‘Bách khoa ngày trở về’: Khi hoài niệm và cảm xúc như vỡ òa
Tiếp nối thành công từ những mùa kỷ niệm trước, chương trình Bách khoa ngày trở về đã diễn ra thành công vào tối ngày 15/10, mang đến cho mọi người những cung bậc cảm xúc không thể nào quên.
Ngày 15/10, tại sân trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 66 năm ngày thành lập trường 15/10/1956 – 15/10/2022 và ra mắt Tòa nhà cựu sinh viên – BK Alumni house. Chuỗi sự kiện chương trình mang tên Bách khoa ngày trở về 2022 nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các cựu sinh viên cũng như toàn thể sinh viên đang theo học tại trường.
Hoài niệm và hạnh phúc là những cảm xúc của các cựu sinh viên khi về thăm lại trường xưa
Bách khoa ngày trở về 2022 là chuỗi sự kiện được tổ chức từ ngày 08/10/2022 đến ngày 15/10/2022 với hàng loạt các hoạt động thú vị và hấp dẫn như: Giải Golf CSV Bách khoa ngày trở về; Triển lãm sản phẩm và công nghệ của Doanh nghiệp CSV; Lễ khai giảng năm học 2022-2023; Giải bóng rổ giao hữu; Triển lãm ảnh Bách khoa; Lễ hội Bách khoa ngày trở về 2022,…
Các hoạt động này được tổ chức nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó, phối hợp và hỗ trợ trong cuộc sống và công việc giữa các thế hệ cán bộ, học viên, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội
Giải bóng rổ giao hữu thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cựu sinh viên và toàn sinh viên trong trường
Có thể nói, chuỗi sự kiện kỷ niệm thành lập trường thực sự đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu cho thế hệ cán bộ, học viên, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Đồng thời, sự kiện này cũng một lần nữa khẳng định sự tài năng, nhiệt huyết của các chàng trai cô gái Bách Khoa.
Video đang HOT
Về thăm trường nhân ngày kỷ niệm, chị Lê Nữ Kiều My – cựu sinh viên Viện Cơ khí Động lực hoài niệm: ” Mình rất ấn tượng bởi sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo bộ môn và đặc biệt sự quan tâm của người thầy cố vấn đối với lớp. Các thầy cô không chỉ giảng lý thuyết đơn thuần mà còn khích lệ, động viên chúng mình tích cực học tập, truyền những bài học thực tế, đưa ra những ví dụ xác thực khiến mình thực sự cảm thấy hứng thú. Trên lớp nghiêm khắc là thế nhưng ngoài giờ học thầy cô lại gần gũi thân thiện trò chuyện vui đùa với sinh viên như những người anh, người chị trong gia đình. Điều đó làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình khi học ở ngôi trường này”.
Điểm nhấn nổi bật nhất của chuỗi sự kiện phải kể đến chương trình lễ hội Bách khoa ngày trở về 2022diễn ra vào tối 15/10 với với những tiết mục được biên đạo và dàn dựng công phu, tinh tế… Nhiều màn biểu diễn đặc sắc với đa dạng các thể loại từ hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát múa,… đã tạo nên một bầu không khí vô cùng sôi động, hào hứng đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc thú vị.
Giữa không gian rực rỡ ánh sáng, cuồng nhiệt âm nhạc, chắc hẳn tất cả các bạn trẻ đã có một kỉ niệm không thể nào quên với “Bách khoa ngày trở về 2022″.
Hàng loạt những tiết mục hoành tráng, sôi động đã được biểu diễn trên sân khấu
Cùng xem thêm một vài hình ảnh của ngày kỷ niệm đáng nhớ này nhé!
Dù là band nhạc chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, tất cả đều đã biểu diễn hết mình
Hải Phòng: Vì sao nhiều nhà trường lại thu những khoản không có trong danh mục?
Mặc dù Hải Phòng đã có Nghị quyết quy định danh mục các khoản thu hỗ trợ hoạt động giáo dục, song nhiều trường học vẫn thu những khoản không có trong danh mục.
Ngày 20/7/2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND về quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Quy định rõ danh mục 8 khoản thu và mức thu
Theo đó, từ năm học 2022-2023, các đơn vị trường học căn cứ Nghị quyết số 02 này sẽ triển khai thu các khoản dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục.
Danh mục các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với các cơ sở giáo dục công lập tại Hải Phòng (Ảnh: DA)
Cụ thể, khoản thu tổ chức ăn bán trú gồm: tiền ăn sẽ không quá 30.000 đồng/học sinh/ngày đối với học sinh mầm non, tiểu học; 35.000 đồng/học sinh/ngày đối với học sinh trung học cơ sở.
