Bài 2: Nghẹn lòng với cậu bé 2 tuổi ăn bim bim bằng chân
Cũng ở Trung tâm Thụy An, có một cậu bé rất ít chạy nhảy, vui đùa như những đứa trẻ cùng trang lứa. Em chỉ thích ngồi trong cũi, nhìn những bạn cùng lứa nô đùa, nghịch ngợm mà không biểu lộ một cảm xúc gì. Cô bảo mẫu đưa sữa cho em uống, theo thói quen em đón lấy rồi nằm xoãi ra đưa bình sữa vào miệng, tay kia yếu ớt nắm giữ bình sữa lúc nào cũng sẵn sàng rơi tuột.
Cậu bé tên là Nguyễn Văn Phúc, năm nay tròn 2 tuổi, cũng bị bố mẹ bỏ rơi hơn 1 năm về trước. Phúc không có đôi tay bình thường. Tay phải bị cụt bẩm sinh tới tận vai, còn tay trái thì ngắn cong queo và các ngón dính lại vào nhau. Dường như sớm hiểu những dị tật khác lạ trên cơ thể của mình, nên Phúc rất ít nói.
“Suốt ngày Phúc chỉ ngồi một chỗ trong cái cũi của mình, lầm lũi chứ không nghịch ngợm, hiếu động như mấy em khác. Phúc biết nói rồi, nhưng rất ít nói. Tuy đôi tay không bình thường, nhưng Phúc vẫn cầm nắm, tự thân vận động tốt lắm”, chị Nhạn kể với tôi.
Khi các cô bảo mẫu đưa sữa cho Phúc uống, em đón lấy bằng cánh tay trái không lành lặn của mình rồi kẹp vào người. Em nằm ngửa xuống cái cũi, đưa bình sữa vào miệng uống ngon lành. Vừa uống sữa em vừa đưa mắt nhìn chúng tôi chụp những bức ảnh, ánh mắt không biểu lộ một điều gì. Vui mừng. Sợ hãi. Thích thú. Ghét bỏ. Những cảm giác thường thấy ở những đứa trẻ non nớt nhưng tuyệt nhiên không thấy ở em.
Sau khi uống sữa, Phúc bỗng “biểu diễn” cho chúng tôi thấy một khả năng kỳ lạ, dùng đôi chân để ăn bim bim. Những ngón chân của Phúc thuần thục hơn cả đôi tay, đón lấy những chiếc bim bim trong gói bánh rồi đưa vào miệng ăn ngon lành. Thấy Phúc ăn bằng đôi chân, chúng tôi lại được thêm một phen trào nước mắt.
Bản năng sinh tồn của con người thật kỳ lạ. Một cậu bé mới 2 tuổi đã phải dùng đôi chân để thay cho đôi tay bị khiếm khuyết là bản năng sinh tồn, nhưng cái cách để em sinh tồn nó làm nhiều người trong chúng tôi thấy xót xa quá.
Chị Nhạn lại kể cho chúng tôi, khi mới hơn 1 tuổi thì mẹ bé đem bỏ bé tại cổng của trung tâm. Thỉnh thoảng người mẹ ấy cũng quay lại thăm con, thăm một lúc rồi lại đi. “Người ta bảo là mẹ của bé Phúc cũng sống gần đây thôi. Người đàn bà đó nghe đâu cuộc đời cũng gian truân lắm, nên cái thằng Phúc này nó sinh ra dường như cũng nối tiếp cái khổ, cái cực của mẹ nó, thậm chí còn khổ hơn rất nhiều”, chị Nhạn bảo.
Để uống được sữa, Phúc phải nằm xoãi xuống cũi, cánh tay trái yếu ớt giữ lấy bình sữa hết sức tội nghiệp
Nhìn Phúc, tôi lại liên tưởng đến anh chàng “Nick Vujicic” từng làm truyền thông tốn nhiều giấy mực khi đến Việt Nam, thậm chí công ty mời “người hùng không chân tay” phải mất đến 32 tỷ để có được những bài diễn thuyết của một con người biết vượt qua số phận không may. Còn Phúc ở đây, nếu có được một hộp sữa, một cái bánh, một bữa cơm có đủ cá thịt thì cũng đã làm hạnh phúc lắm rồi.
Video đang HOT
Không có tay, bé Phúc ăn bim bim bằng chân, cánh tay yếu ớt còn lại cố gắng giữ chân và đầu phải cúi xuống. Với cách ăn như này rất dễ khiến em về sau bị còng lưng do thường xuyên cúi xuống
Ở trung tâm này, cậu bé Phúc chẳng được ai biết đến. Hay đúng hơn là những người đến trung tâm, có gặp em, có thương em được đôi chút rồi cũng sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi không lấy làm lạ khi những đứa bé ở trung tâm hễ thấy có khách là nhào đến, giơ đôi tay bé bỏng để mong được ôm, được bế. Những đứa trẻ luôn khao khát tình yêu thương. Tôi đoán là Phúc cũng thế. Nhưng Phúc không nhao đến để tìm sự yêu thương. Bởi Phúc không có tay, bởi Phúc phần nào tự hiểu được những sự khiếm khuyết của mình so với các bạn.
Lại so sánh Phúc với anh chàng Nick Vujicic. Phúc có may mắn hơn anh chàng Nick kia là vẫn còn đôi chân, để mà gắp bim bim, để mà tự tồn tại với cuộc đời tréo ngoe, đầy bi kịch của chính mình. Nhưng bi kịch của em là em luôn phải tự nỗ lực để sống, để vượt qua hoàn cảnh của mình. Sự nỗ lực trong cô độc, bởi bên em không một ai sẻ chia, không một ai hỗ trợ những khi vấp ngã.
Suốt ngày Phúc chỉ ngồi trong cũi để quan sát mọi việc xung quanh. Ánh mắt của em luôn buồn khi sớm nhận ra những nghịch cảnh của chính bản thân mình
Cô bạn Thanh Ngà đi cùng chúng tôi đã khóc tu tu khi nhìn cảnh Phúc dùng chân để ăn bim bim. Những ai đang nuôi con nhỏ, đang chăm con nhỏ đều sẽ khóc tu tu như Ngà mà thôi. Là con của mình, chỉ cần bị ngã nhẹ trầy xước da là ông bố bà mẹ nào cũng xót hết cả ruột. Thì thử hỏi không khóc sao được khi thấy cậu bé Phúc nếu ngã cũng chỉ biết chấp chới tìm cách đứng dậy. Đau mà không biết kêu ai, mà có kêu chăng nữa cũng không có ai bên cạnh để dỗ dành, tốt nhất là im lặng gánh chịu. Chao ôi, nghĩ đến đó là tôi cũng đã nghẹn lòng mà thương cho em.
Cô bé Hồng Mai sinh ra không có mắt thì làm sao để bước đi. Cậu bé Văn Phúc sinh ra đã không có tay, thì làm sao để bấu víu cuộc đời ? Những câu hỏi xoay trong đầu của tôi mà không thể tìm lời giải đáp…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1 . Mã số 1110: Bé Nguyễn Văn Phúc, hiện đang được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh, Trung tâm chăm sóc người già và trẻ tàn tật Thụy An, Ba Vì, Hà Nội
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
(còn tiếp)
Thế Nam
Theo Dantri
Yêu từ đôi tay
Anh cũng giống như bao thằng đàn ông khác, bàn tay không phải là nơi đầu tiên anh để ý khi nhìn phụ nữ. Gặp em lần đầu, anh chẳng có gì ấn tượng với vẻ ngoài của em, có chăng hơi ngỡ ngàng bởi em chân chất, giản dị, khác xa những cô gái đồng trang lứa.
Sau những cuộc tình nhạt nhẽo, anh bỗng có suy nghĩ hay là thay đổi khẩu vị, thử xem những cô gái như em có gì hay ho. Công cuộc tán tỉnh em lạ thay lại mất nhiều thời gian hơn tất thảy. Khi em thấy được cái chân tình hiện hữu trong tim anh, em chìa tay ra cho anh nắm. Bỗng nhiên, anh rạo rực lên thứ cảm giác như lần đầu biết yêu. Anh chẳng nhớ đã cầm biết bao bàn tay, nhưng bàn tay em có gì lạ là, cái ấm nóng lan tỏa đến tận nơi sâu cùng nhất của tim anh. Tay em chẳng mềm mại ngọc ngà, chẳng thon dài, nuột nà đỏm dáng với những màu sơn chói mắt, cũng không hề được tô điểm bởi những trang sức đặc biệt. Đơn giản, chỉ là một bàn tay anh muốn nắm mãi cho đến cuối cuộc đời.
Bàn tay em sờ trán anh mỗi khi anh ốm. Bàn tay em đút từng muỗng cháo, bón từng thìa nước khi anh nằm mê man trong bệnh viện. Bàn tay em cầm tay con mình, uốn nắn nét chữ cho con. Em nhổ tóc sâu cho mẹ, cài cúc áo cho người mỗi khi trở trời.
Mùa hè, tay em chế biến hết món này đến món khác để bồi dưỡng sức khỏe cả nhà. Mùa đông, bàn tay em lại trổ tài đan, móc bao khăn áo cho cả nhà. Tết đến, em theo mẹ vào bếp làm đủ thứ mứt ngon.
Mọi thứ trong nhà được em dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ. Em hướng dẫn con đọc sách, nhắc anh chơi thể thao. Bàn tay em luôn đứng đằng sau, cổ vũ cho bố con anh những lúc anh cần, đã vực anh dậy sau những thất bại ở thương trường, lại nắm chặt tay tiếp cho anh bao sức mạnh nghĩa tình.
Cùng bàn tay ấy, em tất tả lo cho mẹ anh những ngày bà ốm nặng. Khi anh và bố lóng ngóng, chị gái anh lại ở xa, em giành hết mọi việc vệ sinh, cơm nước cho mẹ. Em chu đáo, ân cần đến nỗi những người trong bệnh viện cứ ngỡ em là con gái còn anh là rể. Mẹ luôn nhắc nhở anh rằng, anh diễm phúc lắm mới có được em.
Mỗi lúc thảnh thơi, anh lại cầm bàn tay em và ngắm. Năm tháng đi qua, bàn tay em thêm vết chai sạn, từng ngón tay lại thêm chút nhăn nheo đời thường. Bàn tay em vun vén cho tổ ấm của hai chúng mình, lại chăm chút cho những yêu thương chưa bao giờ tắt, vẹn tròn những nghĩa vụ của phận dâu con.
Mỗi sáng, khi anh còn say giấc, em dậy sớm nấu đồ ăn sáng, rồi đánh thức hai bố con. Thay đồ cho con xong, em lại quay sang thắt cà vạt cho anh, chỉnh sửa cho hai bố con tinh tươm, em mới chuẩn bị cho mình. Anh lại áp bàn tay em vào má, thì thầm những thương yêu khe khẽ không tên.
Mỗi lúc anh bị lôi kéo bởi bao cám dỗ thị phi ở bên ngoài, anh lại nghĩ đến bàn tay em, đôi bàn tay xoa dịu hết những nhọc nhằn trăn trở cho anh, để anh được thoải mái, tự do với chính mình. Anh lại kịp ghìm mình lại, để không lạc đường như đã hứa với em.
Sáng nay, vào công ty, một cô gái có bàn tay sơn đỏ ở phòng ban khác chủ động bắt chuyện với anh, đôi mắt xoáy sâu những suy nghĩ mà bất kỳ người đàn ông nào cũng hiểu. Cô ấy bảo anh có vẻ cuốn hút lạ kỳ... Anh chỉ mỉm cười, trả lời với cô ấy bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào anh có: "Tất cả là nhờ bàn tay của bà xã anh". Yêu em, yêu từ đôi tay, em ạ!
Theo TTVN
Người không tay đầu tiên chinh phục Everest Ngày 20.5 vừa qua, chính quyền Nepal xác nhận anh Sudharshan Gautam, người Nepal gốc Canada, đã trở thành người không tay đầu tiên leo lên đỉnh núi Everest. Ông Dipendra Paudel - đứng đầu cơ quan quản lý núi thuộc Bộ Du lịch và Hàng không Nepal nói với báo chí rằng: "Chúng tôi xác nhận thông tin anh Sudharshan Gautam không...