Bác sĩ tại Mỹ chia sẻ cách xử trí đúng với bệnh nhân co giật: Đưa bất kì vật gì vào miệng cũng là vô dụng và có nguy cơ gây tổn thương
Phải làm sao khi một người bị co giật? Dưới đây là chia sẻ của một bác sĩ nhi khoa tại Mỹ về cách thức xử trí đúng với một bệnh nhân co giật mà mọi người nên tham khảo để áp dụng khi cần thiết.
Từ hôm qua đến nay, cư dân mạng truyền tay chia sẻ hình ảnh anh chiến sĩ cảnh sát cơ động đưa ngón tay vào miệng một em bé đang bị co giật với mục đích giúp em tránh bị cắn vào lưỡi mà nguy đến tính mạng.
Không thể phủ nhận đây là hình ảnh đẹp, rất nhân văn và ý định tốt đẹp của anh cảnh sát đó rất đáng được tôn trọng. Nhưng ở góc độ y khoa, việc làm của anh lại chưa khoa học, thậm chí có thể gây hại cho bệnh nhân.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là “ Cơn co giật”.
Cơn co giật toàn thể (grand-mal seizures) là một tình trạng co giật cơ với tần suất cao và kéo dài. Khi co giật như vậy, người bệnh thường mất tri giác, ngừng hô hấp (các cơ hô hấp co giật liên tục hay co cứng nên phổi không giãn nở được), tăng tiết đàm nhớt đường hô hấp và không nuốt được gây sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái.
Tình trạng co giật như vậy hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 5 tuổi bị và thường là cơn co giật do sốt cao lành tính, kéo dài dưới 5 phút, không để di chứng. Tuy nhiên nếu không xử trí đúng, các biến chứng không nên có cũng có thể xảy ra.
Vậy phải làm sao khi một người bị co giật? Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng về cách thức xử trí đúng với một bệnh nhân co giật mà mọi người nên tham khảo để áp dụng khi cần thiết.
Việc phải làm khi một người bị co giật
- Bình tĩnh, chừa một không gian đủ lớn cho người bị co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật bởi người đang co giật mất tri giác, có thể gây tổn thương tới người xung quanh.
- Bảo đảm môi trường an toàn cho người bị co giật để “ĐƯỢC CO GIẬT TRONG AN TOÀN”. Tránh xa vùng có nước, điện, thuỷ tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.
- Kê vật mềm dưới đầu người bị co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.
Video đang HOT
- Nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, cravat nếu cần để không bị quấn chặt cổ gây nghẹt thở.
- KHÔNG CẦN ĐƯA BẤT CỨ VẬT GÌ VÀO MIỆNG, không có tác dụng gì nhưng có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng gây hít sặc, nhất là trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định.
- Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.
- Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình. Khi trẻ con sặc sữa cũng nằm nghiêng là vì lý do này.
- KHÔNG ĐÈ CHẶT BỆNH NHÂN, co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người bị co giật.
- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng bỏ người ta một mình mà phải theo dõi xem đã hồi phục tri giác chưa, có yếu cơ hay liệt không, không cho ăn uống gì cho tới khi chắc chắn đã hồi phục. Giải thích cho người bị co giật chuyện gì đã xảy ra.
Khi nào thì cần gọi cấp cứu?
Nên gọi cấp cứu khi:
- Người bệnh bị co giật lần đầu tiên.
- Người bệnh bị co giật hơn 5 phút
- Người bệnh bị co giật hơn 1 lần, đợt này tiếp ngay sau đợt khác
- Người bị co giật không tỉnh lại sau khi co giật đã chấm dứt
- Nạn nhân bị chấn thương khi đang co giật
Xử trí khi bị co giật (Nguồn: Sikana English)
Người bị co giật có cắn vào lưỡi không? Có cần đưa vật gì vào miệng không?
Người bị co giật có thể cắn phải lưỡi nhưng mà ít gặp và nhẹ, không gây tác hại gì. Một khảo sát trên 106 trẻ bị co giật thì có 8 trẻ cắn lưỡi, tất cả là vùng viền hai bên lưỡi.
Lý do là vì khi co giật không có ai thè lưỡi ra cả, mà thường thụt nhẹ vào. Thè lưỡi là hành động có ý thức, đang co giật thì không thè lưỡi nên nếu có lỡ cắn phải cũng chỉ là vùng viền thôi, giống như nhai vội tự cắn lưỡi mình thôi, không sao cả. Có một chi tiết rất thú vị trong khảo sát này là cắn lưỡi là một yếu tố phân biệt quan trọng giữa co giật và ngất (syncope), hễ có cắn lưỡi vùng viền hai bên luỡi gần như chắc chắn là co giật.
Co giật cũng không làm nuốt lưỡi gây nghẹt thở như lời đồn.
Cố gắng chèn vật hay ngón tay vào giữa hàm răng người đang co giật là việc làm không có tác dụng gì, mà sẽ gây chấn thương rách niêm mạc miệng, gãy răng, gây hít sặc vào phổi, chấn thương ngón tay, tăng nguy cơ nhiễm bệnh qua lại giữa người bị co giật và người cấp cứu (vì người bị bệnh hoặc người cấp cứu có thể có nguy cơ phơi nhiễm các bệnh lây qua đờm nhớt hay đường máu).
Có lòng tốt cứu giúp người hoạn nạn là truyền thống của dân tộc ta, nhưng hãy thực hiện một cách khoa học, có cơ sở và trên hết là bảo đảm tính mạng cho tất cả mọi người, trong đó có cả bản thân mình nhé!