Tiền mua sắm trang bị phục vụ bán trú (mua sắm vật dụng dùng chung và đồ dùng cá nhân): thu không quá 360.000 đồng đối với học sinh mới tuyển hoặc trang bị lần đầu; các năm học tiếp theo thu không quá 200.000 đồng/học sinh.
Tiếp đó là các khoản: chăm sóc bán trú, dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học (hỗ trợ cơ sở vật chất, điện, nước)...
Khoản thu học thêm quy định rõ: học thêm Toán tư duy, tin học, kỹ năng sống sẽ thu 12.000 đồng/tiết/học sinh tại các quận và thu 10.000 đồng/tiết/học sinh ở các huyện.
Học thêm tiếng nước ngoài cũng quy định rõ mức thu đối với giáo viên Việt Nam dạy và giáo viên nước ngoài dạy tại các quận, huyện.
Đặc biệt, khoản thu học thêm các môn văn hóa đã tăng mức thu từ 9.000 đồng lên 12.000 đồng/tiết/học sinh đối với khu vực nội thành (quận); từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/tiết/học sinh đối với khu vực ngoại thành (huyện).
Nghị quyết cũng quy định rõ các khoản thu: học nghề phổ thông, thi nghề phổ thông, nước uống cho học sinh, trông xe máy, xe đạp.
Điều đáng nói là, tại Mục 1, Điều 2 của Nghị quyết 02 nêu rõ: "Các cơ sở giáo dục công lập chỉ được thực hiện thu đối với danh mục các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo được quy định tại Nghị quyết này".
Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục phải được thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của học sinh và gia đình với nhà trường.
Các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tối đa không vượt quá mức trần học phí được quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Các khoản thu, mức thu phải phù hợp với tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục, điều kiện kinh tế-xã hội, thu nhập của cha mẹ học sinh; bảo đảm nguyên tắc thu, chi, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Việc thu, chi các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục phải bảo đảm thu vừa đủ chi; chi đúng mục đích; mang tính chất phục vụ. Không nhất thiết thu đầy đủ các khoản thu tại Nghị quyết...
Hướng dẫn giúp các nhà trường "lách luật"
Tuy nhiên, tại Hướng dẫn liên sở số 09 ngày 23/9/2022 của Liên sở: Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn lại tạo ra "hành lang pháp lý" để các cơ sở giáo dục thực hiện thu những khoản không có trong danh mục Nghị quyết 02.
Cụ thể, tại Mục 1 (Nguyên tắc thực hiện) trong Hướng dẫn liên sở số 09 nêu rõ: "Chỉ được thực hiện cung cấp và thu đối với các loại dịch vụ thuộc danh mục được quy định tại Nghị quyết 02/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng.
Đối với các khoản ngoài danh mục được quy định tại Nghị quyết 02 (như các khoản thu hộ, mua hộ từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài nhà trường; tiếp nhận vận động tài trợ bằng tiền, hiện vật; phí, lệ phí thi;...) được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành".
Một số đơn vị trường học đã triển khai thu những khoản không có trong danh mục Nghị quyết 02 (Ảnh minh họa: DA)
Căn cứ Hướng dẫn liên sở trên, sau khi họp phụ huynh đầu năm học, nhiều nhà trường đã tuân thủ đúng các quy định của Nghị quyết 02 khi triển khai các khoản thu.
Song, theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn có tình trạng thu thêm những khoản ngoài danh mục theo quy định của Nghị quyết 02 như: tiền trông xe, đồ dùng học phẩm đối với cấp mầm non, thuê lao công...
Theo hiệu trưởng một trường mầm non trong nội thành Hải Phòng, những năm trước, các trường mầm non được thu khoản thu đồ dùng học phẩm để phục vụ trẻ học tập; thu khoản tiền trông xe.
Nhưng năm nay, đối chiếu theo Nghị quyết 02 thì những khoản này không có trong danh mục nên các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy trẻ.
Để có nguồn thu, một số nhà trường đã thỏa thuận với cha mẹ học sinh bằng cách huy động phụ huynh tặng hiện vật, hoặc "tự nguyện" đóng góp ủng hộ nhà trường thực hiện những việc trên.
Cùng với đó, nhiều đơn vị giáo dục công lập đã thực hiện vận động tài trợ từ phụ huynh theo Thông tư 16/2018 để lắp điều hòa, mua sắm bàn ghế, bảng, tivi, máy chiếu, thậm chí cả lắp đặt trạm biến áp.
Với nhiều danh mục thu và các khoản thu ngoài danh mục như vậy khiến cho phụ huynh cảm thấy ngán ngẩm khi năm học mới bắt đầu.
Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết Công nghệ lọc siêu tinh khiết của TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Truờng ĐH Bách khoa Hà Nội, đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí...