Bác sĩ TP.HCM thực hiện ước nguyện cho bệnh nhi
“Con muốn có được nhiều bao lì xì để lì xì lại cho ba mẹ đang phải chăm sóc con”, mong muốn nhỏ bé của một bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vừa trở thành sự thật.
Sáng 28/1, những ước nguyện năm mới của nhiều trẻ nhỏ đang trị bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM bất ngờ trở thành sự thật.
Trước đó nhiều ngày, các bác sĩ đã trang trí cây ước nguyện rực rỡ trong bệnh viện. Bệnh nhi sẽ viết những mong muốn của mình trong dịp tết này và được cha mẹ gắn lên cây. Bệnh viện đã chọn ngẫu nhiên 20 mảnh giấy để giúp các bé hiện thực ước mơ.
Ước mơ của trẻ được treo trên cây ước nguyện.
“Tất cả các bé đều mong được khỏi bệnh và về nhà. Các bé cũng muốn có đồ chơi, gấu bông và áo quần mới đón tết. Tất cả những điều này Bệnh viện Nhi đồng 1 đều cố gắng thực hiện đầy đủ nhất.
Có một cậu bé viết ước muốn rất dễ thương, đó là nhận được nhiều lì xì để lì xì lại cho cha mẹ đang vất vả chăm sóc mình. Khi đọc mảnh giấy đó lên, các y bác sĩ có mặt trong buổi lễ đã tặng bé nhiều phong bao để bé vừa tặng cha mẹ, vừa có quà riêng của mình”, đại diện Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ.
Bé gái này mong nhận được quần áo mới để mặc đi chơi Tết.
Trong sáng nay, 20 phần quà theo ước nguyện đã được trao tận tay các bệnh nhi kèm theo phong bao lì xì đón Tết. Hoạt động ý nghĩa này sẽ tiếp tục trong những ngày đầu năm mới, với tinh thần cố gắng hoàn thành mong mỏi của các bé.
Trong trường hợp trẻ đã xuất viện về nhà, Bệnh viện sẽ kiểm tra số hồ sơ, địa chỉ nhà để gửi quà. Bên cạnh đó, bệnh nhi bắt buộc phải ở lại điều trị trong dịp Tết cũng sẽ được Ban giám đốc Bệnh viện thăm, tặng quà, bánh chưng để phụ huynh và các bé không bị cảm giác buồn tủi.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng đã tổ chức Chợ 0 đồng, tặng quà và hàng chục vé xe miễn phí cho những gia đình khó khăn yên tâm về quê đón Tết cùng gia đình.
Một số hình ảnh chăm lo bệnh nhi tại Bệnh viện:
“Con muốn khỏi bệnh và có một cây súng đồ chơi”.
Mỗi phần quà đều đính kèm ước mong của bệnh nhi.
Một bệnh nhi đi Chợ 0 đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Yên tâm cho bé về quê miễn phí với Tấm vé đoàn viên.
Bệnh nhi nào cũng vui khi có quà và phiếu đi Chợ 0 đồng.
Video đang HOT
Cố gắng để 'tuyến đầu' có Tết ấm áp
Trong khi nhiều ngành nghề khác ít nhiều đã có kế hoạch hoặc đang chi thưởng Tết thì thưởng Tết dành cho các nhân viên y tế - tuyến đầu trong phòng chống dịch suốt một năm qua - còn phải chờ từng đơn vị thu xếp, tính toán.
Nhân viên y tế Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) thưởng thức phở nóng từ chương trình "Xe phở yêu thương" do báo Tuổi Trẻ tổ chức, sau những ngày bận rộn chống dịch phải qua bữa bằng cơm hộp - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tuy nhiên, với nhiều nhân viên y tế, thưởng Tết chưa phải là chuyện quan tâm nhất lúc này khi họ còn hướng về kế hoạch trực Tết để người dân có Tết an toàn.