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người “hay lo chuyện bao đồng”, bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.
Theo afamily
Dấu hiệu để nhận ra bệnh tự kỷ ở trẻ
Hội chứng Asperger đã từng là một chẩn đoán độc lập với rối loạn phổ tự kỷ. Vào năm 2013, thuật ngữ này đã trở thành một phần của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần 5 (DSM-5).
Hội chứng Asperger không còn là một chẩn đoán độc lập, mà là một phần của ASD. Bất kể con bạn rơi vào đâu trong phổ tự kỷ, thì việc hiểu về các triệu chứng cũng hết sức quan trọng.
Chuyện gì đang xảy ra với con tôi?
Là một phụ huynh có con nhỏ, việc chú ý đến các mốc phát triển là điều hết sức tự nhiên, và liệu con bạn có đang phát triển trái ngược với sự chậm trễ hay không. Một số cha mẹ có thể gọi bác sĩ nhi khoa liên tục hoặc thậm chí ám ảnh trong khi cố tìm hiểu xem liệu có các dấu hiệu hay không.
Rối loạn phổ tự kỷ
Như tên gọi đã chỉ ra, tự kỷ tồn tại ở dạng một phổ, có nghĩa là nó có thể tác động đến từng cá thể với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số người có thể có những nét tính cách kì lạ. Có thể đôi khi họ rất cất vả để hiểu các tín hiệu xã hội hoặc giao tiếp bằng mắt kéo dài, hoặc đó có thể là một điều gì đó cực đoan khi một người không thể giao tiếp bằng lời nói. Giao tiếp không dùng lời nói là một triệu chứng nghiêm trọng của tự kỷ. Hội chứng Asperger đã từng được phân biệt với tự kỷ vì rối loạn của nó. Dấu hiệu của hội chứng Asperger là những hành vi lặp đi lặp lại như nghi lễ hoặc lặp lại cụm từ, khó khăn với các kỹ năng xã hội và kén ăn. Gần đây, DSM-5 đã xác định rằng hội chứng Asperger không còn là chẩn đoán nữa mà là một phần của ASD.
Hãy để ý những hành vi mà bạn thấy ở trẻ tự kỷ.
Như đã đề cập ở trên, những trẻ nằm trong phổ tự kỷ thường gặp khó khăn với các tín hiệu xã hội, hiểu được điều gì là phù hợp và điều gì không, và giao tiếp bằng mắt. Một trong những điều đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy ở trẻ mắc ASD là thiếu giao tiếp bằng mắt kéo dài. Bác sĩ nhi khoa sẽ tiếp tục kiểm tra trẻ để xem liệu trẻ có thể giao tiếp bằng mắt hay không, và lý do chính là để theo dõi các dấu hiệu tự kỷ. Chẩn đoán tự kỷ có thể được đưa ra khi trẻ được 3 tuổi. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng mắt, đừng bỏ qua. Hãy hỏi bác sĩ xem có gì đó chỉ ra ASD hay không.
Chuyên gia về hành vi có thể giúp đỡ
Tôi có một người bạn có con trai lên 4. Cậu bé nói chuyện, nhưng không nhiều như một đứa trẻ 4 tuổi đang phát triển bình thường vẫn nói. Em thường tự lặp đi lặp lại và cố định các thói quen, chẳng hạn như tắt đèn khi bố em nói "tắt". Cậu bé không thể gạt công tắc sang vị trí "tắt" nếu bố em không đưa ra dấu hiệu bằng cách nói "tắt". Thói quen cứng nhắc là một trong những dấu hiệu của ASD. Gần đây, bố em đã đưa em đến khám bác sĩ, người đã giới thiệu họ đến chuyên gia hành vi. Bố em muốn có được chẩn đoán chính xác và xác định xem liệu con mình có bị tự kỷ hay không.
Một "nhãn hiệu" có thể giúp ích, và bạn xứng đáng được nói về nó
Biết rằng con bạn bị ASD là một điều tốt! Bây giờ bạn có thể cho con sự giúp đỡ mà con cần để thành công trong cuộc sống. Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ bằng cách nói chuyện với các bậc cha mẹ khác có con trong phổ tự kỷ và gặp bác sĩ trị liệu. Khi làm việc với chuyên gia trị liệu, bạn sẽ có cơ hội để nói về những thách thức của mình với tư cách là cha mẹ có con tự kỷ. Cho dù làm việc với chuyên gia tư vấn trực tuyến hay với bác sĩ trị liệu trực tiếp, bạn vẫn xứng đáng có một không gian an toàn để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình về việc nuôi dạy con. Làm cha mẹ là một công việc khó khăn, và hãy nhớ rằng yêu cầu giúp đỡ khi cần là hoàn toàn bình thường.
Cẩm Tú
Theo Mighty/Dân trí
Đang bình thường mẹ bầu 37 tuần tuổi bỗng co giật và hôn mê suốt 17 ngày liền bởi một biến chứng thai kỳ ít người quan tâm Tình trạng của chị Thái nguy hiểm đến nỗi dù bác đã tiến hành mổ gấp ngay, thế nhưng chị vẫn bị hôn mê suốt 17 ngày liền sau đó. Chị Thái, 32 tuổi, đến từ Đài Loan bất ngờ lên cơn co giật tại phòng khám khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Ngap lập tức, xe cứu thương đã đưa sản...