Bách khoa tổ chức bài kiểm tra tư duy tại Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng vào 15/7
Theo phương án tuyển sinh năm 2021 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dự kiến kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được tổ chức vào ngày 15/7. Kết quả của bài thi này sẽ là căn cứ để xét tuyển thí sinh vào trường.
Ảnh minh họa
Năm nay, kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ được tổ chức sau khi thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại 3 địa điểm là Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) , Nghệ An (Đại học Vinh) và Hải Phòng (Trường ĐH Hàng Hải).
Nội dung bài thi kiểm tra tư duy Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (kéo dài 180 phút) gồm 2 phần. Phần bắt buộc gồm Toán ( trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút. Phần tự chọn (trắc nghiệm) sẽ có thời lượng làm bài là 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 trong 3 phần là BK1 (Lý – Hóa), BK2 (Hóa – Sinh), BK3 (Tiếng Anh).
Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy theo học bạ, xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán – Anh, quy về thang điểm 30.
Nguyên tắc xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000 em.
Đề kiểm tra tư duy vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 dài 22 trang.
Năm ngoái, đề kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đánh giá tuy không khó nhưng rất dài.
Nội dung kiến thức Toán trong bài kiểm tra tư duy được yêu cầu ở các mức độ khác nhau từ thông hiểu, vận dụng đến vận dụng sáng tạo. Điểm nổi bật của phần câu hỏi Toán là xuất hiện nhiều câu hỏi vận dụng thực tế và không có câu hỏi nhận biết.
Ngoài ra, trong đề thi kiểm tra tư duy Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xuất hiện khá nhiều câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10, 11. Các câu hỏi đều nhằm mục đích đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào việc giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời, đánh giá khả năng học Toán cao cấp và các môn khoa học – kỹ thuật, phục vụ cho việc theo học ở bậc đại học.
Phần Đọc hiểu có chủ đề đa dạng, bám sát các ngành học của trường như: Vật liệu quang hướng; Công nghệ thông tin; Môi trường và Phương pháp canh tác nông nghiệp. Phần này tập trung đánh giá kỹ năng đọc cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Video đang HOT
Phổ điểm bài kiểm tra tư duy vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020
Với số lượng hơn 5.500 thí sinh tham gia bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa vào năm ngoái, chỉ có 1,5% tổng số thí sinh đạt từ 8,5 điểm trở lên, 10% số thí sinh tham dự đạt từ 7,5 điểm trở lên và hơn 70% đạt trên trung bình. Số điểm phổ biến thí sinh đạt được khoảng từ 5 – 5,5.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học ở bậc đại học, đặc biệt ở những khối ngành khoa học, kỹ thuật.
“Với hình thức xét tuyển này, chúng tôi kỳ vọng sẽ chọn lựa được những học sinh có năng lực, phẩm chất và tư duy phù hợp với các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ”, ông Thắng nói.
"Hãy làm Đoàn khi bạn đang ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình!"
Nguyễn Cẩm Hoài Thu, sinh viên trường Đại học Vinh là "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương duy nhất của tỉnh Nghệ An, được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, là người trưởng thành từ công tác Đoàn Hội.
Cô bạn đặc biệt này đã dành cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong một bài chia sẻ đúng dịp tuổi trẻ cả nước đang hướng tới Ngày thành lập Đoàn 26/3/2021.
Mình là Nguyễn Cẩm Hoài Thu, sinh ngày 01 tháng 11 năm 1999, hiện đang là sinh viên năm cuối của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Vinh. Chỉ ít tháng nữa là mình sẽ tốt nghiệp, những năm tháng thanh xuân rực rỡ đành gửi lại cho mái trường thân yêu này gìn giữ.
Mình từng là học sinh chuyên Anh của trường THPT Chuyên trường Đại học Vinh và âu cũng là một cơ duyên rằng Trường Đại học Vinh đã tiếp tục là lựa chọn mà mình muốn gửi gắm hành trang trưởng thành về mặt kiến thức lẫn kỹ năng sống của mình. Lúc làm hồ sơ Đại học, nguyện vọng một của mình không phải là ngành sư phạm, mà mình chọn Học viện Báo chí - Tuyên truyền bởi lẽ mình thích làm truyền thông lắm, nhất là mảng chụp ảnh và thiết kế ảnh.
