Bách khoa và hơn 20 trường đại học chuyển học trực tuyến
Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu các sinh viên không di chuyển khỏi nơi đang cư trú, học trực tuyến đến hết ngày 6/3/2021.
Cụ thể, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu các sinh viên không di chuyển khỏi nơi đang cư trú hiện tại và thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế).
Toàn trường sẽ triển khai phương thức dạy và học trực tuyến (online) cho các lớp học phần lý thuyết/bài tập trên hệ thống MSTeams từ ngày 22/2 đến hết ngày 6/3/2021.
Kế hoạch học tập kỳ 2 năm 2020 tạm thời được điều chỉnh lùi một tuần so với biểu đồ kế hoạch học tập đại học năm học 2020-2021. Đối với khóa 65, hai tuần thi của kỳ 1 năm 2020 dự kiến bắt đầu từ 8/3/2021 và có thể phải tiếp tục lùi muộn hơn.
Các hội đồng chấm đồ án/khóa luận tốt nghiệp đại học có thể họp và chấm tốt nghiệp theo phương thức online nếu đáp ứng đủ điều kiện đánh giá chính xác và khách quan.
Những lớp/phần kiến thức đặc thù không thể chuyển sang dạy online được tạm thời dừng.
Sau ngày 6/3/2021, căn cứ tình hình cụ thể, nhà trường sẽ quyết định triển khai tiếp phương thức trực tuyến hay chuyển về giảng dạy trực tiếp trên lớp.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cán bộ, giảng viên và sinh viên, Trường ĐH Thương mại dạy học trực tuyến trên nền tảng phần mềm TranS từ ngày 22/2 đến ngày 19/3/2021, cho tất cả các trình độ/hệ đào tạo theo đúng thời khoá biểu của học kỳ 2 năm học 2020-2021.
Riêng các học phần Quốc phòng – An ninh sẽ giảng dạy/học tập trên phần mềm chung của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng ra thông báo sinh viên, học viên không học tập trung tại giảng đường mà học trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc do tập trung đông người từ ngày 22/2/2021 đến khi có thông báo mới. Riêng khối phổ thông thực hiện theo kế hoạch chung của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Ngoài Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tất cả các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế, ĐH Y Dược…) đều chuyển sang học trực tuyến đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho sinh viên nghỉ học tập trung đến cuối tháng 3.
Theo đó với lịch học lý thuyết, sinh viên không học tập trung tại giảng đường mà được gửi bài giảng số để tự học và được bổ sung học trực tuyến qua hệ thống MS-Teams.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM kéo dài thời gian nghỉ học ở trường đến hết tháng 2. Các phòng, ban sẽ thông báo kế hoạch học tập trực tuyến đến người học kịp thời.
Trường ĐH Ngoại Thương cho sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II – TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh học không tập trung từ ngày 22/2 (tức ngày 11 Tết âm lịch) đến hết ngày 7/3.
Trường ĐH Nha Trang dạy trực tuyến học kỳ 2 năm học 2020-2021 ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Sinh viên sẽ học trực tuyến từ ngày 22/2 đến 6/3.
ĐH Văn Lang cho sinh viên học trực tuyến từ 22/2 đến hết 7/3 để phòng, chống dịch Covid-19.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ học trực tuyến từ 22/2 đến hết ngày 7/3.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM dạy học trực tuyến từ 22/2 đến hết ngày 2/3.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dạy trực tuyến từ ngày 22/2 cho đến khi có thông báo mới.
Tương tự, sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) học trực tuyến trên Microsoft Teams từ 22/2 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cũng thông báo dạy trực tuyến đối với tất cả các lớp học phần lý thuyết, thảo luận, đồ án tốt nghiệp theo thời khóa biểu đã công bố. Việc áp dụng phương thức này sẽ được duy trì cho đến khi có thông báo mới.
Học viện Ngân hàng cũng cho sinh viện học trực tuyến sau Tết Nguyên đán cho đến khi có thông báo mới.
ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của học viên, sinh viên toàn trường đến hết ngày 28/2.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho sinh viên sẽ học trực tuyến từ 22/2 đến 28/2.
ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tổ chức học trực tuyến trong 2 tuần từ 22/2.
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dạy trực tuyến từ 22/2 đến 28/2.
ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM dạy học trực tuyến thông qua e-Learning đến hết 28/2.
Tỉ lệ sinh viên có việc làm: Để những con số không 'vênh' nhau
Thời điểm này, các trường ĐH đã rục rịch công bố đề án tuyển sinh 2021-2022. Theo yêu cầu bắt buộc của Bộ GDĐT, Đề án tuyển sinh phải công khai tỉ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước.