Cần thiết có thể xây dựng các quỹ tài trợ để bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên y tế. Chúng ta lo cho bản thân và gia đình trong giai đoạn dịch bệnh, còn họ có lúc bỏ cả gia đình để lo cho người dân, cho cộng đồng.
PGS.TS.BS ĐỖ VĂN DŨNG (trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM)
Thiếu hụt nhưng phải chu toàn
Trong cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tuần qua, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết sở đã đề xuất UBND TP chi ngân sách thưởng Tết cho mỗi nhân viên y tế 1,5 triệu đồng. "Nếu được thông qua, đây sẽ là một tin vui cho anh chị em nhân viên y tế", bà Mai chia sẻ. Tại các đơn vị, mỗi nơi đều cố gắng xoay xở để nhân viên y tế có chút quà xuân như một việc tri ân mọi người sau một năm dài chống dịch.
Chia sẻ về vấn đề thưởng Tết cho nhân viên y tế ở quận, bác sĩ Nguyễn Đăng Tuyến - giám đốc Trung tâm Y tế quận 12
(TP.HCM) - tâm sự rằng trải qua đợt dịch lớn thì việc thưởng Tết là sự sẻ chia, động viên cần phải có cho cán bộ y tế. "Việc này sở sẽ quyết định nhưng thông tin từ phía UBND quận cũng sẽ có thêm những phần thưởng Tết cho anh em y tế", bác sĩ Tuyến nói.
Năm qua cũng là một năm khó khăn về nguồn thu tại các bệnh viện tuyến quận, TP. Ngoài việc giảm bệnh nhân trong năm, bác sĩ Trần Văn Khanh - giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh - còn thông tin năm qua các loại hình khám sức khỏe theo thông tư 14 như khám dịch vụ tại các công ty, xí nghiệp, khám sức khỏe thi bằng lái xe, xin việc... cũng phải tạm dừng nên bệnh viện hầu như không còn chi phí để thưởng Tết cho nhân viên.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho biết trong thời gian qua bệnh viện vẫn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ, từ lãnh đạo TP Thủ Đức cũng như TP.HCM để có thể chia sẻ phần nào với cán bộ y tế khi Tết sắp về.
"Dù việc thưởng Tết chắc chắn không bằng những năm qua nhưng bệnh viện vẫn luôn cố gắng để mỗi nhân viên có một cái Tết an lành nhất", bác sĩ Khanh chia sẻ.
Bác sĩ Hồ Văn Hân - giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp - cũng cho rằng thưởng Tết cho cán bộ y tế là điều chắc chắn phải có, dù khó khăn đến mấy vẫn cố gắng bảo đảm. Bộ phận công đoàn các bệnh viện cũng có những chính sách riêng nhằm chăm lo cho những nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn như tặng những phần quà Tết hoặc vé tàu về quê.
Sau 8 tháng bị nợ lương, điều dưỡng Lê Thanh Huyền (Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội) sau giờ làm việc phải đi bán hàng để trang trải cuộc sống - Ảnh: ĐỨC THẮNG
Có mong nhưng quan tâm hơn đến lịch trực Tết
Đang tất bật với công tác tiêm ngừa vắc xin COVID-19 mũi 3, bác sĩ N.V.M. (trực thuộc một trạm y tế tại quận 12) cho biết dù dịch bệnh đã giảm căng thẳng nhưng công việc của nhân viên ở trạm vẫn tất bật.
"Hiện tại mỗi người đều kham rất nhiều đầu việc, làm ngày này qua ngày khác cũng không xong, đến Tết vẫn có lịch trực không thể về nhà. Với mức 1,5 triệu đồng tiền thưởng như lãnh đạo ngành nói thì quả thật thấp hơn cả tiền phụ cấp chống dịch cho một tình nguyện viên không chuyên môn", bác sĩ M. chia sẻ.
