Bác sĩ Việt Nam có chứng chỉ hành nghề chưa được Campuchia công nhận
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) tại Hội nghị tổng kết 9 năm thi hành luật khám, chữa bệnh do Bộ Y tế tổ chức hôm 29.7 tại TP.HCM. Việc đào tạo ngành y ở Việt Nam hiện nay chưa tương thích với quốc tế.
Các bác sĩ Việt Nam được đào tạo không tương thích với quốc tế – Ảnh: PV
Y sĩ chưa đủ trình độ khám, chữa bệnh
Theo ông Quang, hiện nay điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề của Việt Nam khác so với quốc tế. Việt Nam cấp chứng chỉ hành nghề hoàn toàn dựa trên hồ sơ, chưa đảm bảo được tính khách quan và đảm bảo được chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực khám, chữa bệnh các văn bằng chứng chỉ, chứ không dựa trên việc đánh giá năng lực thông qua kỳ thi quốc gia để cấp phép như nhiều nước đang thực hiện.
“Ngay cả y sĩ được đào tào 3 năm cũng được cấp chứng chỉ hành nghề. Đào tạo y sĩ chỉ có 3 năm nên thời gian đào tạo chuyên môn và thực hành rất ngắn mà ra trường lại được khám bệnh đa khoa, kê đơn thuốc. Thực tế với thời gian đào tạo như trên, y sĩ chưa đủ trình độ, chuyên môn cũng như năng lực để khám, chữa bệnh”, ông Quang nói.
Ông Quang cho biết hiện nay đào tạo ngành y của Việt Nam không tương thích với quốc tế. Vì thế mới có chuyện, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam sang Campuchia không được công nhận, vì nước này họ đào tạo ngành y tương thích với quốc tế.
Do đó, trong năm 2019 này, Bộ Y tế chủ trương không đào tạo y sĩ nữa, chỉ có đào tạo bác sĩ. Tuy nhiên, việc đào tạo bác sĩ phải trên cơ sở đổi mới đào tạo y khoa. Theo đó, đào tạo 4 năm thành cử nhân y khoa, tiếp tục đào tạo 2 năm thành bác sĩ y khoa và sau đó thi tuyển quốc gia, nếu đỗ thì mới có chứng chỉ hành nghề và bắt đầu đi học chuyên khoa 3 năm.
“Trong dự thảo Luật, khám chữa bệnh sửa đổi sắp tới, Bộ Y tế sẽ tính đến việc người được cấp chứng chỉ hành nghề phải trải qua kỳ thi cả lý thuyết lẫn thực hành. Nếu vượt qua kỳ thi đó thì mới khám, chữa bệnh tốt hiệu quả được”, ông Quang cho biết.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, các quy định về người xin cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay chưa bao quát hết các chức danh chuyên môn tham gia trong quy trình khám chữa bệnh. Hiện nay một số chức danh đã làm trong cơ sở khám chữa bệnh, nhưng chưa được cấp phép là cử nhân tâm lý, cử nhân tâm lý lâm sàng, cử nhân xạ trị, thư ký y khoa, nhân viên y tế học đường, cử nhân dinh dưỡng, kỹ sư sinh học, kỹ sư hóa học.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiến hành sửa đổi một số nội dung trong luật khám, chữa bệnh hiện nay, trong đó có sửa đổi những quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. Dự kiến sẽ đưa thêm chức danh chuyên môn như: cử nhân khúc xạ, chỉnh quang viên, kỹ thuật viên khúc xạ… vào đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sẽ có những quy định rõ ràng hơn trong việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với lương y; đồng thời xem xét cấp chứng chỉ hành nghề cho những cô đỡ thôn bản, nhân viên cấp cứu ngoại viện.
Bác sĩ nằm “liệt giường” cũng có chứng chỉ hành nghề
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM ủng hộ chủ trương của Bộ Y tế là phải thi chứng chỉ hành nghề nếu đỗ thì mới được cấp, chứ không thể cấp chứng chỉ hành nghề dựa trên các văn bằng, chứng chỉ như hiện nay. Tuy nhiên ông Thượng đề nghị chỉ nên cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn, chứ không như hiện nay cấp chứng chỉ hành nghề không có thời hạn.
