Bác sĩ nói về cách giảm cân lành mạnh và bền vững
Adrienne Youdim, bác sĩ nội khoa chuyên về giảm cân và dinh dưỡng y tế ở Mỹ, đồng thời là tác giả của Hungry for More , đã có những lời khuyên chân tình về việc giảm cân lành mạnh và bền vững, thay vì dựa vào các chế độ ăn kiêng lỗi thời.
Dành thời gian nấu ăn là một trong những cách giúp bạn dễ ăn uống lành mạnh để giảm cân. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là một số khuyến nghị của bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Dự trữ thức ăn
Bác sĩ Youdim nói: “Hãy tạo ra môi trường để thành công bằng cách dự trữ những lựa chọn lành mạnh trong tủ lạnh và tủ đựng thức ăn”.
Khi tủ lạnh và tủ đựng thức ăn của bạn chứa đầy những món đồ lành mạnh, bạn sẽ dễ dàng theo một chế độ ăn uống bổ dưỡng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về nó.
2. Dành thời gian nấu ăn
Bác sĩ Youdim nói: “Hãy nhớ rằng bạn không cần phải dành cả ngày trong bếp để chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh”.
Ăn uống lành mạnh không có nghĩa là dành hàng giờ trong bếp! Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn mà bạn có thể chế biến dễ dàng có tác dụng tốt cho một chế độ ăn uống lành mạnh, theo Eat This, Not That!
Video đang HOT
Bạn có thể chuẩn bị những bữa ăn trưa dễ dàng chỉ với 3 nguyên liệu trở xuống để có một ngày làm việc thoải mái hơn, và thực hiện nhiều công thức dễ dàng nhất để chuẩn bị các bữa ăn khác.
3. Ngủ đủ giấc
Người lớn trung bình nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. ẢNH SHUTTERTOCK
Theo bác sĩ Youdim, các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ làm tăng kích thích tố đói.
Một nghiên cứu được Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ (Mỹ) xuất bản cho thấy chỉ một đêm thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nồng độ ghrelin, loại hoóc môn mà cơ thể sản xuất khiến bạn cảm thấy đói.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết người lớn trung bình nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. Vì vậy hãy nhớ nắm bắt những điều đó để tránh ăn vặt vô tâm vào ngày hôm sau.
4. Hãy tử tế với chính mình
Bác sĩ Youdim nói: “Và cuối cùng hãy nhớ trở nên tử tế. Đó là một quá trình nhưng với lòng trắc ẩn và sự cống hiến, bạn sẽ đạt được điều đó!”.
Theo Psychology Today , việc khẳng định tích cực có thể được sử dụng như một chiến thuật để khiến tiềm thức của bạn thay đổi cách nhìn của bạn về các chủ đề cụ thể, bao gồm cả cân nặng và hình ảnh cơ thể.
Các bạn nên biết rằng chế độ ăn kiêng lỗi thời, ăn kiêng nhanh chóng, giải độc và bất kỳ hoạt động hạn chế thực phẩm nào khác không có tác dụng giảm cân lâu dài và bền vững.
Những loại hoạt động này luôn hứa hẹn một tấm vé một chiều để “bạn mảnh mai hơn”, miễn là bạn không làm hỏng việc và đi chệch hướng.
Nhưng nếu bạn làm thế thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn thêm chiếc bánh quy đó hoặc quyết định chọn một bát mì ống thay vì salad? Điều đó có sai không?
Tất nhiên là không. Như bác sĩ Youdim gợi ý, hãy tử tế với chính mình. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là tìm cách lành mạnh để đưa tất cả các loại thực phẩm bạn yêu thích vào chế độ ăn uống bổ dưỡng vì việc hạn chế thực phẩm rõ ràng không có tác dụng, theo Eat This, Not That!
Với một chút lòng trắc ẩn đối với bản thân, bạn sẽ thấy mình không chỉ hạnh phúc về thể chất với cách ăn mới mà còn hạnh phúc về tinh thần trong cơ thể.
Tăng đề kháng bằng lợi khuẩn Probiotic
Khoảng 70% hệ bạch huyết biểu mô nằm ở ruột non nên chăm sóc đường ruột bằng các lợi khuẩn Probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường đề kháng.