Bà Nguyễn Phương Liên - trưởng Trạm y tế phường 4 (quận 3) - cho biết hiện nay nhân viên y tế ở trạm đang cố gắng tăng tốc tiêm ngừa vắc xin mũi bổ sung và mũi nhắc lại để người dân có thể an tâm, vui đón năm mới.
"Hiện giờ mong mỏi lớn nhất là dịch bệnh qua nhanh để mọi người được vui Tết như xưa, để những người con xa quê "mang quà về cho mẹ, đừng mang F0 về cho mẹ"", bà Liên vui vẻ nói.
Theo bà Liên, chế độ lương hay thưởng Tết đã có các bộ phận chức năng của trung tâm y tế quận giải quyết, có bao nhiêu cũng mừng cho anh em ở trạm, tất cả đã cùng nhau cố gắng, vất vả một năm qua. Tết năm nay toàn thể nhân viên của trạm vẫn trực xuyên Tết để xử trí, tham mưu kịp thời những vấn đề phát sinh.
Là một bác sĩ mới ra trường, trải qua thời gian chống dịch gian nan ở khắp các mặt trận, bác sĩ Nguyễn Ngọc Châu - khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Trưng Vương - cho biết một năm qua bản thân cô đã học được rất nhiều bài học có giá trị, đó cũng như một món quà, một phần thưởng Tết quý giá.
"Hiểu được những khó khăn của bệnh viện trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra nhưng vẫn cố gắng chăm lo đời sống cho cán bộ, nhân viên y tế nên hiện tại mình vẫn cảm thấy hài lòng, không trăn trở nhiều về việc lương, thưởng Tết", bác sĩ Châu bộc bạch.
Tại Hà Nội, bác sĩ Đào Hùng - phó chủ nhiệm bộ môn khoa sản, Bệnh viện 103 - cho biết năm qua thu nhập có giảm sút nhưng đây là khó khăn chung nên anh cũng như mọi người đều cố gắng. Cả hai vợ chồng bác sĩ Hùng đều trong ngành y và cả hai đều tham gia trực Tết.
"Năm nay tôi trực phòng mổ của bệnh viện mùng 1, mùng 2 Tết. Nếu như mọi năm trực xong có thể về nhà đón Tết bên gia đình thì năm nay tôi sẵn sàng ở lại viện đón Tết vì nếu có ca sản phụ nhiễm COVID-19 phải mổ thì tôi nằm trong nhóm nguy cơ cao", bác sĩ Hùng tâm sự.
Bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ - tạm quyền trưởng khoa phục hồi chức năng hậu COVID-19, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 Hà Nội - cho biết chị làm việc ở khoa hồi phục chức năng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và mọi năm khoa sẽ không nhận bệnh nhân trong dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay chị và một số anh em về bệnh viện COVID-19 hỗ trợ thì chia nhau trực 24/24 giờ, hỗ trợ bệnh nhân hồi phục chức năng nên là năm đầu tiên xa nhà dịp Tết.
Trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, nhiều nhân viên y tế phải thường xuyên ăn cơm hộp - Ảnh: TỰ TRUNG
Cần nhiều chia sẻ thêm cho tuyến đầu
Là người từng nhiễm COVID-19 trong đợt đỉnh dịch vừa qua, ông Nguyễn Văn Tú (quận 3, TP.HCM) nói ông thấu hiểu những nỗi vất vả mà các nhân viên y tế đã trải qua, ông cho rằng năm nay thưởng Tết cho nhân viên y tế phải cao, phải nhiều hơn mọi năm.
"Thưởng Tết cao sẽ là lời cảm ơn, tri ân cho những cống hiến của họ trong thời gian vừa qua và cũng là tiếp sức để họ thêm vững tin trên hành trình chống dịch còn dài phía trước", ông Tú nói.
Bác sĩ Hà Ngọc Cường - trưởng phòng truyền thông Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - cho biết dù khó khăn vẫn cố gắng lo Tết đầy đủ cho cán bộ, viên chức của viện. Năm qua, khoảng 150 cán bộ y, bác sĩ của bệnh viện đã tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM và bệnh viện dã chiến của tỉnh.