“Việc ‘hành nghề suốt đời’ như hiện nay khiến địa phương gặp khó trong quản lý. Nhiều cơ sở vi phạm khi bị thanh tra xử lý hay đình chỉ hoạt động, thì họ lại giải tán cơ sở đó, rồi lập cơ sở mới để hoạt động với tên gọi mới. Việc không quy định thời hạn dẫn đến việc khó giám sát được người hành nghề có còn đủ điều kiện hành nghề sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề”, ông Thượng chia sẻ.
Ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Y tế cần phải quy định độ tuổi cấp chứng chỉ hành nghề, không thể để tình trạng bác sĩ già yếu, nằm “liệt giường” mà cũng có chứng chỉ hành nghề.
“Hiện nay có nhiều người nằm một chỗ, không đi nổi mà cũng có chứng chỉ hành nghề. Rất có thể những chứng chỉ hành nghề đó được các bác sĩ này cho thuê mượn. Điều này sẽ gây ra những tai họa khôn lường trong việc khám, chữa bệnh”, ông Hùng nói.
Đề cập đến vấn đến này, Bộ Y tế cho biết hầu hết các nước cấp phép hành nghề thường cấp phép có thời hạn. Các nước giấy phép hành nghề thường có thời hạn là 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Việc không quy định thời hạn dẫn đến việc khó giám sát được người hành nghề có còn đủ điều kiện hành nghề sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này sẽ được Bộ Y tế xem xét sửa đổi trong luật khám, chữa bệnh sắp tới.
Ngoài ra, để tương thích với tính chất và giá trị pháp lý quốc tế, Bộ Y tế đang xem xét để sửa đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề cho phù hợp, vì chỉ khi nào gọi là giấy phép mới có thể cấp phép hoặc rút phép, còn chứng chỉ thì chỉ là sự công nhận khi đương sự hoàn thành một trình độ nào đó.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần sửa đổi, bổ sung những gì?
Đảm bảo an toàn cho bác sĩ, làm rõ các sự số y khoa, xem xét thi cấp chứng chỉ hành nghề cho y bác sĩ, dừng đào tạo y sĩ... là những điểm mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Nhiều tồn tại, bất cập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành cần bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung . ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 29.7, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh (KCB) các tỉnh phía nam tại TP.HCM.
9 năm nhiều thành tựu
Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, trong 9 năm qua, Luật KCB đã đạt được 4 kết quả.
Thứ nhất, góp phần chuẩn hóa kỹ năng thực hành y khoa, chuẩn hóa chất lượng KCB.
Thứ 2 là luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để ngành y tế tiếp cận kỹ thuật mới, phương pháp mới quốc tế phù hợp điều kiện KCB, an toàn cho người bệnh. Thí dụ, kỹ thuật ô xy hóa ngoài cơ thể (ECMO), ghép tế bào gốc...
Thứ 3 là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ KCB của người dân, hòa hợp y tế công và tư, trong đó y tế công đóng vai trò chủ đạo.
Và cuối cùng là nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ KCB.
Bạnh cạnh luật thì có các nghị định, thông tư hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động KCB, nhằm nâng cao chất lượng KCB, giảm sai sót chuyên môn và sự cố y khoa; người bệnh được thụ hưởng nền dịch vụ y tế kỹ thuật cao.
Theo ông Quang, trong 9 năm đã có gần 364.000 người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) (trong gần 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực y tế), trong đó điều dưỡng chiếm 40%, bác sĩ 20%, y sĩ 15%, hộ sinh, kỹ thuật viên.
9 năm cũng có gần 50.000 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cung cứng dịch vụ KCB cho 96 triệu dân.
Về chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế ban hành gần 4.000 hướng dẫn quy trình điều trị. Về thuốc có thuốc mới, thuốc hiếm, cơ bản cung ứng đầy đủ thuốc, đáp ứng KCB. Ngành y tế cũng có những trang thiết bị y tế phù hợp, tiên tiến. Ngoài ra, công tác xã hội hóa y tế, liên danh liên kết để có cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế về mặt tài chính tốt hơn.
