Bác sĩ người Anh cảnh báo xuất hiện thêm siêu vi khuẩn kháng kháng sinh lây qua đường tình dục
Nhiễm khuẩn Mycoplasma Genitalium có thể bị nhầm lẫn với nhiễm nấm chlamydia, nhưng nhiễm khuẩn này đang trong tình trạng kháng kháng sinh, với phương pháp điều trị kháng sinh truyền thống.
Các bác sĩ người Anh đang cảnh báo về một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể trở thành siêu vi khuẩn khó tiêu diệt tiếp theo trong lịch sử loài người, dựa vào khả năng kháng kháng sinh. Theo đó, nhiễm khuẩn Mycoplasma Genitalium có thể gây ra các vấn đề đường tiết niệu ở nam giới và vô sinh ở phụ nữ, nhưng nhiều người thậm chí chưa bao giờ nghe về nó.
Theo BBC, Hiệp hội Y tế Tình dục và HIV của Anh – một tổ chức chuyên nghiệp của các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Anh – đã ban hành các hướng dẫn dự thảo về “Các cách tốt nhất để phát hiện và điều trị Mycoplasma Genitalium”.
Nhiễm khuẩn Mycoplasma Genitalium có thể gây ra các vấn đề đường tiết niệu ở nam giới và vô sinh ở phụ nữ, nhưng nhiều người thậm chí chưa bao giờ nghe về nó.
Để tìm hiểu thêm về bệnh lây truyền qua đường tình dục này, chúng ta hãy cùng trò chuyện với GS.TS dịch tễ học Lisa Manhart (Đại học Washington), người đã nghiên cứu về vi khuẩn Mycoplasma Genitalium hơn 15 năm.
Mycoplasma genitalium (MG) là gì?
Mycoplasma genitalium là loại vi khuẩn được xác định lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Mycoplasma genitalium đã được công nhận là nguyên nhân gây viêm niệu đạo nam hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này có thể dẫn đến dương vật chảy dịch và cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
“Bằng chứng cho thấy M. genitalium gây ra vấn đề ở nam giới là rất nhiều và mọi người chấp nhận điều đó trên toàn thế giới. Nhưng không có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ, và vẫn còn một chút tranh luận”, Manhart nói.
Ở phụ nữ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MG có liên quan đến viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu và vô sinh. Theo CDC, thông tin đầu tiên về MG trong Hướng dẫn điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015, MG phổ biến hơn bệnh lậu nhưng ít phổ biến hơn so với chlamydia. Người ta ước tính rằng khoảng 2% đến 4% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm khuẩn MG, bên cạnh đó chỉ có 0,5% bệnh lậu và 4% nhiễm chlamydia.
Ở phụ nữ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MG có liên quan đến viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu và vô sinh.
Mycoplasma genitalium được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Ở Anh và các nước khác, các thử nghiệm cho MG có sẵn thông qua các phòng thí nghiệm của chính phủ. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, việc chẩn đoán trở nên phức tạp hơn. Không có thử nghiệm nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận, mặc dù một số phòng thí nghiệm và cơ sở thử nghiệm riêng đã tự sản xuất.
Giống như các chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, chẩn đoán MG trở nên khó khăn vì không có triệu chứng rõ ràng, đặc biệt là ở phụ nữ. BS Manhart cho biết: “Nhiều tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục gây thiệt hại cho hệ sinh sản với phản ứng viêm, trong khi phụ nữ thậm chí không biết rằng nó đang xảy ra”.
Nếu chị em gặp triệu chứng GM, họ có thể có các triệu chứng tương tự bệnh chlamydia: đau ở vùng xương chậu, sốt, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Nhưng một chẩn đoán chính xác là quan trọng: MG đã trở nên đề kháng với các bác sĩ kháng sinh sử dụng để điều trị chlamydia (điển hình là azithromycin), và chỉ có khoảng 50% cơ hội kháng sinh phát huy hiệu quả khi dùng điều trị cho phụ nữ nhiễm khuẩn MG.
Video đang HOT
Giống như các chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, chẩn đoán MG trở nên khó khăn vì không có triệu chứng rõ ràng, đặc biệt là ở phụ nữ.