"Những cán bộ y, bác sĩ này cũng nhận được sự quan tâm của Đảng ủy tỉnh, sẽ có thêm hỗ trợ như quy định cho anh em. Hiện một số khoa phòng đã trang trí Tết cho có không khí xuân", bác sĩ Cường phấn khởi thông tin.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cũng gặp khó khăn nhưng sẽ phấn đấu để có thưởng Tết bằng khoảng 80% năm trước. Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cũng gần như vắng bệnh nhân quanh năm nhưng ông Vũ Văn Luân, trưởng phòng công tác xã hội của bệnh viện, cho biết dù khó khăn bệnh viện cũng cố gắng trích ngân sách của viện để lo đủ lương và thưởng Tết cho cán bộ, viên chức như năm trước.
Ngoài sự cố gắng của chính các bệnh viện thì theo bác sĩ Trần Thanh Tùng - trưởng phòng điều dưỡng, công tác xã hội và truyền thông Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội, những ngày gần đây có nhiều đơn vị, doanh nghiệp liên hệ để trao quà Tết cho cán bộ y tế, giúp các nhân viên y tế ở đây cảm thấy ấm áp hơn, đặc biệt về mặt tinh thần.
Khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa
Theo ông Phan Văn Anh - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tết Nhâm Dần 2022 công đoàn cấp trên các bệnh viện, trạm y tế... có thể thăm hỏi, động viên đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
"Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị công đoàn các cấp làm việc với người sử dụng lao động hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm đến lương thưởng và thăm hỏi, động viên nhân viên, cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn", ông Phan Văn Anh nói.
Công đoàn Việt Nam cũng khuyến khích các công đoàn cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên ngành y tế. "Hằng năm, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 80% nguồn lực chăm lo cho đoàn viên lao động", ông Anh cho hay.
Rà soát việc chi hỗ trợ chống dịch COVID-19
Cuối tháng 10-2021, Bộ Y tế từng có văn bản "hối thúc" việc chi phụ cấp cho cán bộ, tình nguyện viên chống dịch nhưng đến nay vẫn còn một số đối tượng phản ảnh về việc chậm trễ chi trả.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện nay, ngoài tháng 12-2021 thì cơ bản các tháng trước đó hầu như đã hoàn thành việc chi hỗ trợ. Nghị quyết của TP.HCM nêu rất cụ thể các đối tượng nhận phụ cấp, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp bị sót.
"Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát chế độ cho các tình nguyện viên còn lại. Đồng thời, đã chỉ đạo các bệnh viện rà soát số liệu chi trả, từ đó sẽ có tiến độ chi trả cho các lực lượng tham gia phòng chống dịch", bà Mai nhấn mạnh.
Đà Nẵng: lo cho nhân viên y tế ăn Tết như ở nhà
Là cơ sở được phân công điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng nhưng để đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, bệnh viện này đang thực hiện mô hình "bệnh viện tách đôi" với 60 giường bệnh để làm nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên môn hằng ngày cho các bệnh nhân lao phổi, 120 giường bệnh ở khu vực điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 nặng.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết nguồn thu của bệnh viện không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động khám chữa bệnh tại đây vẫn diễn ra bình thường. Do vậy, khoản thu nhập tăng thêm và thưởng Tết cho 120 người lao động trong đơn vị sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
"Đến lúc này, chúng tôi dự kiến khoản thưởng Tết sẽ bằng hoặc cao hơn năm ngoái để động viên cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ. Với các lực lượng y tế tăng cường về đơn vị, chúng tôi đã chuẩn bị những phần quà động viên anh em trong dịp Tết này", bác sĩ Phúc nói.
