Bác sĩ nói gì về các loại vitamin bạn vẫn uống hằng ngày?
Đây là lời khuyên của các bác sĩ dành cho bạn bè, gia đình về việc sử dụng vitamin, được đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Best Health Magazine của Canada.
Shutterstock
Tiến sĩ Clifford Rosen, từ Viện Nghiên cứu Trung tâm Y tế Maine ở Scarborough (Philippines), cho biết rất khó để đánh giá giá trị của các vitamin bổ sung.
Vì vậy, tiến sĩ Rosen đã hỏi một số chuyên gia hàng đầu một câu hỏi đơn giản: “Bạn có lời khuyên nào cho bạn bè và gia đình về việc sử dụng vitamin?”. Sau đây là câu trả lời của họ, theo MSN.
1. Vitamin C: Chỉ lãng phí tiền
Tiến sĩ Mark Levine, một nhà nghiên cứu tại Viện Tiểu đường – Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, đã cười khi được hỏi liệu ông có bổ sung vitamin C không. Ông cho biết loại vitamin C tốt nhất là từ trái cây và rau quả. Nghiên cứu của ông cho thấy cơ thể điều chỉnh chặt chẽ lượng vitamin C và cơ thể hoạt động để hấp thụ đều đặn một lượng vitamin C thấp. Khi uống bổ sung vitamin liều cao, cơ thể chỉ hấp thụ được một ít và bài tiết lượng vitamin C dư thừa qua nước tiểu.
Vì vậy, nếu khỏe mạnh bình thường thì không nên uống. Bạn sẽ dễ dàng có được mức khuyến nghị 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ, từ chế độ ăn uống hằng ngày.
2. Omega-3: Không cần bổ sung nếu ăn cá 2 lần một tuần
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, từ Trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Tufts Friedman ở Boston (Mỹ), nói rằng: Nếu bạn không ăn nhiều cá, nên uống một viên dầu cá 1.000 mg mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn trên 40 tuổi hoặc bị bệnh tim, bác sĩ Mozaffarian nói. Nhưng tránh dùng nhiều hơn, một số nghiên cứu cho thấy rằng liều từ 2 – 3 gram có thể làm tăng mức cholesterol xấu, theo MSN.
Video đang HOT
3. Canxi: Không cần, nếu bạn không bị loãng xương
Theo bác sĩ Rosen thì, nếu xương của bạn chắc khỏe, không cần phải bổ sung, vì có thể có hại. Nên hấp thụ canxi từ sữa, sữa chua, súp lơ xanh, và cam và ngũ cốc có bổ sung canxi.
Bác sĩ Rosen cho biết, chỉ cần khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày và chế độ ăn uống thông thường đã cung cấp đến khoảng 850 mg. Do đó, không có lý do gì để uống trừ khi bạn bị loãng xương – chỉ cần 1 viên 500 mg mỗi ngày.
4. Glucosamine: Nên thử nếu bạn bị đau khớp
Mặc dù nghiên cứu của tiến sĩ Allen D. Sawitzke, Bệnh viện Đại học Utah ở Salt Lake City (Mỹ), đã kết luận rằng glucosamine nổi tiếng với khả năng làm giảm các triệu chứng viêm xương khớp. Tiến sĩ Allen khuyên nên dùng nếu bị đau vừa phải. Lý do: Nghiên cứu cho thấy glucosamin có hiệu quả đối với một số người, nhưng lại không có hiệu quả với những người khác.
Vậy, nếu bạn bị đau viêm khớp vừa phải, hãy dùng thử glucosamine trong 2 – 3 tháng. Nếu không thấy hiệu quả, thì không nên dùng nữa, theo MSN.
5. Vitamin D: Không nên lạm dụng
Vitamin D đã được chứng minh là thúc đẩy xương chắc khỏe. Nhưng quá nhiều vitamin D, vượt quá ngưỡng an toàn trên 4.000 IU đối với người lớn, có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, táo bón và suy nhược.
Sau 70 tuổi, khi xương cần nhiều vitamin D hơn, cơ thể bắt đầu sản sinh ít hơn, bác sĩ Rosen khuyên nên dùng thêm 400 IU mỗi ngày.
6. Chất xơ: Có thể hữu ích
Giáo sư tiến sĩ, Joanne Slavin, chuyên gia dinh dưỡng từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, cho biết hầu hết mọi người chỉ ăn được khoảng một nửa lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày là ít nhất 25 gram. Đó là lý do tại sao bà khuyên nên dùng viên chất xơ bổ sung để bù đắp lượng thiếu hụt.
