Bậc trung học cơ sở sẽ đóng chặt cửa tuyển dụng với sinh viên cao đẳng sư phạm?
Dự thảo Luật Giáo dục quy định: “Có bằng cử nhân sư phạm hoặc có bằng cử nhân và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở”.
Dự kiến đến năm 2026 tất cả giáo viên bậc Trung học cơ sở phải đạt chuẩn đại học
Nội dung báo cáo giải trình đánh giá tác động chính sách đối với việc nâng chuẩn trình độ đào tạo với giáo viên trung học cơ sở mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trìnhỦy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 12/3 thì từ nay đến năm 2026 sẽ dần xóa bỏ trình độ cao đẳng đối với giáo viên bậc học này.
Cơ sở thực tiễn đó chính là thực tế trình độ đại học và trên đại học của giáo viên bậc học trung học cơ sở hiện đang chiếm tỉ lệ cao.
Tại thời điểm tháng 01/2018, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trình độ giáo viên Trung học Cơ sở như sau: Trình độ Cao đẳng sư phạm: 78.974 GV, đạt tỷ lệ 25,4 %; Trình độ Đại học sư phạm : 227.066 GV, đạt tỷ lệ 73,0 %; Trình độ Sau đại học: 4.939 GV, đạt tỷ lệ 1,6%.
Từ thực tế trên, quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc nâng chuẩn trình độ giáo viên Trung học Cơ sở lên đại học là khả thi trong lộ trình để đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn được thực hiện trong thời gian khoảng 5 năm.
Cơ sở pháp lý được căn cứ theo Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ ra thực trạng về đội ngũ giáo viên hiện nay “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu;
Một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”;
Đồng thời, Mục 6, Phần Nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 29-NQ/TW đã định hướng:
“Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm”.
Đây sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Để đạt được mục tiêu này, lộ trình thực hiện là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng vào đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên cao đẳng sư phạm lên đại học sư phạm, cụ thể:
Đối với giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo đại học sư phạm còn thời gian công tác từ 1-5 năm:
Các địa phương phối hợp với các trường sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Video đang HOT
Đối với giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo đại học sư phạm còn thời gian công tác từ trên 5 năm:
Các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hằng năm ở các khối lớp.
Để cụ thể hóa việc nâng chuẩn giáo viên trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật như sau:
“Có bằng cử nhân sư phạm hoặc có bằng cử nhân và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở”.
Như vậy, cùng với những giải pháp cụ thể dự kiến thực hiện để nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên phổ thông và giảng viên đại học như nêu trên, Luật có quy định chuyển tiếp để bảo đảm lộ trình thực hiện việc nâng Chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo, như sau:
Các quy định của Luật này về trình độ chuẩn giáo viên trung học cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc chuẩn hóa với giáo viên.
Theo Giaoduc.net
Nỗi thống khổ của các trường cao đẳng sư phạm
Nếu tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?...
Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường Sư phạm diễn ra vào tháng 8/2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ có những buổi làm việc riêng với các trường sư phạm để có những tính toán sao cho phù hợp.
Trong đó, việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm sẽ phải được ưu tiên làm ngay. Sẽ có những trường trung tâm, trường là phân hiệu và trường là vệ tinh.
Và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quyết liệt quy hoạch lại các trường sư phạm trên cả nước. Song đây là vấn đề liên quan tới nhiều chính sách không chỉ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn thuộc nhiều bộ ngành khác.
Việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm cần thời gian, quá trình chứ không thể chỉ trong vòng 1-2 năm.
Theo chỉ đạo này của Bộ trưởng thì nhiệm vụ trong tương lai của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ trở thành phân hiệu và trường là vệ tinh của trường đại học sư phạm.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng chia sẻ:
"Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo để đi đến thống nhất xem trường Cao đẳng sư phạm sẽ đi về đâu nhưng chưa tìm được câu trả lời".
Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng tồn tại được là nhờ có trường thực hành sư phạm (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Và một trong những vấn đề khó khăn hiện nay là tại tỉnh Sóc Trăng có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp do đó việc sáp nhập như thế nào vẫn đang là câu hỏi lớn.
Vị lãnh đạo này băn khoăn rằng, công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhưng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không giao cho các trường Cao đẳng sư phạm địa phương mà lại giao cho các đại học thì khả năng các trường cao đẳng sư phạm sẽ phải đóng cửa.