Với sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tránh được sự tấn công của các tác nhân có hại bên ngoài và phục hồi nhanh nếu không may bị lây nhiễm bệnh. Một người có sức đề kháng tốt khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, nằm ở khắp các nơi trong cơ thể. Trong đó, các tế bào bạch huyết là một phần quan trọng, được coi như lính gác cổng của từng vùng cơ thể, có tác dụng tìm kiếm và tiêu diệt các kẻ xâm nhập, đồng thời sản xuất các kháng thể theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.
IgA là một trong 5 kháng thể có trong hệ thống miễn dịch của con người, được tiết ra chủ yếu tại các mô niêm nhầy như trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp. IgA đóng vai trò như một tuyến phòng thủ đầu tiên, chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, đặc biệt là tại cơ quan hô hấp và hệ tiêu hóa.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, gia tăng kháng thể bằng cách gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột là một trong những cách cải thiện sức khỏe miễn dịch bên cạnh lối sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục, ngủ đủ giờ...
Ông lý giải, trong đường ruột của chúng ta có một hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn hay probiotic là những vi khuẩn - vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Thông thường, hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh tật hoặc căng thẳng có thể thay đổi sự cân bằng này: tăng lượng hại khuẩn và giảm tỷ lệ lợi khuẩn, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa cũng như các vấn đề khác.
Mô phỏng đường ruột, trong đó probiotic là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Ảnh: Vinamilk.
Thực tế khi hoạt động, lợi khuẩn có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế phát triển vi khuẩn có hại đồng thời cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các vi khuẩn có hại. Điều này ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn có hại, vốn có khả năng gây nhiễm trùng hoặc các rối loạn, bệnh lý cho cơ thể. Lợi khuẩn cũng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó tăng đề kháng. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp hoạt hoá đại thực bào, kích thích sản xuất IgA.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (American College of Gastroenterology) chỉ ra rằng các chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh hộ hấp, tiêu chảy, giảm bớt nhiễm trùng âm đạo, ngăn ngừa bệnh tự miễn, giảm bớt bệnh ngoài da, chống lại nhiễm trùng tiết niệu...
Bác sĩ Khanh cho biết lợi khuẩn có sẵn trong cơ thể từ khi chúng ta ra đời, lợi khuẩn có thể sinh sôi hay giảm theo thời gian và lợi khuẩn cũng có thể được đưa vào cơ thể thông qua ăn, uống. Ví dụ một số người yếu thường thiếu lợi khuẩn trong cơ thể, cũng có người bị giảm lợi khuẩn khi dùng kháng sinh, bởi khi tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi. Vì thế khi kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh - lợi khuẩn.
Để tăng lợi khuẩn cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm men vi sinh hoặc một số thực phẩm lên men như sữa chua men sống, đậu nành lên men (natto), kim chi, dưa muối, hay sữa mẹ... Lợi khuẩn cũng phát triển tốt khi có nguồn thức ăn là các chất xơ hòa tan (prebiotic). Bác sĩ Khanh cho biết việc bổ sung lợi khuẩn dù có dư thừa cũng không gây ra tác hại gì cho cơ thể, vì thế chúng ta có thể yên tâm bổ sung lợi khuẩn.
Sữa chua uống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM từ châu Âu, giúp tăng đề kháng. Ảnh: Vinamilk.
Tuy nhiên, khi qua môi trường axit dạ dày, các lợi khuẩn có thể bị suy giảm số lượng. Một trong những chủng lợi khuẩn được nghiên cứu trên thế giới có tỷ lệ sống sót cao sau khi qua dạ dày là L.Casei 431TM từ tập đoàn men sống hàng đầu châu Âu - Chr. Hansen, được chứng minh lâm sàng giúp hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
Bé chào đời nặng gần bằng em bé hai tháng tuổi Bé trai chào đời nặng 5,2 kg tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, khỏe mạnh, tương đương trọng lượng em bé khoảng hai tháng tuổi. Bác sĩ Trần Vạn Nhiệm, Trưởng Khoa Sản, cho biết sản phụ 33 tuổi nhập viện, trưa 11/7. Các bác sĩ đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn bình thường nên chỉ định sinh mổ....