Bác sĩ nói về thông tin ‘bệnh nhân ung thư đụng dao kéo sẽ nhanh chết’
Bệnh nhân mắc ung thư “đụng dao kéo” nhanh chết. Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân mắc ung thư “đụng dao kéo” nhanh chết. Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư. Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại lá không rõ nguồn gốc. Người bệnh vô tình đánh mất thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn. Phẫu thuật là một trong những phương pháp cơ bản giúp loại bỏ tối đa tế bào ung thư.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn một quan niệm sai lầm khác là ung thư là căn bệnh truyền nhiễm. Ung thư không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc… Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.
Đừng để mất "thời gian vàng" điều trị ung thư vì những quan niệm sai lầm
Ung thư là do "nghiệp quật", ung thư đụng dao kéo là chết, ung thư không chữa được mà chỉ kéo dài sự sống, ăn chay để tiêu diệt tế bào ung thư... Tất cả những định kiến sai lầm ấy của cộng đồng đã khiến người bệnh mất đi cơ hội chữa trị.
PGS-TS. Lê Văn Quảng, GĐ BV K cho biết, định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên mang "bản án tử hình", nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị.
Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng... Tại BV K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm, PGS-TS. Lê Văn Quảng chia sẻ.
PGS-TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc BV K: Mọi người khi có bệnh nên trao đổi với bác sỹ để có phương pháp điều trị đúng nhất. Ảnh: T.An
Theo GĐ BV K, lý do khiến mọi người thường có cảm nhận chủ quan đó là vì thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khỏe mạnh. Tâm lý chung của người bệnh thường là ít "khoe" bệnh của mình kể cả khi được điều trị có hiệu quả. Nhưng khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè lại biết và đến thăm hỏi. Vì thế mọi người chỉ biết bệnh nhân ung thư khi đã phát bệnh là chết.
Bên cạnh đó, một quan niệm sai lầm đến khó tin là nhiều người cho rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Thế nhưng thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích lũy để hình thành phát sinh bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư là do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hóa, tia cực tím...
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền; nhiễm vi sinh vật; hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời...
Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, khiến bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng các loại thuốc khác nhau.
Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên nhiều người bệnh, đặc biệt giai đoạn muộn, vẫn có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi. Nhưng thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh, PGS-TS. Lê Văn Quảng cho biết.
Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo.
Người đầu tiên khỏi bệnh HIV bất ngờ qua đời vì bệnh "tử thần" khác "Bệnh nhân Berlin" Timothy Ray Brown, người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV hoàn toàn, vừa qua đời sau nhiều năm chiến đấu với ung thư. Theo người thân của ông Brown, bệnh bạch cầu - một loại ung thư máu nguy hiểm - mà ông mắc phải vẫn thuyên giảm cho đến năm ngoái, nhưng gần đây bất...