Bãi biển Đá Nhảy
Bãi biển Đá Nhảy là một thắng cảnh đẹp, kỳ vĩ tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm trên quốc lộ 1A, cách TP Đồng Hới 26km về phía Bắc.
Bãi Đá Nhảy. Ảnh: Thanh Thuận
Điều làm nên sự khác biệt của bãi biển Đá Nhảy là những vách đá bị bào mòn bởi nước biển theo thời gian, với nhiều hình thù lạ mắt, xứng đáng là một tuyệt tác điêu khắc của thiên nhiên như: Hình con cóc, con trâu nằm, hình “trống – mái”, hình hổ quỳ, voi phục…
Người ta gọi tên là biển Đá Nhảy, bởi khi từng con sóng vỗ bờ thì các khối đá vô tri vô giác như những con vật thi nhau nhảy chồm lên sóng biển bơi ra đại dương rộng lớn.
Thanh Thuận
Video đang HOT
Theo bienphong.com.vn
Về Châu Đốc Ghé Thăm Chùa Hang Linh Thiêng
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền tự là một Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km.
Với không gian yên tĩnh, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc.
Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899) pháp danh Diệu Thiện, làm nghề thợ may tạo lập làm nơi tu hành khi tuổi còn trẻ (biệt danh bà Thợ). Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá.
Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Hai pho tượng Thanh Xà và Bạch Xà trước cửa hang
Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao... Từ năm 1937 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng. Từ chân núi đến chùa Hang du khách phải vượt qua 300 bậc thang cao.
Từ chân núi đến chùa Hang du khách phải vượt qua 300 bậc thang cao.
Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưới là bảo tháp của hòa thượng Thích Huệ Thiện, phía trên là bảo tháp của bà Thợ. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đã nhuốm màu rêu phong nay được tu sửa lại. Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Phán Thông, tức ông Nguyễn Ngọc Cang, người có công rất lớn trong việc trùng tu lần đầu tiên.
Mặt tiền chùa và chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên. Đặc biệt, phía trước là cây cột phướn đồ sộ cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới.
Trong chùa có nhiều bức tượng Phật, đôi mãng xà để thờ và chiêm bái. Gian thờ Tam Bảo với bốn bề tường đều được phủ lấp bằng kính, phản chiếu hình ảnh của các tượng Phật từ mọi phía, tạo cho người xem như lạc vào Phật giới. Kiến trúc đặc sắc của chùa Hang qua nhiều lần trùng tu với các cột gỗ, chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Chùa Hang linh thiêng: Ảnh sưu tầm
Sự linh thiêng của Chùa Hang, cùng cảnh quan yên bình với những cánh đồng lúa, vạt tràm xanh ngát đã thu hút khách tham quan ngày càng đông và tạo thành dấu ấn tôn giáo, văn hóa cho Tp. Châu Đốc.
Đồng Hoa(tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Giàn Gừa trăm tuổi hình thù kỳ quái ở miền Tây sông nước Trải qua 2 cuộc chiến khốc liệt, gốc của cây Gừa cái tuy đã không còn nhưng nó đã kịp để lại cả một 'hệ sinh thái' có diện tích tán hơn 2.700m, chiều cao trung bình khoảng 12m với hàng nghìn rễ con. Khu di tích lịch sử Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố...