Bậc thầy quan hệ của Microsoft
Từ một biểu tượng của độc quyền thập niên 90, hình ảnh Microsoft ngày càng đẹp hơn trong mắt nhà quản lý.
Không dễ để đạt được quan hệ như của Chủ tịch Microsoft Brad Smith và các nhà chức trách. Năm 2020, khi một ủy ban Quốc hội Mỹ chuẩn bị thẩm vấn công khai 4 CEO công nghệ lớn, ông Smith có cuộc gặp riêng với nhà lập pháp. Khi Australia đề xuất dự luật buộc Facebook, Google trả tiền cho báo chí, ông Smith tán thành và đưa Bing làm giải pháp thay thế. Khi Mỹ cân nhắc quy định tương tự, ông lại đến Washington để làm chứng trước Quốc hội và thể hiện sự ủng hộ của mình.
Ông Smith có gần 30 năm kinh nghiệm tại Microsoft và 7 năm làm Chủ tịch hãng phần mềm. Trong một môi trường pháp lý ngày càng bất lợi đối với các hãng công nghệ, vị trí của Microsoft thực sự đáng ghen tỵ. Từng là biểu tượng của độc quyền, Microsoft nay lại được các nhà chức trách xem như một công ty thân thiện, phần lớn nhờ vào nỗ lực của Chủ tịch.
Chiến lược của ông là hợp tác với nhà quản lý thay vì đối đầu. Ông chỉ trích cách vận hành App Store của Apple. Ông ủng hộ các biện pháp làm suy yếu sự thống trị của Facebook và Google với quảng cáo kỹ thuật số. Ông cũng đứng về phía nhà chức trách trong công cuộc siết chặt thực hành kinh doanh của Amazon.
Những hành động của ông được Giám đốc pháp lý Google Kent Walker nhận xét là “chủ nghĩa cơ hội doanh nghiệp trần trụi”. Song, ông Smith cho rằng những lập trường của Microsoft không nhằm hạ thấp đối thủ. Thay vào đó, Microsoft tìm cách tự điều chỉnh cho phù hợp với các quy định, nguyên tắc sắp tới, ngay cả khi nó tạo ra nhiều rào cản hơn. Ông nhắc lại trường hợp của các nhà băng khi đối diện với quy định mới trong thập niên 30 sau một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính. “Kháng cự vô ích”, ông nói.
Thâm niên và kinh nghiệm
Không nhiều lãnh đạo công nghệ có được sự kết hợp giữa thâm niên và kinh nghiệm vật lộn với các trung tâm quyền lực chính trị như ông Smith. Là một trong những nhà lãnh đạo phục vụ lâu năm nhất tại Microsoft, ông gia nhập công ty năm 1994 và là cố vấn pháp lý trong các vụ kiện chống độc quyền trên khắp thế giới vào những năm 1990.
Giám đốc pháp lý khi ấy chọn cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với các nhà quản lý. Năm 2001, ông trình một slide duy nhất trước ban giám đốc Microsoft: “Đã đến lúc hòa bình”. Năm tiếp theo, ông trở thành Giám đốc pháp lý.
Sau khi đạt thỏa thuận quan trọng với Bộ Tư pháp Mỹ năm 2001, đặt ra một số hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của công ty, ông Smith tìm cách giải quyết hàng chục tranh chấp với chính phủ và doanh nghiệp khác trên thế giới. Sự thân thiện của họ đã trở thành một vũ khí hiệu quả trong “kho đạn” của Microsoft.
Năm 2007, Microsoft để thua Google khi không mua được hãng công nghệ quảng cáo DoubleClick. Theo Thời báo Phố Wall, Steve Ballmer, CEO năm đó của Microsoft, đã yêu cầu ông Smith bảo đảm Google phải chịu giám sát tương tự những gì họ từng trải qua. Ông Smith đã vận động các quan chức chặn thương vụ do lo ngại Google thống trị thị trường quảng cáo kỹ thuật số. Nỗ lực thất bại song khơi dậy xung đột gay gắt với Google.
Ông thành lập một tổ chức mới, Văn phòng Quan hệ chiến lược, với thành viên là luật sư và chuyên gia vận động hành lang để thúc đẩy các vụ việc chống lại Google tại Mỹ và châu Âu. Tổ chức này đứng sau và hỗ trợ tài chính, chuyên môn cho các công ty thách thức Google, chẳng hạn website so sánh giá Foundem, nguyên đơn trong vụ kiện chống độc quyền năm 2009. Nhà chức trách châu Âu đã phạt Google gần 3 tỷ USD vào năm 2017.
Bậc thầy quan hệ
Vai trò của ông Smith tiếp tục thay đổi sau năm 2014 khi Satya Nadella lên nắm quyền và nhanh chóng chuyển dịch văn hóa của Microsoft sang hướng hợp tác hơn, cả bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những động thái đầu tiên của ông Nadella là đưa Microsoft Office lên iPad của đối thủ Apple.
Theo lời các cựu nhân viên, ông Smith trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt thành nỗ lực của tân CEO. Năm 2015, ông được thăng chức làm Chủ tịch Microsoft, giúp ông có thêm cơ hội tiếp xúc các quan chức chính phủ và điều trần trước Quốc hội. Năm tiếp theo, Microsoft và Google đồng ý thỏa thuận chấm dứt khiếu nại lẫn nhau trong 5 năm. Khoảng thời gian này, nhóm Văn phòng quan hệ chiến lược đóng cửa.
Video đang HOT
Từ khi nhậm chức, ông Smith thường được nhân viên gọi là “Thị trưởng Smith”. Khi nhà chức trách tăng cường quản lý Big Tech, Microsoft áp dụng chiến lược càng tránh xa đối thủ càng tốt và thể hiện là một người chơi có trách nhiệm nhất, theo Adam Kovacevich, cựu chuyên gia vận động hành lang của Google.
Hơn mọi tên tuổi lớn khác cùng ngành, Microsoft sẵn sàng cử lãnh đạo cấp cao và chuyên gia để đối thoại về các vấn đề chính sách công nghệ, chẳng hạn phản ứng trước các cuộc tấn công mạng hay chuyển dữ liệu người dùng xuyên biên giới.
Một phần khiến Microsoft có lợi hơn đối thủ là họ dựa vào khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn khách hàng cá nhân. Các mảng kinh doanh hướng đến khách hàng cá nhân mà Apple, Google, Amazon và Facebook đang kiểm soát mới thu hút nhiều tranh cãi những năm vừa qua. Gần đây, Microsoft đầu tư hơn vào phân khúc này, bao gồm làm mới chợ ứng dụng App Store và đặc biệt là video game. Công ty muốn thâu tóm xưởng game Activision để cung cấp thêm nội dung gấp cho dịch vụ thuê bao video game.
Trước các nhà lập pháp, ông Smith vừa công khai vừa âm thầm ủng hộ quy định mới với các nền tảng công nghệ lớn. Trong đó, có một dự luật nhằm vào các chợ ứng dụng, bao gồm cho phép tải ứng dụng từ bên thứ ba. Điều này sẽ có lợi khi Microsoft phát hành các videogame mà không phải qua những hạn chế của Apple.
Dù rút khỏi các hiệp hội công nghệ như Technet hay Hiệp hội Internet, Microsoft vẫn hợp tác với đối thủ. Năm 2021, Microsoft tham gia cùng Amazon và Google để thiết lập tiêu chuẩn mới, giám sát cách các công ty đám mây bảo vệ dữ liệu. Ông cho rằng, khi thị trường phát triển, nó sẽ nhận thức được tầm quan trọng của sát cánh bên nhau, ngay cả khi có những bất đồng về một vài vấn đề nhất định.
Lý do Microsoft không bị xét nét như Google, Facebook
Nhờ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lập pháp, Chủ tịch Brad Smith giúp Microsoft tránh những áp lực về độc quyền mà các công ty như Facebook hay Google đang đối mặt.
Sức ảnh hưởng của Smith được chú ý khi Microsoft muốn tạo thuận lợi cho thương vụ mua lại Activision Blizzard với giá 75 tỷ USD. Nhờ kinh nghiệm làm việc tại Microsoft 30 năm và giữ chức chủ tịch trong 7 năm, Smith giúp công ty có được vị trí đặc biệt trong mắt nhà chức trách.
Chiến lược của Smith là xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhà lập pháp. Ông còn công khai ủng hộ đề xuất kiểm soát hoạt động của Big Tech và rút khỏi các hiệp hội thương mại, được thành lập để công ty công nghệ bày tỏ tiếng nói trước giới chức.
"Vũ khí" của Smith tại Microsoft
Theo WSJ, rất ít lãnh đạo công nghệ sở hữu thâm niên làm việc và kinh nghiệm xoay xở trước pháp luật như Smith. Gia nhập Microsoft vào năm 1993, Smith là phó cố vấn giúp công ty vượt qua tranh chấp căng thẳng về độc quyền với chính phủ nhiều nước trong những năm 1990.
Năm 2001, Smith đề xuất trở thành tổng cố vấn tại Microsoft bằng slide PowerPoint với dòng chữ "Đã đến lúc làm hòa". Ông đảm nhiệm chức vụ này kiêm phó chủ tịch vào năm 2002. Kể từ đó, Smith giải quyết hàng chục vụ kiện với các công ty, chính phủ trên khắp thế giới. "Tình hữu nghị" trở thành vũ khí cạnh tranh mới của Microsoft.
Brad Smith có 30 năm làm việc tại Microsoft, giữ vị trí chủ tịch được 7 năm.
Năm 2007, Microsoft thua cuộc trước Google trong thương vụ thâu tóm công ty quảng cáo trực tuyến DoubleClick. Một số nhân viên cũ tiết lộ Steve Ballmer, khi đó là CEO Microsoft, nói với Smith rằng hãy cho Google trải qua cảm giác bị giới chức theo dõi sát sao.
Ngay sau đó, Smith đã vận động các quan chức ngăn chặn thương vụ mua lại DoubleClick do Google đang thống trị lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số. Dù thất bại, nỗ lực của Smith đã châm ngòi cho cuộc chiến lớn với Google, công ty Internet muốn cạnh tranh với Microsoft trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp, một trọng tâm kinh doanh của Microsoft.
Microsoft theo đuổi chiến lược đặt họ ngoài nhóm Big Tech, trở thành công ty có trách nhiệm nhất
Adam Kovacevich, CEO Chamber of Progress
Smith đã thành lập nhóm Văn phòng Quan hệ Chiến lược, gồm những luật sư và nhà vận động hành lang để hỗ trợ tài chính, chuyên môn cho các tổ chức khởi kiện Google về vấn đề chống độc quyền tại Mỹ và châu Âu. Một trong số đó gồm Foundem, trang web so sánh giá tại Anh đã kiện Google vào năm 2009 với cáo buộc độc quyền. Đến năm 2017, các quan chức châu Âu phạt Google 3 tỷ USD liên quan đến đơn kiện.
Vai trò của Smith tiếp tục thay đổi khi Satya Nadella trở thành CEO Microsoft vào năm 2014. Nadella đã chuyển văn hóa Microsoft từ chính trị doanh nghiệp sang mở rộng hợp tác, động thái đầu tiên là mang bộ ứng dụng văn phòng Office lên iPad.
Là một trong những người ủng hộ Nadella nhiều nhất, Smith được thăng chức lên chủ tịch Microsoft vào năm 2015. Điều đó giúp ông có thêm quyền lực khi gặp gỡ quan chức chính phủ và làm chứng trong các phiên điều trần. Một năm sau, Microsoft và Google ký thỏa thuận đình chiến kéo dài 5 năm. Thời điểm đó, Smith đã đóng cửa Văn phòng Quan hệ Chiến lược.
Chiến lược ngoại giao khôn khéo
Từ khi đảm nhiệm vị trí chủ tịch, Smith trở thành gương mặt nổi bật của Microsoft, thường được các thành viên trong đội ngũ gọi là "Thống đốc Smith". Khi nhà chức trách để mắt đến nhóm Big Tech, Smith nêu quan điểm ủng hộ đề xuất kiểm soát các hãng công nghệ lớn.
"Microsoft theo đuổi chiến lược đặt họ ngoài nhóm Big Tech, trở thành công ty có trách nhiệm nhất", Adam Kovacevich cho biết. Ông là cựu chuyên gia vận động hành lang của Google, hiện đứng đầu Chamber of Progress, tổ chức vận động hành lang phi lợi nhuận do Amazon, Apple và Google tài trợ.
Kinh nghiệm của Brad Smith sẽ được kiểm chứng với thương vụ Microsoft thâu tóm Activision Blizzard trị giá 75 tỷ USD.
Sau khi công bố thâu tóm Activision Blizzard đầu năm nay, đội ngũ của Smith đã liên hệ các cộng sự của nghị sĩ Ken Buck, người đứng đầu Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện Mỹ. Chủ tịch Microsoft muốn xoa dịu lo lắng về tác động của thương vụ với tính cạnh tranh công bằng.
Là một trong những người phản đối nhóm Big Tech mạnh mẽ nhất, Buck đã chia sẻ thông tin về thương vụ của Microsoft lên Twitter với lời lẽ tích cực. Trước đó, Smith đã chủ động kết nối với Buck ngay khi ông được bầu vào Hạ viện Mỹ năm 2014. "Smith đã tận dụng kinh nghiệm cố vấn rằng cách tốt nhất để đối phó những người tại Quốc hội là gặp mặt trực tiếp", Buck cho biết.
Năm 2020, Buck và các thành viên trong hội đồng chống độc quyền tại Hạ viện chuẩn bị cho cuộc điều trần của CEO Amazon, Facebook, Apple và Google. Cuộc họp của thành viên tiểu bang với các nhà lập pháp có sự góp mặt của Smith. Trong bài thuyết trình dài hơn một tiếng, Smith nói về lịch sử của Microsoft dưới sự giám sát của Washington. Từ đó, các nhà lập pháp đồng ý hỏi những câu khó nhằn cho những CEO.
Theo một số nguồn tin thân cận, Microsoft đã hợp tác với ủy ban cho cuộc điều tra chống độc quyền chứ không phải mục tiêu. Microsoft nghiêng về nhóm khách hàng doanh nghiệp, trong khi Apple, Google, Amazon hay Facebook hướng mục tiêu kinh doanh đến người dùng nhiều hơn.
Trước các nhà lập pháp, Smith thường ủng hộ áp đặt quy định cho các nền tảng công nghệ lớn. Ông tán thành dự luật cho khả năng tải app từ kho ứng dụng ngoài trên các hệ điều hành như iOS, khẳng định sẽ tuân thủ quy định nếu Australia buộc Google trả tiền cho báo chí.
Đầu tháng 4, Google gây căng thẳng khi đăng bài ghi rằng việc chính phủ sử dụng quá nhiều sản phẩm Microsoft tạo ra nguy cơ tấn công mạng. Frank Shaw, phát ngôn viên của Microsoft cho biết đó là nghiên cứu "đáng thất vọng nhưng không quá ngạc nhiên".
Năm 2021, Microsoft khiến Apple khó chịu khi làm chứng cho vụ kiện của Epic Games, chủ sở hữu tựa game Fortnite chống lại Apple với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. Táo khuyết cáo buộc Microsoft là con rối đứng sau các lập luận của Epic Games. "Một người quan sát tỉnh táo sẽ tự hỏi liệu Epic có phải bình phong của Microsoft hay không", Apple cho biết trong hồ sơ nộp lên tòa án.
Microsoft do Smith làm chủ tịch không tham gia phiên điều trần về chống độc quyền của Quốc hội Mỹ năm 2020.
Trong những năm gần đây, Microsoft đã rút khỏi các hiệp hội công nghệ, tổ chức vận động hành lang như TechNet và Internet Association. Nguồn tin nội bộ nói rằng Microsoft không muốn bị bó buộc với những hãng công nghệ khác.
Smith cho biết Microsoft vẫn duy trì hợp tác với đối thủ. Năm ngoái, công ty đã ký thỏa thuận với Google và Amazon để tạo ra bộ tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khách hàng dành cho các công ty đám mây. "Khi ngành công nghiệp trưởng thành, hợp tác cùng nhau sẽ được đánh giá cao, kể cả khi chúng tôi có thể bất đồng với một số vấn đề trong cùng thời điểm", Smith cho biết.
Sự chú ý dành cho thương vụ Activision
Thỏa thuận Microsoft mua lại Activision Blizzard đang được Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) xem xét. Vào cuối tháng 3, 4 nghị sĩ Mỹ đã gửi thư đến FTC cho rằng thương vụ có thể làm suy yếu cáo buộc của nhân viên liên quan đến môi trường làm việc, quấy rối tình dục tại hãng game này.
Trước khi thương vụ được công bố vào tháng 1, Smith nói rằng ông bị mất ngủ. Không thể nằm trên giường, chủ tịch Microsoft lên kế hoạch loại bỏ lời chỉ trích bằng cách giải quyết những lo ngại về cạnh tranh.
Sáng hôm sau, Smith gọi điện cho Giám đốc Xbox, Phil Spencer đề nghị thông báo kế hoạch cho đối thủ Sony, nói với hãng này rằng Microsoft sẽ tiếp tục sản xuất trò chơi của Activision Blizzard cho dòng máy game PlayStation.
Smith là người ủng hộ chiến lược thay đổi Microsoft của CEO Satya Nadella.
Cùng với CEO Nadella, Smith thông báo kho ứng dụng của Microsoft sẽ không yêu cầu lập trình viên sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền. Một tháng sau, Microsoft công bố các chính sách mới của kho ứng dụng cho nhà lập pháp và báo chí.
Theo WSJ, động thái trên làm mềm lòng các nhà lập pháp trên thế giới trước khi mảng game của Microsoft có sự phục vụ của Activision Blizzard.
"Chúng tôi tập trung thích ứng với quy định hơn là chống lại chúng. Công ty muốn làm rõ với nhà lập pháp và công chúng rằng nếu thương vụ (mua lại Activision Blizzard) được chấp nhận, họ có thể tin tưởng Microsoft sẽ thích ứng với các quy định hiện có, cũng như điều hành hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm", Smith chia sẻ trước các phóng viên.
Mỹ và Trung Quốc cần 'sửa chữa' mối quan hệ công nghệ Chủ tịch Microsoft Brad Smith trong một buổi họp trực tuyến hôm 9.9 nói rằng, Washington và Bắc Kinh phải cố gắng cải thiện mối quan hệ, đồng thời giải quyết vấn đề xung quanh việc trao đổi công nghệ. Chủ tịch Microsoft Brad Smith Theo Nikkei, ông Brad Smith đã mô tả mối quan hệ Mỹ - Trung hiện tại là "mối...