Do hạn chế đi lại, lượt người đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng giảm sâu nên khoản thưởng Tết của nhân viên đơn vị này cũng bị "chắt bóp" hơn so với mọi năm - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Do tình hình dịch căng thẳng, bác sĩ Phúc cho biết lực lượng khu vực điều trị COVID-19 sẽ ăn Tết trong viện, khu vực khám bệnh thông thường thì các nhân viên sẽ chia nhau thời gian trực dịp Tết. Dù mọi người cũng đã quen không khí đón Tết trong viện từ các năm trước nhưng để đảm bảo đời sống tinh thần cho người trực, công đoàn bệnh viện sẽ tổ chức các hoạt động đón Tết và tất niên khu trú theo từng khoa phòng để đảm bảo chống dịch.
Trong khi đó, Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị điều trị cuối tuyến của khu vực miền Trung - Tây Nguyên nên trong năm qua nguồn thu bị ảnh hưởng nhiều do việc hạn chế đi lại giữa các địa phương. Theo bác sĩ Lê Đức Nhân - giám đốc bệnh viện, trước đây số bệnh nhân nội trú tại bệnh viện luôn ở mức hơn 2.000 giường bệnh, thậm chí có lúc quá tải. Tuy nhiên trong năm qua con số này thường ở mức 1.600 - 1.700 giường, số lượng bệnh nhân ngoại trú cũng giảm sâu ở mức 60-70% so với mọi năm. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu chung của bệnh viện.
"Năm ngoái chúng tôi vẫn giữ được mức thưởng Tết như các năm. Tuy nhiên năm nay theo tính toán sơ bộ, dự kiến thưởng Tết Nguyên đán toàn bộ cán bộ công nhân viên năm nay chỉ còn một nửa", bác sĩ Nhân nói.
Hiện Bệnh viện Đà Nẵng đang là đơn vị quản lý Bệnh viện dã chiến số 1. Với gần 350 nhân viên tham gia làm nhiệm vụ ở đây thì ngoài khoản thưởng Tết chung như tất cả các cán bộ nhân viên của bệnh viện, sẽ có thêm các chế độ và thưởng Tết theo quy định của Nhà nước. Bác sĩ Nhân cho biết với tuyến đầu trực tiếp chống dịch, bệnh viện sẽ tạo điều kiện hết sức để lực lượng này có không khí đón Tết tại chỗ như ở nhà.
Miền Tây: thưởng Tết nơi có nơi không
Hiện nhiều tỉnh thành miền Tây, ngành y tế vẫn đang trong tâm thế vừa chống dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 vừa trở lại nhiệm vụ khám điều trị các bệnh khác cho người dân nên phần lớn các bệnh viện đều giảm hoặc không có nguồn thu, do đó không có nguồn chi thu nhập tăng thêm cho nhân viên đón Tết.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lý - chủ tịch Công đoàn ngành y tế Cần Thơ - cho biết toàn ngành y tế Cần Thơ có hơn 6.000 cán bộ viên chức, người lao động. Phần lớn các bệnh viện có kế hoạch chăm lo Tết cụ thể: tặng mỗi người 1 phần quà (300.000 đồng từ kinh phí công đoàn); chi thu nhập tăng thêm; thăm tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngoài ra, tạo điều kiện cho đoàn viên xa nhà về quê sum họp gia đình; bố trí cung cấp những suất ăn giữa ca cho kíp trực trong những ngày Tết. Đồng thời tổ chức hội chợ xuân tại đơn vị, trang trí góc xuân tạo không khí ấm áp và vui tươi tại bệnh viện...
"Nhìn chung, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn thu các bệnh viện đều giảm nên thu nhập tăng thêm dự kiến sẽ giảm từ 10-20% so với năm trước", bà Lý cho hay.
Còn ông Trần Quốc Luận - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - thông tin năm 2021 bệnh viện chỉ có nguồn thu từ hoạt động 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, để nhân viên y tế yên tâm làm việc và có cái Tết đầy đủ, bệnh viện dùng nguồn thu 6 tháng đầu năm tạm ứng chi thu nhập tăng thêm khoảng 1 tháng lương cho nhân viên vui Tết.