Rồi mình có nói chuyện và tâm sự với mẹ, mẹ bảo rằng mình đã từng có rất nhiều giấc mơ về các ngành nghề khác nhau, nhưng mẹ cảm thấy mình chỉ thật sự nghiêm túc với nghề giáo, đặc biệt là Tiếng Anh. Mẹ nhắc lại những ngày tháng mình đã dành rất nhiều sự ngưỡng mộ dành cho các thầy cô giáo bộ môn Tiếng Anh cũng như rất nhiều thời gian để trau dồi vốn ngoại ngữ của mình và mẹ muốn mình sau này cũng sẽ là người truyền lửa cho các thế hệ học sinh khác. Và mình quyết định lựa chọn ở Vinh, theo học ngành sư phạm Anh để hiện thực hóa giấc mơ được trở thành một người truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai của đất nước.
Mình phải cảm ơn Trường Đại học Vinh nói chung và khoa Sư phạm Ngoại ngữ nói riêng rất nhiều, bởi lẽ mình trưởng thành, mình gặt hái được những thành công nhất định ở những năm đầu 20 thế này là do Trường và Khoa đào tạo và giảng dạy mình kỹ lưỡng. Khóa mình vào học là Khóa 58, theo học hệ CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate), dịch ra tiếng Việt nghĩa là Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Thực hiện - Vận hành.
Nghe đến đó thôi là mọi người có thể hiểu được rằng Trường mình đã tập trung đào tạo sinh viên theo cách lấy sinh viên làm trung tâm, sinh viên sẽ tự chủ trên con đường kiến thức của mình. Chính vì học theo hệ CDIO, mình đã phát huy được rất nhiều thế mạnh ngoại ngữ của mình.
Và mình đã đạt được giấy khen sinh viên xuất sắc trong 3 năm qua cũng như các học bổng khuyến khích học tập từ Nhà trường. V
ới điểm trung bình chung học tập là 3.95/4.0 trong năm học vừa qua, kèm theo là những thành tích xuất sắc về mặt đạo đức, tình nguyện, thể chất và hội nhập, mình đã xuất sắc nhận được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương năm học 2019 - 2020. Cũng rất vinh dự khi mình là sinh viên duy nhất của tỉnh Nghệ An đạt được danh hiệu này và được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn Cẩm Hoài Thu là Phó Bí thư Liên chi Đoàn khoa Sư phạm Ngoại ngữ vào cuối năm 2019 và Ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường Đại học Vinh vào đầu năm 2020.
Vì đang theo học ngành Sư phạm nên mình đi dạy thêm từ năm nhất. Lúc đầu mình cũng chưa có ý định đi dạy nhưng mình lại được một giảng viên giới thiệu để đi dạy gia sư. Dần dần khi mình dạy các em đạt được điểm cao, thì có nhiều phụ huynh khác cũng nhờ mình dạy kèm cho con của họ.
Mình có đặt ra khá nhiều câu hỏi rằng mục đích đi dạy của mình là gì? Thứ nhất, mình mong muốn rằng học sinh sẽ nắm vững kiến thức hơn.
Thứ hai, mình muốn biết được là những phương pháp giảng dạy của mình có phù hợp hay không, các em học sinh có thích mình dạy hay không để từ đó mình có những giải pháp thay đổi sao cho phù hợp. Sau này khi mình học năm hai, năm ba mình mới hiểu được thêm rằng hóa ra việc mình đi dạy gia sư đã giúp mình ứng dụng rất nhiều trong các môn học chuyên ngành.
Từ cấp 2 lên cấp 3, mình luôn là đứa nhút nhát và tự ti, mình không đủ sự tự tin để thể hiện bản thân. Mình không có nhiều bạn vì tính cách của mình hồi đó là hướng nội, chỉ những người thực sự hiểu mình thì mới có thể thông cảm và làm bạn với mình, còn những người khác họ chỉ coi mình như là người vô hình.
Có những lúc mình áp lực vì bị họ chế giễu này nọ và mãi đến sau này, khi mình đọc được một câu châm ngôn mà mình luôn ghi nhớ rằng: "Bạn có thể là một người bình thường, nhưng không được phép tầm thường", mình đã suy nghĩ rất nhiều. Mình đã thay đổi bản thân, từ những việc nhỏ nhất khi bước chân vào đại học.
Thử thách bản thân cho việc phỏng vấn vị trí Ban cán sự lớp, cụ thể là chức vụ Lớp trưởng, tại sao lại không chứ? Trước đây mình không dám đứng và nói trước đám đông, nhưng mình đã tập rất nhiều, dần dần mình trở thành một người cán bộ lớp chín chắn, chững chạc hơn hẳn.
