Bác sĩ từng cấp cứu cho Nalvany đột tử
Sergey Valentinovich, bác sĩ hàng đầu tại bệnh viện Nga từng cấp cứu cho Nalvany sau khi ông này nghi bị “đầu độc” năm ngoái, đã qua đời hôm 4/2.
“Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng phó khoa gây mê và hồi sức của bệnh viện cấp cứu số 1, trợ giáo bộ môn Đại học Y bang Omsk, tiến sĩ khoa học y tế Maksimishin Sergey Valentinovich đã đột ngột qua đời”, bệnh viện Omsk thông báo, không nhắc tới nguyên nhân tử vong.
Sergey Maximishin, 55 tuổi, là một trong những bác sĩ có thâm niên lâu nhất tại bệnh viện. Ông là người đã cấp cứu cho Alexey Nalvany, lãnh đạo đảng đối lập Nga, sau khi Nalvany nhập viện vì bị nghi “đầu độc” ngày 20/8/2020. Maximishin không dự bất cứ cuộc họp báo nào sau khi Nalvany nhập viện.
Bác sĩ Sergey Maximishin. Ảnh: Bệnh viện Omsk
Video đang HOT
Truyền thông Nga cho hay bác sĩ Maksimishin được đưa vào bệnh viện cấp cứu hôm 3/2 do huyết áp tăng vọt và ông sau đó tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Galina Nazarova, phát ngôn viên cơ quan y tế vùng Omsk, xác nhận bác sĩ này qua đời trong khoa chăm sóc tích cực của bệnh viện, nhưng không liên quan đến Covid-19.
“Ông ấy gần đây rất yếu, thường xuyên đau buồn về chuyện gia đình”, Nazarova nói. “Bố mẹ ông ấy vừa qua đời hồi đầu năm”.
Leonid Volkov, trưởng cố vấn của Nalvany, xác nhận Maximishin phụ trách điều trị cho thủ lĩnh phe đối lập.
“Sergey Maximishin là trưởng khoa điều trị cho Alexey Navalny và chịu trách nhiệm cứu chữa cho ông ấy, đặc biệt là việc gây mê”, Volkov nói. “Tuy nhiên, hệ thống y tế của Nga rất kém và không có gì lạ khi bác sĩ ở độ tuổi ông ấy bất ngờ qua đời. Tôi cho rằng sẽ không ai mở cuộc điều tra cả”.
Navalny sau đó tới Berlin, Đức, để chữa trị và dành 5 tháng ở đó. Ông quay lại Nga và bị bắt ngay tại sân bay hôm 17/1 vì vi phạm quy định về án treo. Phiên tòa hồi đầu tuần đã quyết định chuyển án treo hai năm tám tháng tù giam với Navalny thành án tù giam.
Việc Nga kết án Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây cũng như châm ngòi cho các cuộc biểu tình ở Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của tòa án Nga. EU thúc giục Nga thả Navalny ngay lập tức. Đức không loại trừ khả năng áp thêm lệnh trừng phạt với Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phản bác lại những cáo buộc, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài “tôn trọng luật pháp quốc tế” và “xử lý các vấn đề trong đất nước” của họ.
Cái chết của những nhân viên y tế tuyến đầu của Nga là chủ đề rất được quan tâm ở nước này. Alexander Murakhovsky, người đứng đầu cơ quan y tế vùng Omsk, tuyên bố bác sĩ Maximishin đã làm việc ở bệnh viện 28 năm, cứu sống hàng nghìn người.
“Ông ấy đã đưa mạng người sống lại. Chúng tôi sẽ nhớ bác sĩ Maximishin rất nhiều. Ông ra đi quá sớm, vì thế nên nỗi đau này càng lớn hơn”, Murakhovsky nói.
Thế giới chậm tiến độ tiêm chủng vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19
Trên thế giới, nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang chậm hơn so với cam kết của giới lãnh đạo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát, với số lượng kỉ lục bệnh nhân nhập viện.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Haxby, miền Bắc Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nước này sẽ duy trì đóng cửa cho đến khi hoàn tất chiến dịch chủng vaccine cho 4 nhóm dễ bị tổn thương: Người sống trong trại dưỡng lão và số chăm sóc họ, công dân trên 70 tuổi, các nhân viên y tế, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch và cuối cùng là những người đặc biệt dễ nhiễm bệnh do yếu tố lâm sàng.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, tốc độ chủng ngừa sẽ phải đẩy rất nhanh. Bởi 4 nhóm đối tượng này tương đương với khoảng 13,9 triệu người. Kể từ khi khởi động tiêm chủng vào hôm 8/12 đến ngày 27/12, mới chỉ có khoảng 800.000 người Anh được chủng ngừa vaccine. Với việc vaccine của AstraZeneca lần đầu tiên được đưa vào tiêm chủng hôm 4/1, Anh hy vọng sẽ đẩy nhanh được tiến độ, bởi đây là mẫu vaccine không cần điều kiện bảo quản chặt chẽ như của Pfizer hay Moderna.
Tốc độ tiêm chủng ở Anh tuy chậm nhưng vẫn còn vượt xa nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU), nơi mà chiến dịch tiêm vaccine chỉ mới được khởi động vào dịp Giáng sinh vừa qua. Dữ liệu từ 19 nước - trong đó có cả Đức, Pháp, Itay, trên tổng số 27 nước thành viên EU cho thấy mới chỉ có khoảng 500.000 công dân được tiêm ngừa.
Tại Đức, nới mà các biện pháp đóng cửa dự kiện được kéo dài hết tháng 1, mới có khoảng 265.000 người được tiêm ngừa. Tại Italy, tính đến ngày 4/1, con số này là 151.606 người. Tình hình tại Pháp còn tệ hơn, khi mà tuần trước chỉ có 500 người được tiêm ngừa.
Mỹ, tâm dịch lớn nhất thế giới, cũng trong tình cảnh tương tự, khi tỉ lệ tiêm phòng trên tổng dân số kém xa mục tiêu đề ra. Đến nay, có khoảng 4,5 triệu người Mỹ được tiêm ngừa, trong khi giới chức chính quyền liên bang trước đó khẳng định hết tháng 12/2020 phải tiêm chủng được cho khoảng 20 triệu dân.
Xót xa cậu bé Yemen 7 tuổi chỉ nặng 7kg vì nạn đói Bị liệt và suy dinh dưỡng nghiêm trọng, Faid Samim, 7 tuổi, nằm cuộn tròn trên giường bệnh ở thủ đô Sanaa của Yemen. Tưởng chừng như cậu bé khó có thể sống sót sau cuộc hành trình tới đây để điều trị. Faid Samim, 7 tuổi, bị liệt và suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters "Tưởng chừng cậu bé không thể...