Cán bộ y tế An Giang tham gia công tác lấy mẫu phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: B.ĐẤU
Trong khi đó, bác sĩ Thạch Khuôn - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng - cho biết Tết năm nay "khổ thiệt" với khả năng 800 nhân viên của đơn vị sẽ không có thưởng. Bệnh viện đã chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính từ 5 năm nay, năm qua có 2 tuần bị phong tỏa, số lượng người đến khám, điều trị giảm nên 7 tháng thu không đủ chi. "Không thưởng Tết cho nhân viên, ban giám đốc bệnh viện rất trăn trở, nhưng vì nguyên nhân khách quan, mong anh em thông cảm", bác sĩ Khuôn chia sẻ.
Ở khối y tế dự phòng, năm 2021 toàn bộ nhân viên chạy đua cho các hoạt động phòng chống dịch COVID-19, từ lấy mẫu xét nghiệm, xét nghiệm sàng lọc cơ sở và cộng đồng, tiêm ngừa, quản lý điều trị F0 tại nhà... Hầu như các trạm y tế, trung tâm y tế quận huyện không có nguồn thu nào khác.
Bác sĩ Nguyễn Minh Thắng - giám đốc Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) - chia sẻ mọi năm thu nhập tăng thêm còn có từ các nguồn tiêm phòng dịch vụ, khám sức khỏe các đơn vị... nhưng năm 2021 hoàn toàn không có nguồn thu, tiền thưởng Tết của anh em đều phụ thuộc nguồn của UBND TP.
Ở khu vực y tế tư nhân, ông Châu Hữu Hầu - giám đốc Bệnh viện đa khoa Nhật Tân, TP Châu Đốc (An Giang) - cho biết thưởng Tết năm nay "yếu" hơn do nguồn thu không nhiều. Ông Nguyễn Hoàng Tuấn - giám đốc Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn (Sóc Trăng) - cũng nói rằng sẽ xoay xở để có nguồn thưởng Tết cho nhân viên, dù chỉ bằng 50% so với năm trước. "Mong anh em nhân viên hiểu và chia sẻ", ông Tuấn nói.
Ông Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cho biết toàn tỉnh có gần 7.000 nhân viên y tế đang công tác tại các đơn vị công lập và tư nhân. Hiện nay, nhân viên y tế công lập chỉ được nhận 800.000 đồng/người theo quyết định của UBND tỉnh về hỗ trợ ăn Tết, chưa có quy định nào khác thêm.
Thưởng Tết bằng... nghỉ ngơi
Ở TP Cần Thơ, nhiều bệnh viện tư dù nguồn thu giảm nghiêm trọng, tuy nhiên lãnh đạo các bệnh viện cũng nỗ lực tìm nguồn lo Tết cho nhân viên, trong đó đề cao vai trò của công đoàn.
Bác sĩ Trần Quốc Luận cho biết bệnh viện sẽ cố gắng sắp xếp rút ngắn lịch trực xuống còn 4 ngày/tua (thay vì 8 ngày/tua) để anh chị em nhân viên y tế có thời gian được nghỉ ngơi bên gia đình dịp Tết.
Điều tra vụ thai phụ tử vong vì tin lời mạo danh 'bác sĩ Hồng, trưởng khoa Bệnh viện Hùng Vương' Một phụ nữ mang thai 24 tuần tử vong sau khi bị một người giới thiệu là "bác sĩ Hồng, trưởng khoa tại Bệnh viện Hùng Vương" để móc nối, lôi kéo vào điều trị bệnh tại phòng khám tư nhân (còn được gọi là phòng khám Trung Quốc). Ông Nguyễn Thế Hữu (ngụ Bình Chánh), chồng bệnh nhân, kể lại sự việc...