Nguyễn Cẩm Hoài Thu nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương
Và cũng như là một cái duyên vì mình rất thích tìm tòi làm truyền thông rồi các hoạt động tuổi trẻ nên mình được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Liên chi Đoàn khoa Sư phạm Ngoại ngữ vào cuối năm 2019 và Ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường vào đầu năm 2020.
Phải nói rằng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Vinh đã thay đổi bản thân mình rất nhiều. Mình có rất nhiều cơ hội để tham gia những chương trình đa dạng về tuổi trẻ, được gặp gỡ, làm quen với rất nhiều những đồng chí cán bộ Đoàn, cán bộ Hội, những đồng chí Đoàn viên thanh niên khác để từ đó học hỏi được ở họ rất nhiều điều và cùng nhau trải nghiệm những ngày tháng làm Đoàn, làm Hội mang đậm nhiều màu sắc, nhiệt huyết của tuổi trẻ Việt Nam.
Thay vì giữ nguyên là một Hoài Thu rụt rè cũng những năm trung học thì mình, với những nỗ lực không ngừng học hỏi các thầy cô, anh chị và áp dụng vào thực tiễn, mình đã để lại một dấu ấn, một phiên bản mới trong mắt tất cả mọi người. Đặc biệt mình đã vinh dự là sinh viên duy nhất của tỉnh đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, mình cũng đã đạt được danh hiệu "Sao Tháng giêng" năm 2021 cấp Tỉnh cùng nhiều Bằng khen của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Tỉnh đoàn Nghệ An, Hội Sinh viên tỉnh Nghệ An.
Có rất nhiều cách để định nghĩa được việc sống có ích, nhưng đối với mình, chắc chắn mình cần phải là người có hoài bão, có lí tưởng nếu mình muốn phát triển đất nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những người trẻ như chúng mình, cần phải đặt ra những lí tưởng sống đúng đắn để từ đó biến những nhận thức thành hành động cụ thể trong cuộc sống.
Bản thân mình sau này là một người giáo viên, nên việc mình suy nghĩ, hành động và cư xử có ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh mình. Chính vì vậy sự nghiêm khắc dành cho bản thân mình là một điều bắt buộc mà mình phải thiết lập, chẳng hạn từ việc phong cách ăn mặc, phong thái của một người trong ngành sư phạm đến cả các cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Điều mình cần làm nhất vẫn là xây dựng được hình ảnh tốt để tất cả mọi người cùng hướng đến.
Mình cũng đã từng tham gia rất nhiều những hoạt động cộng đồng đa dạng và phong phú như: Chương trình Hiến máu tình nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh, Thứ Bảy tình nguyện, Tiếp sức mùa thi,... Đối với mình, mỗi một chương trình mang một ý nghĩa sâu sắc khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng để hướng tới chính là mong muốn tuổi trẻ nhận thức được trách nhiệm to lớn của bản thân họ trong việc xây dựng một xã hội, một đất nước giàu mạnh cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Có một lần, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình Giao lưu Hữu nghị giữa Việt Nam và Lào, mình vinh dự là một trong 10 đại biểu Việt Nam tham gia chương trình. Điều mà mình tự hào nhất trong chuyến đi này chính là việc được ôn lại lịch sử hào hùng của đất nước ta, được mở mang kiến thức về nước bạn Lào và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với cương vị là một người cán bộ Đoàn - Hội của tuổi trẻ Trường Đại học Vinh thì mình cần phải phát triển, tuyên truyền nhiều những nét đẹp của quê hương, đất nước trong thời điểm hội nhập quốc tế này.
Đối với mình, thanh xuân của mình không trôi qua một cách lãng phí là nhờ có Đoàn Thanh niên, có Hội Sinh viên của Trường Đại học Vinh. Tuổi mình còn trẻ, còn có sức thì đừng ngần ngại cống hiến, đừng ngần ngại đóng góp. Mình chỉ mong ước rằng khi mình đã trở thành một cô giáo, mình sẽ kể cho học sinh nghe về những câu chuyện này của mình, thắp lên những nhiệt huyết của tuổi trẻ tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Hãy làm Đoàn khi bạn đang ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình.
Chúc mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2021).
TỔ CHỨC THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỲNH HOA - THIẾT KẾ: BÙI VĂN DŨNG - HÌNH ẢNH: NVCC
Bước chân tiếp nối ở bản xa Ở vùng rẻo cao Tây Nghệ, giáo viên không tính thời gian cắm bản của mình bằng năm tháng, mà bằng sự đón nhận, để từ người lạ thành người quen, người thân của của học sinh, phụ huynh. Thầy Lữ Văn Phòng đón học sinh vào lớp 1 tại điểm trường Huồi Mới (Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong,...