Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang: Tết là dịp đoàn tụ của cả gia đình, hãy giữ những đứa trẻ khỏe mạnh, ba mẹ nhé!
Mỗi dịp Tết, ông nội/ ngoại bế đứa bé trên tay rồi truyền hết người này đến người khác ôm hôn bé, hít, cắn yêu, cắn thật, vỗ mông, hù dọa… chúng.
Khi thấy chúng khóc thét lên thì cười khoái chí rồi trả về cho ông bà hoặc cha mẹ chúng.
Dịp Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Các bố mẹ đưa các về quê lưu ý giữ ấm và đeo khẩu trang cho con. Việc thay đổi môi trường từ khô nóng của Sài Gòn thành lạnh miền Trung hay miền Bắc rất dễ khiến các con bị bệnh.
Có thể nói rằng mỗi dịp lễ Tết hoặc đám giỗ là mỗi lần tôi thấy ám ảnh và lo sợ. Cảnh ông nội/ ngoại bế đứa bé trên tay rồi truyền hết người này đến người khác ôm hôn bé, hít, cắn yêu, cắn thật, vỗ mông, hù dọa… chúng. Khi thấy chúng khóc thét lên thì cười khoái chí rồi trả về cho ông bà hoặc cha mẹ chúng.
Các bố mẹ đưa các về quê lưu ý giữ ấm và đeo khẩu trang cho con (Ảnh minh họa).
Còn ba chúng? Những người đàn ông lo xếp đồ đạc lên bàn thờ cúng hoặc lau dọn, hoặc thậm chí ngồi uống rượu say bét nhè, chuốc nhau tới khi say mèm mới thôi. Không biết trong cuộc nhậu ấy, có quay lại nhìn đứa con mình đang trong vòng tay ai, hay đang tự bò đi hay đang rơi vào tình huống nguy hiểm nào đó.
Cũng có những ông bố chơi với con phần lớn thời gian. Nhưng thực sự không nhiều.
Còn mẹ chúng? Ở quê tôi, phụ nữ phải xuống bếp nấu nướng, dọn dẹp và hầu như không ngóc đầu lên kịp để phục vụ cho đám tiệc. Ít khi phụ nữ ngồi vào để ăn cùng gia đình. Khi tiệc đàn, những người đàn ông lảo đảo ra về trong hơi men. Phụ nữ lại tiếp tục ngồi rửa chén rửa bát.
Quê tôi gọi ấy là “họp” gia đình. Là ngày “đoàn tụ” gia đình.
Có lẽ tôi sính ngoại nên với tôi, từ “đoàn tụ” ấy không trọn vẹn lắm. Tôi thích khi cúng mọi người cùng lao vào làm, cùng dọn ra bàn, cùng trà bánh và chỉ có bia thôi, vài lon cho dễ nói chuyện. Rồi lại cùng nhau dọn dẹp và ra về.
Đừng cho ai hôn hít con bạn. Bạn sẽ chẳng biết được có những gì trong nước bọt của người ấy để lại trên mặt con bạn đâu! (Ảnh minh họa).
Những đứa nhỏ? Khó mà nói lắm. Không đưa ông bà bế thì bị giận. Nói ông bà đừng hôn thì bị chửi là hỗn. Rồi truyền tay cho ông này bà kia.
Nên nhớ: Người già hay có bệnh phổi mạn. Khạc nhổ đàm nhớt rồi lấy tay hay vạt áo chùi, rồi chính cái tay đó ôm bé, rồi chúng cái miệng ấy hôn hít bé.
Họ chẳng nghĩ là họ có bệnh đâu. Vì mấy cái khạc nhổ ấy, đã quá quen với mấy ông hút thuốc lá lâu năm rồi. Họ cũng chẳng đi xét nghiệm hay chụp XQ để kiểm tra đâu. Đến khi ho ra máu hoặc sụt cân nhanh, thở không nổi mới tới bệnh viện, mà khi ấy thì quá muộn.
Những đứa trẻ đã lãnh đủ rồi.
Video đang HOT
Rồi: Cái bàn 10 ông lớn thi nhau hút thuốc. Mấy ông hút qua cái đầu lọc còn khói nhả ra là phụ nữ cà trẻ em hít trực tiếp.
Người lớn hút 1 trẻ em hút 10.
Đừng nghĩ rằng bạn hút ở ngoài rồi đi vào phòng thì không ảnh hưởng. Vợ và con bạn hút thụ động còn nặng nề hơn nhiều.
Hơn 3000 chất trong khói thuốc lá sẽ được vợ con bạn hít đủ. Bạn hút cho sướng bản thân nhưng vợ con bạn lại là người chịu hậu quả.
Tết
Ai chẳng muốn đoàn tụ bên gia đình.
Nhưng năm nay hãy làm điều gì đó đặc biệt.