Chị em tự bảo vệ mình bằng cách nào?
“Nếu xuất hiện triệu chứng lạ, bạn cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa ngay dù cho đó là dạng nhiễm trùng nào đi chăng nữa”, chuyên gia cho biết. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để chẩn đoán chính xác, từ đó kê toa thuốc phù hợp.
Phụ nữ được chẩn đoán bị nhiễm chlamydia, trong quá trình điều trị các triệu chứng không có dấu hiệu biến mất có thể hỏi bác sĩ về các nguyên nhân khác. Bác sĩ của bạn có thể tìm ra nguyên nhân thực sự là do nhiễm khuẩn MG, từ đó có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Nhưng cách tốt nhất, dù bạn là nam hay nữ, bạn đều có thể tự bảo vệ mình trước tác động của MG là ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu. “Hãy hiểu rõ bạn tình của mình trước khi quan hệ và thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn không nắm rõ đối tác có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không, hãy luôn sử dụng bao cao su vào mọi thời điểm quan hệ”, BS Manhart nói.
Dù bạn là nam hay nữ, bạn đều có thể tự bảo vệ mình trước tác động của MG là ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu.
Đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh MG, vẫn có thể điều trị được. “Tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao đối với thuốc kháng sinh tiêu chuẩn nhưng không có nghĩa là đã hết hi vọng. Vẫn còn một liệu pháp thứ hai tương đối hiệu quả ở Mỹ nên mọi người không nên lo lắng quá nhiều về khía cạnh đó”.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Nông nghiệp), vi khuẩn Mycoplasma trong sản phụ khoa gồm 5 chủng, nhưng thường gặp nhất là chủng Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma hominis, 3 chủng kia hiếm gặp và khả năng sinh bệnh còn chưa rõ. Để chẩn đoán xác định chủng vi khuẩn này cần phải dựa vào nuôi cấy dịch âm đạo. Việc điều trị phụ thuộc vào độ nhạy cảm thể hiện trên kháng sinh đó, khu vực nhiễm khuẩn, các nhiễm khuẩn phối hợp có thể gặp và các chống chỉ định theo từng cơ địa. Do vậy, bạn cần phải đến gặp trực tiếp bác sỹ chuyên khoa và cung cấp kết quả nuôi cấy dịch âm đạo để bác sỹ tiến hành điều trị cho bạn dựa trên kết quả nuôi cấy.
Để phòng bệnh, bạn cần:
- Ăn uống: cần ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại mầm bệnh lây nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ: tránh thụt rửa “vùng kín”, chỉ nên vệ sinh bên ngoài bằng nước sạch hàng ngày, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Mặc quần lót rộng, thấm mồ hôi để giữ cho “vùng kín” khô ráo.
- Định kỳ 3 tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó.
Theo Helino
Ngoài quan hệ tình dục, dùng chung 4 vật dụng này cũng dễ lây bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
Không phải cứ có hoạt động tình dục mới có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, có những con đường lây nhiễm bệnh bất ngờ hơn cả những gì chúng ta nghĩ.
Chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề tình dục an toàn và có ý thức bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Thế nhưng, đã bao giờ bạn chú ý phòng ngừa bệnh qua 5 con đường này chưa?
1. Dùng chung son môi
Trước tiên, bạn cần phải nhớ rằng có 2 loại herpes: Herpes simplex type 1 (ở miệng) và herpes simplex type 2 (ở bộ phận sinh dục). Cả 2 loại herpes này đều có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Các virus này không tồn tại dễ dàng trên các vật thể vô tri vô giác như son môi nhưng nếu 1 người bị nhiễm bệnh bôi son môi vào vùng da hở trên môi họ và bạn lại dùng chính thỏi son đó lên môi mình ngay sau đó thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh.
Chuyên gia sức khỏe phụ nữ, tiến sĩ Jennifer Wider, cố vấn y tế cho tạp chí Cosmopolitan, cho biết, ngay cả khi 1 người không có biểu hiện bùng phát của bệnh nhiễm trùng nhưng họ vẫn có thể làm lây lan virus. Tương tự như dùng chung son môi, việc hút chung điếu thuốc lá cũng có nguy hiểm tương tự.
2. Dùng chung khăn ẩm
Tiến sĩ Wider nói: "Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguyên nhân từ cả virus và vi khuẩn, vì vậy chúng có thể sống trong môi trường khiến chúng phát triển mạnh, một chiếc khăn ẩm là môi trường thuận lợi cho chúng".
Bạn đã bao giờ nghe nói về trichomoniasis chưa? Nhiễm trichomonas là 1 trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất. Bệnh thường lây lan qua tiếp xúc tình dục nhưng tồi tệ hơn, trichomoniasis có thể sống trên mọi thứ như khăn tắm trong khoảng thời gian dài. Và nếu bạn vô tình dùng lại những chiếc khăn đó để lau người, bạn cũng có nguy cơ bị lây bệnh.
Triệu chứng nhiễm trichomonas ở phụ nữ thường là: Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có màu xanh, có bọt, ngứa âm đạo, và sưng đỏ âm đạo. Các triệu chứng khác là đau khi quan hệ, khó chịu vùng chậu, và buồn tiểu.
Hầu hết nam giới không có triệu chứng. Khi triệu chứng xảy ra, thường gặp nhất là tiết dịch niệu đạo, buồn tiểu, và tiểu nóng rát.
3. Dùng chung dao cạo
Hãy dừng ngay cái suy nghĩ rằng dùng dao cạo của người khác để đưa một vài đường trên người mình rất nhẹ nhàng thì sẽ không vấn đề gì nhé.
Khi bạn dùng dao cạo (nam giới thường cạo râu, phụ nữ thường cạo lông tay chân), bạn sẽ tạo ra vết thương hở trên da dù rất nhỏ và những vết trầy xước này về cơ bản là những cánh cửa mở cho các "thủ phạm" gây nhiễm trùng đi vào cơ thể bạn.
Nói rõ hơn, bạn cần biết rằng bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với máu (có thể còn sót lại trên dao cạo của người bị nhiễm bệnh) đều có thể khiến cho bạn bị nhiễm một loại virus hoặc bệnh như viêm gan B hoặc các bệnh khác mà chúng ta nghĩ rằng chỉ có quan hệ tình dục mới làm lây lan.
4. Dùng chung đồ chơi tình dục
Rõ ràng, đồ chơi tình dục có thể lấy vi khuẩn và vi trùng từ người này sang người khác một cách nhanh chóng và chắc chắn bạn không hề muốn điều đó. Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc dùng chung "đồ chơi" này với ai, bạn hãy vệ sinh và khử trùng trước/sau mỗi lần sử dụng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có gần 20 triệu trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) mới xảy ra mỗi năm tại Hoa Kỳ, gần một nửa trong số đó là những người trẻ từ 15-4 tuổi. STI có thể bao gồm HIV, lậu, Chlamydia và giang mai, trong đó phổ biến nhất là Chlamydia.
6 dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang nhiễm Chlamydia
Chlamydia thường được gọi là "nhiễm trùng thầm lặng" vì nó hầu như không có triệu chứng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với phụ nữ vì nếu không được điều trị, chlamydia có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, đau vùng chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung và vô sinh.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhiễm chlamydia nhưng không phải ai nhiễm bệnh cũng có những triệu này. Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám thường xuyên và thực hành tình dục an toàn. Khi thấy mình có những triệu chứng này, bạn không bao giờ được bỏ qua nhé:
- Dịch tiết âm đạo bất thường
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt
- Đau vùng xương chậu
Nếu bạn đang hoạt động tình dục và dưới 25 tuổi, bạn nên kiểm tra chlamydia hàng năm. Nếu được phát hiện sớm, chlamydia có thể được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.
Nguồn: MarieClaire/WH
Theo Helino
"Cuộc chiến" của mẹ Việt về kháng kháng sinh Bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai) vừa có bài viết sĩ "phê phán" thói quen lạm dụng kháng sinh của các bà mẹ Việt khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" Kháng kháng sinh, mối nguy từ sự lạm dụng BS Ngô Đức Hùng chia sẻ về vấn nạn KKS đang rất được quan tâm Mở đầu...