Đây là căn cứ quan trọng để người học quyết định việc chọn ngành/nghề phù hợp.
Nhiều cử nhân ra trường chạy grab mưu sinh.
Gần 70% sinh viên có việc làm
Báo cáo mới nhất năm 2020, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2019) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp ĐH đạt 68%.
Trước đó, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GDĐT) năm 2019, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 181/240 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2018) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm/tổng số SV tốt nghiệp: 65,5%. Số SV tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 66.877 (tương đương 57%); liên quan đến ngành đào tạo: 26.250 (23%); không liên quan đến ngành đào tạo: 23.251 (20%).
Như vậy, lượng SV tốt nghiệp được làm những công việc đúng ngành đào tạo hoặc liên quan đến ngành đào tạo đạt khoảng 80% qua các năm. Còn lại là làm việc không đúng ngành đào tạo, khoảng 19-20%. Đây là một thống kê đáng lưu tâm.
Theo quy định của Bộ GDĐT, từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường ĐH phải công bố công khai tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước- nhằm làm căn cứ quan trọng cho chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Đây không phải là yêu cầu mới, song tính thực chất của tỉ lệ này đến đâu, làm sao để những con số thống kê không phải là hình thức... hiện đang là băn khoăn của người học trước thềm mùa tuyển sinh 2021.
Những con số có chuẩn?
Cũng từ mùa tuyển sinh 2018, một số trường ĐH đã công bố tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng. Con số này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trường khác nhau. Đơn cử nhóm các trường ĐH vùng như: ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Điều dưỡng Nam Định... tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng thấp (khoảng từ trên 30% - 70%).
Trong khi tỉ lệ này ở nhóm các trường "top" đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Y dược TPHCM... đều đạt từ 90-96%. Tuy nhiên, so với tổng số trường ĐH trên cả nước, trước thềm mùa tuyển sinh 2018, số trường công khai tỉ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 1/4.
Khi ấy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là thống kê thực chất? Bởi từ cuối năm 2017 Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (do Bộ LĐTBXH phối hợp Tổng cục Thống kê công bố) cho biết trong quý III-2017, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý II-2017.
Vậy đâu là số liệu thật? Lẽ nào những số liệu thống kê từ các Bộ liên quan với các trường ĐH lại có sự "vênh" nhau?
Khởi động mùa tuyển sinh 2021, chương trình tư vấn hướng nghiệp đã được tổ chức ở một số địa phương. Dự ngày hội tuyển sinh, những mối quan tâm của học sinh THPT được đặt ra rất thực tế: Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc nghề nghiệp xã hội?
Thời đại 4.0 với sự chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ cần nhân lực ở những ngành nào? Nguy cơ thất nghiệp hiện hữu trong bão Covid- 19 là có thật. Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vậy chắc chắn những ngành nghề liên quan đếnquản trị khách sạn, kinh doanh lữ hành du lịch...SV ra trường sẽ khó kiếm việc làm. Các trường quảng bá tuyển sinh như thế nào, tỉ lệ SV có việc làm của những ngành này trong năm 2019 ra sao, có thực chất không?
Kết quả SV có việc làm sau khi ra trường là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động. Việc công khai tình hình việc làm của SV tốt nghiệp là trách nhiệm của các trường, nhưng Bộ GDĐT cũng phải có trách nhiệm kiểm chứng. Dư luận xã hội và phụ huynh có nhu cầu được biết những thông tin trung thực, chính xác do các trường ĐH cung cấp để hướng nghề nghiệp vào đời cho thanh niên, chứ họ không cần những con số đẹp.
Chỉ có điều, trên thực tế nhiều trường đã không hề thực hiện nghiêm túc quy định về công bổ tỉ lệ SV có việc làm. GS Nguyễn Quý Thanh- Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội từng nhận định: Số liệu SV có việc làm của các trường còn mang tính hình thức, chưa cụ thể theo từng ngành và có tình trạng các trường công bố số liệu SV ra trường có việc làm cao hơn so với thực tế.
Chọn đúng ngành học nhờ Tư vấn mùa thi Đối với nhiều bạn trẻ đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp ĐH, khi nhắc về chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên là lại bồi hồi, xúc động nhớ lại những hình ảnh thân thuộc. Sông Gia Phú - ẢNH: NVCC "Thầy đã giúp em tự tin hơn khi chọn ngành" Trần Đỗ Kim Ngân, cựu học sinh...