Bà khuyên, hãy cố gắng tăng lượng chất xơ hằng ngày. Nếu vẫn còn thiếu, hãy bắt đầu với 3 gram chất xơ một lần mỗi ngày để tránh khí và đầy hơi. Sau 3 ngày, hãy tăng lên 3 gram, 3 lần một ngày. Kiểm tra với bác sĩ nếu bị tiểu đường hoặc đang uống thuốc. Chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu và làm giảm sự hấp thụ của một số loại thuốc, theo MSN.
7. Vitamin A và vitamin E: Nên cân nhắc trước khi dùng
Hấp thu vitamin A và E từ chế độ ăn uống thì tốt cho cơ thể. Nhưng uống viên bổ sung có thể không có lợi.
Lượng vitamin A bổ sung quá mức có thể gây hại. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, quá nhiều vitamin A có thể gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hôn mê và thậm chí tử vong. Phụ nữ có thai không nên dùng, vitamin A liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ lưu ý rằng vitamin E liều cao, ở dạng bổ sung, có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và đột quỵ. Nếu bạn đang dùng thuốc Warfarin – một loại thuốc chống đông máu, ngăn ngừa nhồi máu tim, đột quỵ, và huyết khối – có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, theo MSN.
Các chất bổ sung chống ô xy hóa như vitamin E cũng có thể làm giảm hiệu quả hóa trị ung thư hoặc hiệu quả của xạ trị.
Theo Thanh niên
Chưa đến 30 phút, các bác sĩ dốc sức cấp cứu thành công cho một sản phụ mang thai ngôi ngược
Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ tại bệnh viện đã dốc sức cấp cứu thành công cho một sản phụ 25 tuổi, mang thai lần hai được 40 tuần, mang thai ngôi ngược ngôi thai ngược và đến viện muộn.
Đó là trường hợp sản phụ Bùi Thị N (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), 25 tuổi, mang thai lần hai được 40 tuần. Quá trình mang thai khỏe mạnh, sản phụ N cho biết, lần gần nhất siêu âm là ngày 24/9/2019 tại một cơ sở y tế ở huyện. Bác sĩ thông báo thai thuận, khỏe mạnh.
Vậy nhưng khi nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ khám thai phát hiện cổ tử cung mở hết, ối vỡ, nước ối lẫn phân su, chân thai nhi thập thò âm đạo. Kèm theo tình trạng dây rốn quấn cổ hai vòng, khó xác định tim thai.
Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Chưa đến 30 phút sau khi nhập viện, toàn bộ êkip khoa Phụ sản đã dốc sức cấp cứu thành công, chỉ cần chậm trễ ba phút, có thể số phận của em bé đã khác. Bé gái nặng 3kg chào đời trong niềm vỡ òa hạnh phúc của của mẹ bé và tất cả bác sĩ khoa Phụ sản. Mặc dù có biểu hiện của một em bé bị suy thai, trương lực cơ nhẽo, tím tái, không thở, không khóc được; Cơ thể bị bao phủ bởi lớp màng màu vàng do nước ối lẫn phân su nhưng bé đã được ekip hồi sức và cho tiếp xúc da kề da sớm nhất để nhận hơi ấm từ cơ thể người mẹ và bú những giọt sữa đầu tiên.
BSCKI Đinh Thị Chiên, Phó trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chia sẻ: "Sau ca đỡ đẻ có thể gọi là hy hữu, cả êkip thở phào, đứng ngắm nhìn đứa trẻ đang say sưa bên mẹ hưởng những ấm ấp đầu tiên khi chào đời, đó là những phút giây thật sự hạnh phúc của chúng tôi".
Ngôi thai ngược khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất lại ra sau cùng khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm. Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi.
BS Chiên khuyên các bà mẹ cần hết sức thận trọng khi mang thai, đặc biệt chú ý sức khỏe vào ba tháng cuối thai kỳ. Kiểm tra thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện những nguy cơ khó của thai kỳ để chọn tuyến và lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất.
Theo aFamily
Bác sĩ chạy đua với "tử thần" Các bác sĩ của 2 bệnh viện đa khoa khu vực: Long Khánh và Định Quán vừa trải qua nhiều ca phẫu thuật "cân não", chạy đua với thời gian để cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ Tạ Quang Trí, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán thăm khám cho bệnh nhân N.M.T. sau ca phẫu thuật. Ảnh: An...