Nhưng cũng còn nhiều hạn chế
Tuy vậy, ông Quang cũng như các đại biểu dự hội nghị cho rằng cho rằng, sau 9 năm thi hành thì luật cũng bộc lộ những điểm không phù hợp cần bãi bỏ và có những điều khoản cần sửa đổi, bổ sung.
Trong lĩnh vực mới là hồ sơ sức khỏe, an ninh bệnh viện chưa có quy định. Về an ninh bệnh viện, làm thế nào bảo vệ tối đa trước sự xâm phạm danh dự, sinh mạng người hành nghề? Do vậy, quyền và nghĩa vụ người hành nghề, người bệnh, cơ sở KCB cần có đánh giá, bổ sung. Thí dụ người bệnh giai đoạn cuối liên quan AIDS, phải làm thế nào để giảm đau, làm cho họ bớt đau đớn trước khi chết. Người Thiên chúa giáo trước khi tử vong được tạo điều kiện để họ được rửa tội, xức dầu hay người đạo Phật được cho nhà sư cúng trong cơ sở y tế.
Liên quan đến lĩnh vực cấp CCHN, trước đây chỉ cấp cho bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, lương y, y sĩ... Theo ông Quang, bây giờ xem xét có nên đào tạo y sĩ nữa hay không vì không có nước nào còn đào tạo loại hình này. Không còn quốc gia nào giống VN. Đào tạo y sĩ để hành nghề thì rất không ổn về chất lượng, đây là vấn đề rất đáng quan tâm, đến lúc đình lại đào đạo và sử dụng y sĩ.
Mặc khác, thế giới thi cấp CCHN có thời hạn, kiểm định chất lượng thì mới cho KCB, còn VN thì cấp CCHN dựa vào hồ sơ, giấy tờ mà không qua thi năng lực, CCHN có thời gian vô thời hạn.
Hiện nay, khó khăn là các đối tượng như cử nhân sinh học, hóa học, kỹ sư công nghệ sinh học đòi cấp CCHN vì không có CCHN thì họ không được cơ sở y tế tư nhân tiếp nhận. Vấn đề này Bộ Y tế sẽ tiếp tục bàn thảo, xem xét trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung mới...
Phòng khám Trung Quốc "trấn lột" người bệnh
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua qua thanh tra các tỉnh thành đã phát hiện 8.100 lượt vi phạm KCB, xử phạt 4.200 lượt với tổng số tiền hơn 44 tỉ đồng. Thu hồi CCHN hơn 100 bác sĩ, lý do thu hồi CCHN là do cấp trùng, không thực hành 2 năm liên tục, cấp CCHN có nội dung không đúng quy định pháp luật. Đồng thời cũng thu hồi nhiều giấy phép hoạt động.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục trưởng Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế cho rằng kiểm tra, thanh tra là vấn đề khá phức tạp. Ở TP.HCM và Hà Nội là 2 địa bàn phức tạp nhất nhưng lực lượng mỏng mà quản lý hàng chục ngàn cơ sở KCB. Nhiều sự cố tai biến như ở phòng khám Trung Quốc, họ có nhiều chiêu thức đưa người bệnh đến tình huống nguy hiểm tính mạng - có thể nói đây là hình thức trấn lột người bệnh. Dù các Sở Y tế đã thực hiện quyết liệt nhưng vẫn còn xảy ra. Cần phải đảm bảo an toàn cho người bệnh, nâng cao chất lượng KCB.
Theo Thanhnien
Người điều khiển xe máy, xe đạp điện phải có bằng lái? Hiện nay, người điều khiển xe máy, xe đạp điện không cần phải có GPLX. Tuy nhiên có thể trong thời gian tới quy định này sẽ được sửa đổi. Các loại xe máy điện, xe đạp điện hiện nay không yêu cầu người điều khiển phải có giấy phép lái xe Xe máy điện ngày nay rất phổ biến, đa dạng về...