Bác sĩ xót xa trước bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Bé gái 14 tuổi ở Bình Dương có kinh nguyệt song kéo dài nhiều ngày. Em được phát hiện bệnh giai đoạn cuối và không thể điều trị.
Trước đó, em T.T.B.T (14 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) lần đầu có kinh nguyệt song kéo dài suốt 2 tuần, kèm theo mệt mỏi, đau nhức.
Khi em T. ngày càng xanh xao, tái nhợt, ngày một đau bụng nhiều hơn, gia đình đưa em vào viện tỉnh để thăm khám, bác sĩ nghi em bị ung thư cổ tử cung nên chuyển em vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Sau khi thực hiện xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ phát hiện em T. bị ung thư cổ tử cung, lan ra chu cung 2 bên, xâm lấn bàng quang, và xuống gần hết âm đạo trên 10 cm, gây dãn niệu quản, thận ứ nước.
Em T. đang được điều trị tại BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: P.A
Em được chỉ định mổ khẩn cấp nhưng thất bại do bệnh em phát hiện quá trễ, khối bướu to không chỉ chiếm hết tử cung, mà còn bám vào vách chậu, hạch chậu, kể cả hạch cạnh động mạch chủ bụng tạo thành khối. Bác sĩ đã chuyển sang xử lý bằng sinh thiết.
Video đang HOT
Theo Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, em T. là trường hợp hiếm gặp, bệnh nhi quá nhỏ tuổi song khối u to gây chèn ép, di căn bám chặt vào nhiều cơ quan, bệnh không đáp ứng điều trị. Bệnh nhi còn quá nhỏ nên tập thể bác sĩ cảm thấy rất xót xa trước trường hợp này.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, tai Mỹ ung thư cổ tử cung trong đô tuôi từ 15- 19 chỉ có 14 trương hơp/năm, với tỉ lệ 0,15/100.000 phu nữ. Thủ phạm chính có thể là các bệnh nhân nhiễm HPV, nhiều khả năng lây từ mẹ, còn hiện chưa xác định được yếu tố di truyền trong ung thư cổ tử cung.
Chuyên gia khuyên cáo, ung thư phụ khoa không chừa bất kỳ phụ nữ nào và bất kỳ độ tuổi nào. Nên, phụ nữ cần trạng bị kiến thức phòng ngừa chẩn đoán ung thư phụ khoa sớm. Các em gái từ 12 tuổi cần được tiêm ngừa vắc xin HPV để phòng bệnh.
Các phụ huynh nên chú ý thấy con em có những dâu hiệu kinh nguyệt bất thường, rong kinh, mệt mỏi, đau bụng cần phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt Nam tử vong do ung thư cổ tử cung
Năm 2018 Việt Nam ghi nhận có 4.177 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, 2.420 người tử vong do bệnh này.
Ảnh minh họa
Phó giáo sư Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 thế giới ghi nhận 570.000 ca ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ ba ở phụ nữ. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.
Theo Phó giáo sư Nghĩa, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu liên quan hai chủng HPV 16 và 18. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm, kéo dài 5-20 năm.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh gây tử vong khi ở giai đoạn cuối.
Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắcxin ngừa virus HPV cùng với tầm soát định kỳ.
Phó giáo sư Nghĩa cho biết, vắcxin ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn... cũng như các mụn cóc sinh dục.
Báo cáo tháng 6/2017 của WHO, các quốc gia đưa vắcxin phòng HPV vào chương trình tiêm chủng đã giảm một nửa tỷ lệ mắc tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ.
Tại Việt Nam, từ năm 2008 đến nay đã có hơn 1,4 triệu liều vắcxin HPV được tiêm chủng, không ghi nhận các phản ứng nghiêm trọng nào.
Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Australia công bố có thể loại bỏ căn bệnh này trên toàn cầu. Theo đó, nếu đạt được phạm vi tiêm chủng rộng rãi và mở rộng sàng lọc, sẽ có 149 trên 181 quốc gia loại bỏ ung thư cổ tử cung vào nửa đầu thế kỷ này. Các nhà nghiên cứu cũng dự đoán trong 50 năm tới việc thực hiện tiêm chủng và tầm soát sẽ ngăn ngừa 13,4 triệu trường hợp ung thư cổ tử cung.
Vắcxin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi. Vắcxin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ giao hợp đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều, theo đó liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu một tháng và liều ba cách liều hai tối thiểu 3 tháng.
Lê Nga
Theo VNE
Những hiểu lầm thường gặp về nguyên nhân ung thư Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, có hơn 100 loại ung thư có thể chẩn đoán được. Tuy đã có rất nhiều sự kiện thúc đẩy giáo dục về căn bệnh này và hỗ trợ cho người bệnh, nhưng vẫn còn rất nhiều điều bị nhận thức sai về nguyên nhân gây bệnh ung thư. Những người có lựa chọn lối sống...