covid-19″.
Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa để phòng chống Covid-19. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên hai mét.
Video đang HOT
Lãnh đạo thành phố cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài (hơn 10 km), nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.
Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm nCoV. Ngành Y tế của địa phương đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Tại TP Quảng Ngãi, ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê, ông Phạm Thanh Trí, Phó ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê cho biết. Khu vực rào chắn được công an, dân phòng trực gác đến tối.
Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barie ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.
Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng nhất Quảng Ngãi. Những hôm trước, mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn người đến tắm ở bãi biển này, bất chấp cảnh báo không tập trung đông người.
Hiện Quảng Ngãi chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, nhưng phần lớn các cơ sở thể thao, du lịch, nhà hàng, cà phê, quán bar, massage… đều đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh.
Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.
Chủ trì họp Thường trực Chính phủ phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc không tập trung trên 20 người.
Thủ tướng đề nghị người dân ở nhà, không ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trước mắt với người thu nhập quá thấp; đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phù hợp, chất lượng để người dân không quá khó khăn.
Xuân Ngọc – Phạm Linh
Đề xuất dời ga Nha Trang để xây nhà ở, cao ốc thương mại
Quy hoạch TP Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không có việc giải tỏa ga Nha Trang chuyển thành đất ở nhưng trong các phương án cải tạo, dời ga này lại đang đề xuất xây nhà ở, cao ốc thương mại.
Ga Nha Trang hiện nay tại trung tâm thành phố, nằm trên đường Thái Nguyên, chỉ cách bãi biển Nha Trang chừng 500m - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa, Công ty TNHH Tập đoàn thương mại Tuấn Dung là doanh nghiệp đã được Bộ Giao thông vận tải chủ trương, cho phép lập các phương án đề xuất cải tạo, dời ga Nha Trang nhằm đầu tư khai thác kinh doanh quỹ đất của ga Nha Trang hiện nay.
Ngày 18-3, theo lãnh đạo một đơn vị của tỉnh tham dự cuộc họp do UBND tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức về vấn đề trên, đơn vị tư vấn và Công ty Tuấn Dung đã báo cáo hai phương án cải tạo, di dời ga Nha Trang.
Theo đó, phương án 1 chỉ dời hoạt động vận chuyển hàng hóa đến ga mới, dự kiến xây dựng tại xã Vĩnh Trung (TP Nha Trang). Còn ga hành khách vẫn tiếp tục duy trì tại ga Nha Trang hiện nay.
Phương án 2, dời toàn bộ ga Nha Trang đến ga mới sẽ xây dựng tại xã Vĩnh Trung.
Theo phương án di dời toàn bộ ga Nha Trang đến xã Vĩnh Trung, khi tàu lửa chạy đến đoạn đường sắt tại nút giao thông Ngọc Hội (giao cắt với đường 23-10 tại Vĩnh Điềm Trung, gần siêu thị Big C) sẽ không còn đường rẽ xuống ga Nha Trang như hiện tại. Theo đó, tất cả tàu lửa khi đến nút giao cầu vượt Ngọc Hội sẽ theo đường sắt được cải tạo, chạy vòng lên hướng Diên Khánh để vào ga mới tại xã Vĩnh Trung, gần đường Võ Nguyên Giáp.
Trước khi Công ty Tuấn Dung chính thức có phương án đề xuất dời ga Nha Trang như trên để chuyển đất làm dự án BT, tháng 2-2017, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đường sắt và cho di dời ga Nha Trang ra khỏi nội thành theo hình thức đối tác công- tư.
Đến tháng 12-2019, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Giao thông vận tải xem xét báo cáo đề xuất phương án cải tạo đường sắt khu vực ga Nha Trang theo các đề xuất của nhà đầu tư là Công ty Tuấn Dung.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa, trong cả 2 phương án của Công ty Tuấn Dung mà UBND tỉnh đã giao cho sở xem xét, phương án nào cũng đều có mục đích "quy hoạch sử dụng đất ga Nha Trang, bố trí xây dựng chung cư cao tầng (30 tầng), công trình hỗn hợp (35 tầng), nhà liền kề, nhà ở kết hợp thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ".
Đường vòng hình bóng đèn cho tàu lửa chạy trở đầu trong ga Nha Trang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Việc di dời toàn bộ ga Nha Trang cũng như việc chuyển mục đích sử dụng đất ga Nha Trang thành đất ở để xây dựng các công trình khai thác kinh doanh như cả hai phương án của doanh nghiệp Tuấn Dung đã đề xuất đều "không phù hợp" với quy hoạch chung thành phố Nha Trang mà Thủ tướng đã phê duyệt; kể cả quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của tỉnh cũng chưa có các phương án sử dụng đất, xây dựng các công trình đó.
"Một đánh đổi rất lớn"
Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc - nguyên giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa: "Theo quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2012 đã có quy định về quy mô dân số của thành phố Nha Trang và đã tính đến chỗ ở cho dân số theo quy mô đó.
Vậy hà cớ gì phải lại xây dựng thêm các cao ốc, chung cư, nhà ở liền kề, nhà ở thương mại trái quy hoạch vào khu vực ga Nha Trang? Việc "nhồi" thêm dân cư cùng các công trình nhà ở đó sẽ phá vỡ quy hoạch dân số, hạ tầng đô thị và cả cảnh quan kiến trúc của đô thị Nha Trang rất nhiều".
"Còn việc phá dỡ ga Nha Trang và đường sắt vào tận trung tâm thành phố du lịch Nha Trang hiện nay, chỉ cách biển chừng 500m, để cho làm dự án BT theo đề xuất của doanh nghiệp tư nhân đã nêu sẽ là một "đánh đổi rất lớn" của thành phố Nha Trang. Bởi việc dỡ bỏ nhà ga Nha Trang đã có lịch sử cả trăm năm cùng cả hệ thống đường sắt hiện hữu vào ga này thì hàng trăm năm sau không dễ gì có thể khôi phục, xây dựng lại được.
Đó là điều mà giới kiến trúc sư cùng nhiều người dân sống lâu năm ở thành phố Nha Trang đề nghị các cơ quan rất cần phải thận trọng khi xem xét, quyết định" - ông Lộc nói
PHAN SÔNG NGÂN (tuoitre.vn)
Nghẹn lòng cảnh vợ chồng trẻ chăm con bị TNGT, cuộc sống tính bằng ngày! Sau một buổi chiều định mệnh vào tháng 2/2019, Tình đã vĩnh viễn không thể đến trường cùng chúng bạn, để thực hiện ước mơ của cuộc đời. Hiện tại, gia đình anh Giang chỉ biết chăm sóc con thật tốt, được ngày nào hay ngày đó Bi kịch trong buổi chiều đá bóng định mệnh Một chiều cuối tháng 2, PV Báo...