Bahamas, quốc đảo ‘tí hon’ dẫn đầu cuộc đua tiền điện tử toàn cầu
Bahamas trở thành ‘anh cả’ của thị trường tiền điện tử vào năm 2020 khi giới thiệu ‘ Sand Dollar’, đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới.
Bahamas đánh bại các cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc, khi đưa tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) ra thị trường đầu tiên. Ngân hàng trung ương Bahamas vẫn luôn đi đầu khi thí điểm Sand Dollar từ cuối năm 2019. Không như tiền mã hóa mang tính ẩn danh, phi tập trung và không bị quản lý, CBDC là đồng tiền pháp định kỹ thuật số. Nói cách khác, Sand Dollar là phần mở rộng của đồng tiền pháp định Bahamas.
Được giao dịch trực tuyến và qua điện thoại di động, mục tiêu của Sand Dollar là tăng tốc đáng kể giao dịch kỹ thuật số trong nước, bằng cách phá bỏ rào cản giữa các nền tảng thanh toán độc lập. Một đồng tiền kỹ thuật số do chính phủ hậu thuẫn sẽ giúp các ví điện tử giao dịch với nhau dễ hơn. Bên cạnh đó, nó đẩy nhanh tốc độ, hiệu quả và an toàn trong thanh toán; giảm chi phí dịch vụ tài chính; giúp mọi người ở mọi độ tuổi và địa vị được tiếp cận dịch vụ tài chính; tăng cường kiểm soát rửa tiền, hàng giả hàng nhái và các lừa đảo khác liên quan đến tiền mặt. Theo website chính thức, Dollar Sand “cung cấp hồ sơ thu chi xuất sắc, dùng để hỗ trợ các dữ liệu đối với hồ sơ xin các khoản vay nhỏ”.
Tại thời điểm hiện tại, Bahamas có hai cấp độ đăng ký cho cá nhân: người dùng cấp một không bắt buộc phải xuất trình bất kỳ hình thức xác minh danh tính nào hay liên kết với tài khoản ngân hàng để mở ví điện tử Sand Dollar, song họ chỉ được giữ tối đa 500 USD trong ví và hạn chế giao dịch hàng tháng ở mức 1.500 USD. Người dùng cấp hai cần trình căn cước công dân và liên kết ngân hàng với ví điện tử. Đổi lại, họ sẽ được giữ tối đa 8.000 USD trong ví và hạn mức giao dịch hàng tháng là 10.000 USD.
Người đứng sau nỗ lực này là John Rolle, Thống đốc Ngân hàng trung ương Bahamas từ năm 2016. Sinh ra tại Andros Island, Rolle đảm nhận nhiều vai trò khác nhau tại ngân hàng từ thập niên 90 trước khi ra nước ngoài học cao học tại Mỹ.
Video đang HOT
Ông cho biết, Sand Dollar xuất phát từ quá trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán và nhu cầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Họ cần một nền tảng nơi tất cả các bên cung cấp có thể giao tiếp và kết nối. Do địa thế là một hòn đảo, rất khó để cung cấp dịch vụ tài chính qua kênh truyền thống. Các yếu tố chi phí khiến vài ngân hàng từ chối phục vụ những gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Những cộng đồng này cuối cùng có thể dựa vào hạ tầng số để tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống.
Sau một thảm họa thiên nhiên, nếu không có tiền mặt, thương mại không thể phục hồi nhanh chóng. Chính phủ chỉ có thể viện trợ dưới dạng hàng hóa, không lý tưởng khi mọi người không thể lựa chọn những gì họ thực sự cần. Chẳng hạn, sau cơn bão Dorian năm 2019, ngân hàng mất hơn 1 năm để khôi phục các chi nhánh. Hoạt động thương mại tại các cộng đồng hẻo lánh khó hơn hẳn. Hàng trăm đảo nhỏ mất điện, liên lạc trong nhiều ngày và gần 13.000 gia đình mất nhà cửa. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3,4 tỷ USD, tương đương 25% GDP hàng năm của đất nước. Mọi người tuyệt vọng và cần được giúp đỡ song viện trợ của chính phủ dần cạn kiệt, họ không thể nhận được tiền hay sử dụng hạ tầng ngân hàng số, truyền thống.
Nếu muốn nhanh chóng thiết lập một hệ thống để mọi người trao đổi tín dụng, sở hữu một nền tảng không dây sẽ kích hoạt điều đó. Đây chính là động lực lớn để Ngân hàng trung ương Bahamas tiên phong giới thiệu CBDC. Không chỉ là một phương tiện để giữ tiền trực tiếp tại các ngân hàng và sử dụng từ bất kỳ đâu, các ví và tiền điện tử không cần kết nối Internet để chuyển khoản giúp thanh toán thuận tiện hơn, ngay cả khi không tiếp cận được ngân hàng.
