Bác sĩ phụ khoa giải đáp: Có bao nhiêu loại vòng tránh thai và những ai không nên tránh thai bằng cách này
Đặt vòng tránh thai là một trong những cách tránh thai hiệu quả nhất, nhưng chúng có thể không phù hợp nhất với tất cả mọi người.
Nếu bạn muốn đặt vòng tránh thai để kiểm soát sinh sản, dưới đây là đôi điều bạn cần nắm rõ!
Đặt vòng tránh thai là một trong những cách tránh thai hiệu quả nhất, nhưng chúng có thể không phù hợp nhất với tất cả mọi người.
Có 2 loại vòng tránh thai và thời gian tác dụng của từng loại
Tiến sĩ Gabriela Aguilar (một bác sĩ phụ khoa ở Connecticut) nói, vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai có tác dụng kéo dài với hiệu quả tránh thai hơn 99%. Chúng có tác dụng trong vài năm, thậm chí lên đến 10 năm tùy thuộc vào loại nào và bạn có thể loại bỏ bất cứ lúc nào.
Có 2 loại vòng tránh thai , đó là vòng tránh thai không nội tiết tố và nội tiết tố. Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố, Paragard, được quấn bằng dây đồng làm cho tử cung dị ứng tinh trùng để tinh trùng không thể thụ tinh với trứng (nó cũng có thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu được sử dụng trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn).
Loại vòng tránh thai này có công dụng trong 10 năm kéo dài. Còn vòng tránh thai nội tiết có chứa nhiều levonorgestrel, một progestin, làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn chặn tinh trùng và cũng có thể ngăn rụng trứng.
Video đang HOT
Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai có tác dụng kéo dài với hiệu quả tránh thai hơn 99%.
Có một biện pháp tránh thai khác có tác dụng lâu dài: cấy que tránh thai, tên thương hiệu Nexplanon, chứa một dạng progestin khác gọi là etonogestrel và tồn tại trong 3 năm. BS Meera Shah (chuyên sản phụ khoa, đồng thời là Giám đốc Y tế tại Planned Parenthood Hudson Peconic) cho biết, rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay yêu cầu cấy ghép vì quy trình cấy ghép không liên quan đến mỏ vịt, một dụng cụ đôi khi có thể khiến mọi người khó chịu.
Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai là gì?
Điều tốt nhất về vòng tránh thai là chúng có hiệu quả ngừa thai tương tự như triệt sản – với tỷ lệ thất bại dưới 1%, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – nhưng chúng có thể đảo ngược được.
Sử dụng hai loại vòng tránh thai nội tiết tố kéo dài lâu nhất, Mirena và Liletta, sau một thời gian điều chỉnh ban đầu, chúng thường thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, giúp chu kỳ trở nên ngắn và nhẹ nhàng hơn. TS MacIsaac cho biết, Mirena cũng được FDA chấp thuận để điều trị chứng rong kinh, hay còn gọi là kinh nguyệt ra nhiều và bà cũng đã sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân bị u xơ tử cung chưa sẵn sàng phẫu thuật cắt bỏ chúng vì Mirena có thể làm giảm chảy máu.
Điều tốt nhất về vòng tránh thai là chúng có hiệu quả ngừa thai tương tự như triệt sản.
Trong khi đó, vòng tránh thai bằng đồng có thể khiến kinh nguyệt tồi tệ hơn, nhưng thật hoang đường rằng nó khiến kinh nguyệt của mọi người nặng hơn về lâu dài. Theo chuyên gia, điều này có thể đúng ở những giai đoạn đầu tiên nhưng hầu hết sau đó sẽ quay về như ban đầu. BS Aguilar cho biết bà khuyên bệnh nhân nên xem xét kỹ mọi thứ thay đổi sau 6 tháng đối với tất cả các kiểu vòng tránh thai, đặc biệt là vòng tránh thai bằng đồng.
Điểm hạn chế chủ yếu là một số người cảm thấy việc đặt vòng tránh thai qua cổ tử cung khá khó chịu, đặc biệt là nếu họ chưa từng khám phụ khoa trước đó. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng thuốc tê trước khi làm thủ thuật nếu mọi người lo lắng về cơn đau.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, phương pháp cấy ghép thực sự hiệu quả hơn so với việc buộc ống dẫn trứng của bạn, với tỷ lệ thất bại chỉ là 0,05%. Mặc dù vậy, một số người sử dụng sẽ gặp phải tình trạng không lường trước và thay đổi sang các phương pháp khác.
Ai không nên đặt vòng tránh thai?
Những người bị dị ứng với đồng hoặc levonorgestrel không nên đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai nội tiết có một chống chỉ định lớn: Những người đang bị ung thư vú không nên dùng và những người bị ung thư vú sau 5 năm tính từ thời điểm chẩn đoán bệnh cũng không nên. Vòng tránh thai bằng đồng không chứa nội tiết tố là một lựa chọn an toàn cho những người này.
Những người bị dị ứng với đồng hoặc với levonorgestrel không nên đặt vòng tránh thai.
Nếu bạn bị u xơ tử cung, đây có thể là một trở ngại cho việc đặt vòng tránh thai nhưng nếu u xơ nhỏ, các bác sĩ thường có thể đặt vòng tránh thai với sự hỗ trợ của máy siêu âm. Tuy nhiên, có thể không đưa dụng cụ vào an toàn đối với những người có khối u xơ lớn và nặng, hoặc vòng tránh thai sẽ rơi ra sau khi đặt.
TS MacIsaac nói, nếu bị dị tật tử cung như vách ngăn cũng rất khó để đặt vòng tránh thai, nhưng những trường hợp này thậm chí còn hiếm hơn u xơ tử cung.
Vòng tránh thai 'hết hạn' nằm trong tử cung người phụ nữ suốt 18 năm
Người phụ nữ đến khám vì rong kinh, qua siêu âm các bác sĩ phát hiện chiếc vòng tránh thai hình xương cá quá hạn nằm trong tử cung người này suốt 18 năm.
Bệnh nhân đến khám do rong kinh nhiều ngày. Ảnh minh họa
Ngày 18/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, vừa tiếp nhận khám và điều trị cho một bệnh nhân bị rong kinh, u xơ tử cung nhỏ và có vòng tránh thai hết hạn nằm trong tử cung suốt nhiều năm.
Cụ thể, bệnh nhân là bà M.T.T.T. (46 tuổi, ngụ tại Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đến khám vì rong kinh. Khai thác tiền sử được biết, bà T. sinh mổ 2 lần và đặt vòng tránh thai từ năm 28 tuổi.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và siêu âm, các bác sĩ phát hiện chiếc vòng tránh thai hình xương cá đã quá hạn sử dụng, hiện không còn được sản xuất nhưng vẫn rất mới nằm trong tử cung người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được chẩn đoán bị u xơ tử cung nhỏ. Theo các bác sĩ, nguyên tắc điều trị rong kinh là phải lấy vòng tránh thai ra rồi mới dùng thuốc.
Chiếc vòng tránh thai nằm trong tử cung bệnh nhân suốt 18 năm. Ảnh: BVĐKVĐ
Trao đổi với Zing, bác sĩ Nguyễn Bửu Thuyên, khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Đức cho hay, vòng tránh thai chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn, vòng tránh thai xương cá - loại bệnh nhân T. dùng - chỉ có tác dụng tránh thai 5 năm.
Các loại vòng tránh thai hiện nay có tác dụng khoảng 9 năm. Nếu để lâu hơn, vòng tránh thai sẽ không còn tác dụng, người đặt vòng vẫn có thể mang thai bình thường. Trong trường hợp để quá lâu, vòng tránh thai có nguy cơ xuyên thủng tử cung và rơi vào ổ bụng, gây nguy hiểm cho người đặt vòng.
Mổ lấy thai kết hợp phẫu thuật u xơ tử cung cho sản phụ 37 tuổi Sản phụ mang thai lần 3, nhập viện ở tuần thai thứ 38. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy sản phụ tiền chuyển dạ, thai to, mặt trước đoạn eo bên phải tử cung có khối u xơ tử cung kích thước lớn, nằm ở vị trí rất khó và hiếm gặp. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy thai...