Cho con bạn.
Cho vợ bạn.
Cho gia đình nhỏ của bạn.
Hãy giữ ấm cho bé suốt hành trình về quê.
Tránh xa nơi người lớn hút thuốc lá.
Nên nhờ một người giữ bé chính (tốt nhất nói thẳng với ông bà nội cùng phụ mình giữ con tránh lây bệnh).
Đừng cho ai hôn hít con bạn. Bạn sẽ chẳng biết được có những gì trong nước bọt của người ấy để lại trên mặt con bạn đâu!
Bảo vệ và nuôi dưỡng là nhiệm vụ của cả bố và mẹ!
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bác sĩ Nội trú Huyết học – Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh “bác sĩ yêu trẻ con”. Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
Theo Helino
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Có 3 lý do để các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối mà nhiều người vẫn hiểu lầm.
Hầu hết các mẹ đều biết rằng nêm muối vào đồ ăn dặm của con là không tốt nhưng vì xung đột với ông bà khi chăm sóc con cái nên vẫn "tặc lưỡi" để con ăn những bát cháo có nêm nước mắm, nêm muối. Quan niệm của đa số thế hệ trước là "Cho trẻ ăn nhạt thế sao nó nuốt nổi", "Nêm mắm muối vào mới vừa miệng chứ"...
Trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã bắt gặp không ít trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối. Bác sĩ Sang kể: " Chiều nay, khi đang khám cho 1 bé 10 tháng viêm phổi, tôi vô tình thấy bà ngoại mang hộp đồ ăn dặm vào, mở nắp ra cho nguội. Tôi ngửi thấy mùi nước mắm nêm thơm lừng. "Cho hỏi hộp này nấu cho con đúng không bà?". "Dạ. Đúng rồi bác", bà trả lời. "Bà có nêm nước mắm đúng không?", "Dạ bác", "Ôi trời. Sau này đừng nêm nữa nha. Trẻ dưới 12 tháng không nêm muối hay nước mắm vào đồ ăn".
Và đây là những lý do bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào vào đồ ăn dặmcủa trẻ dưới 12 tháng tuổi:
Thứ nhất, thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt.
Chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn dưới 12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận, thận trẻ con chưa lọc nổi muối, việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể, trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp....
Thứ hai, quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Đừng bao giờ áp dụng chế độ ăn người lớn cho con nít. Chúng ta hay nêm muối vào thức ăn vì đó là 1 trong 5 vị căn bản để giúp thức ăn ngon hơn. Một nồi canh nhạt nhẽo sẽ chẳng người trưởng thành nào nuốt nổi nhưng với trẻ con là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như bạn thử uống sữa mẹ sẽ thấy nó lợ lợ và tanh đến nỗi nôn ói ra. Nhưng trẻ con vẫn bú 100% mỗi ngày và cao lớn đó thôi.
Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy.
Ảnh minh họa 1gr muối.
Thứ ba, quan niệm nêm muối cho trẻ thêm cứng cáp là càng sai thêm. Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Và Việt Nam ta là một trong những nước ăn mặn khủng khiếp!
Trẻ dưới 12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày, nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng Nacl này đã có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây... Việc nêm muối chỉ làm thận con bạn trở nên quá tải và nó phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu. Thận chỉ thực sự hoàn thiện chức năng sau 3 tuổi.
Khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:
- Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (
- 1 đến 3 tuổi: 2g muối/ngày (0.8g Natri)
- 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
- 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
- Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)
Theo như khuyến cáo trên thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày mà thôi.
Tóm lại:
1. Thận trẻ chỉ thực sự trưởng thành sau 3 tuổi.
2. Nêm muối cho bé dưới 12 tháng tuổi là sai.
3. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai.
4. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ cứng cáp càng sai.
5. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con uống nhiều nước và nôn trớ sau đó.
6. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con biếng ăn và sợ ăn cháo.
7. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu nồi cháo khoa học cho chính con mình.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang nhắc lại rằng: " Con là con của mình. Mình là mẹ và là người chịu trách nhiệm cao nhất cho cuộc đời con. Nếu có nấu đồ ăn dặm cho bé thì đừng nêm muối vào đồ ăn cho con dưới 12 tháng tuổi".
Theo helino
Mớm cơm cho cháu ăn, bà vô tình khiến cháu bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày Những tưởng thói quen mớm cơm cho trẻ đã không còn tồn tại, nhưng thực tế cho thấy, vẫn có trẻ phải lĩnh hậu quả vì hành vi này. Theo thông tin chia sẻ trên trang cá nhân của bác sĩ nhi Tô Quang Huy (Hà Nội), một bé trai tên là M.N (sinh năm 2013 ở Hoàng Mai, Hà Nội) mới đây...