Chia sẻ kinh nghiệm về nguồn "nuôi sống" trường thời gian qua, vị này thông tin:
"Trong những năm gần đây, nguồn tuyển sinh của trường rất hạn chế và theo chiều hướng giảm dần, không đảm bảo chỉ tiêu trên giao.
Do vậy, nguồn kinh phí hoạt động cũng bị giảm theo, trong khi đó các hoạt động phong trào và hoạt động giáo dục vẫn phải duy trì, thậm chí mở rộng thêm.
Một số giảng viên không đủ định mức giảng dạy.
Trường Thực hành Sư phạm lại tăng quy mô về số lượng học sinh và lớp học nên kinh phí hoạt động và chi trả lương hợp đồng cho giáo viên phải được trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng bổ sung, hỗ trợ thêm để đảm bảo hoạt động.
Đứng trước thực trạng trên, đòi hỏi lãnh đạo trường phải nghiên cứu, tìm kiếm ra các giải pháp để tồn tại và "nuôi sống" đội ngũ.
Các giải pháp mà trường đã thực hiện nhằm giải quyết bài toán thực trạng nêu trên đó là:
(1) Tăng cường hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học; mở rộng các loại hình đào tạo, mở các dạng chuyên đề bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
(2) Tăng cường nguồn thu từ các loại hình dịch vụ trong trường.
(3) Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đóng góp vật chất, kinh phí của các tổ chức kinh tế, các cá nhân có quan tâm đến giáo dục để hỗ trợ cho các hoạt động phong trào của nhà trường.
(4) Sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự nhà trường, trong đó tinh gọn lại quy mô lớp, học sinh các cấp học của trường Thực hành Sư phạm cho phù hợp,..."
Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 20.000 giáo viên trong đó giáo viên là mầm non 3.500, tiểu học là 8.000 giáo viên, trung học cơ sở là 5.500 và còn lại là giáo viên bậc trung học phổ thông.
Từ con số này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng hi vọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có chỉ đạo để Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương giao công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các trường cao đẳng sư phạm để bồi dưỡng về năng lực giảng dạy và bồi dưỡng các chuyên đề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong khi đó, trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh - nơi có vị trí địa lý gần Thủ đô Hà Nội, việc tuyển sinh hàng năm ở mức ổn tuy nhiên Nhà trường hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh nêu cụ thể:
Thứ nhất, Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV đã quy định rõ về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nếu theo đúng chỉ đạo này thì hiện tỉnh Bắc Ninh đang thiếu gần 3.000 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong khi mỗi năm chỉ tuyển dụng vài trăm giáo viên do đó, lượng thừa thiếu giáo viên đang có độ lệch lớn so với thực tế.
Thứ hai, Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6, trong phần Mục tiêu cụ thể đã nêu rõ: Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nếu không tăng biên chế thì học trò nào còn muốn vào học trường sư phạm nữa?
Và theo đúng chỉ đạo này, từ nay đến năm 2021, tỉnh Bắc Ninh sẽ không những không tăng mà còn giảm biên chế.
Như vậy có nghĩa là, địa phương phải chuyển hướng sang xã hội hóa để có tiền chi trả tiền giảng dạy đối với những giáo viên hợp đồng.
Nhưng nếu tiến hành xã hội hóa tức là thu tiền học phí của học sinh phổ thông thì lại vi phạm Luật Giáo dục.
Thứ ba, giả sử các tỉnh giao cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở thì ai sẽ là người đưa họ đến bồi dưỡng? Kinh phí lấy ở đâu?...
Từ thực tế này, lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh kỳ vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương để các trường cao đẳng sư phạm địa phương được tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nỗi khó của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay còn là tình trạng chảy máu chất xám. Nhiều giảng viên được đào tạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không có việc làm (do ít sinh viên), không an tâm với công việc nên chuyển đi trường khác, tỉnh khác...
Do vậy phải giải quyết được những vấn đề nêu trên thì tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương mới sáng sủa lên được.
Theo GDVN
Hơn 500 giáo viên hợp đồng thừa ở Đắk Lắk:Ai chịu trách nhiệm? Việc hơn 500 giáo viên được lãnh đạo huyện ký hợp đồng dư thừa qua các đời chủ tịch huyện xảy ra tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) rộ lên những ngày qua. Sau nhiều năm cố nén đợi để được vào biên chế như lời hứa hẹn của lãnh đạo huyện thì họ lại nhận được "gáo nước lạnh" là sẽ bị...