Tại thời điểm hiện tại, Bahamas có hai cấp độ đăng ký cho cá nhân: người dùng cấp một không bắt buộc phải xuất trình bất kỳ hình thức xác minh danh tính nào hay liên kết với tài khoản ngân hàng để mở ví điện tử Sand Dollar, song họ chỉ được giữ tối đa 500 USD trong ví và hạn chế giao dịch hàng tháng ở mức 1.500 USD. Người dùng cấp hai cần trình căn cước công dân và liên kết ngân hàng với ví điện tử. Đổi lại, họ sẽ được giữ tối đa 8.000 USD trong ví và hạn mức giao dịch hàng tháng là 10.000 USD.
Trong bảng xếp hạng Chỉ số CBDC toàn cầu năm 2021 của tổ chức PwC, Ngân hàng trung ương Bahamas và Sand Dollar đứng vị trí số 1 về phát triển các dự án CBDC. Dù vậy, các chuyên gia về tiền mã hóa cho rằng Bahamas là một nền kinh tế quá nhỏ và sở hữu địa thế đặc biệt nên chưa thể xem là hình mẫu cho các đồng CBDC khác.
Ấn Độ chủ trương tiếp cận tiền điện tử
Trong báo cáo thường niên công bố vào ngày 27.5, Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) đề xuất đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành.
Đề xuất đẩy mạnh eRupee
Trong một phiên thảo luận về ngân sách năm 2022 diễn ra vào tháng 2, Bộ trưởng Bộ tài chính Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, đã nhận định rằng việc ra mắt tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) riêng của Ấn Độ (tạm gọi là eRupee) là một bước ngoặt lớn nhằm thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế số.
Để đạt được khát vọng phát triển đồng tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành, RBI đã đề xuất cách tiếp cận ba bước để triển khai RBI một cách "có ít hoặc không có sự gián đoạn" trực tiếp đến hệ thống tài chính truyền thống của đất nước này. Chính vì vậy, nhiều khía cạnh, yếu tố đã được RBI đặc biệt chú trọng để CBDC có thể tồn tại song song với hệ thống tiền pháp định hiện hữu.
Ấn Độ đã có những động thái đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển CBDC
COINQUORA
Cụ thể, trong bản báo cáo thường niên vừa được RBI công bố hôm 27.5, cơ quan này đã phân tích kỹ lưỡng về việc triển khai rộng rãi CBDC tại Ấn Độ, bao gồm cả tầm ảnh hưởng, những ưu, nhược điểm, cũng như sự cần thiết của CBDC trong thời đại kinh tế số để "phù hợp với các mục tiêu của quốc gia liên quan đến chính sách tiền tệ, sự ổn định của nền tài chính và tính hiệu quả của các hệ thống tiền tệ và thanh toán". Đồng thời, RBI đề xuất hình thành khuôn khổ pháp lý riêng biệt để phục vụ cho sự ra mắt của eRupee.
Đề xuất "siết" tiền điện tử mã hóa (crypto)
CBDC được đề xuất rất tích cực và khẩn trương, thế nhưng RBI lại tỏ ra khá dè chừng với tiền điện tử mã hóa (crypto). Trong cùng bản báo cáo, cơ quan này đề xuất áp thuế 30% đối với lợi nhuận từ tiền điện tử mã hóa và các loại tài sản liên quan.
Quay ngược trở lại ngày 17.5, hàng loạt quan chức cấp cao của RBI, trong đó có cả Thống đốc Shaktikanta Das, đã cảnh báo nguy cơ "USD hóa" nền kinh tế Ấn Độ, khi hầu hết thị trường tiền điện tử mã hóa được thống trị bằng đồng USD.
"Hầu hết các loại tiền điện tử mã hóa đều lệ thuộc vào đồng USD và được phát hành bởi các tổ chức tư nhân ở nước ngoài. Đến cuối cùng, nó [ám chỉ các đồng tiền điện tử mã hóa] có thể dẫn đến tình trạng 'USD hóa' một phần của nền kinh tế đất nước, [và điều này là] đi ngược lại lợi ích, chủ quyền của đất nước. Tiền điện tử mã hóa sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của RBI trong xác định các chính sách tiền tệ và buộc phải can thiệp hệ thống tiền tệ hiện hữu", một quan chức giấu tên nêu nhận định với CoinTelegraph.
Trước đó, Mỹ và EU đã bước chân vào "cuộc đua CBDC" và bắt đầu có những động thái siết chặt các hoạt động liên quan đến thị trường tiền điện tử mã hóa.
Cá biệt, Trung Quốc từ lâu đã cấm hẳn tiền điện tử mã hóa cùng các loại tài sản phi tập trung có liên quan, lệnh cấm này đã được củng cố mạnh mẽ hơn sau sự sập đổ của đồng LUNA. Thế nhưng họ đã bước vào giai đoạn triển khai thí điểm trên quy mô lớn đồng tiền điện tử có chủ quyền của mình - e-CNY.
Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đưa vào vận hành tại địa chỉ truyxuat.gov.vn, góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái. Nhằm hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp...