Bác sĩ ‘kỳ cục’ khi điều trị trẻ mắc Covid-19
Sarah Ash Combs, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở thủ đô Washington, thường bắt đầu ngày làm việc bằng việc hỏi các bệnh nhi Covid-19 trong phòng cấp cứu: “Hôm nay con đi tất gì vậy?”
Sau đó, Combs kéo ống quần lên, để lộ cho bệnh nhân thấy đôi tất của cô khi thì cọc cạch, khi thì đầy họa tiết động vật. Nếu đứa trẻ thích đôi tất đó, hai người sẽ ăn sushi.
“Công việc của tôi là điều trị cho trẻ em, giúp chúng cảm thấy an tâm hơn. Dù phải đi tất lấp lánh hoặc nói thật to bằng giọng kỳ cục, tôi cũng sẵn lòng”, cô chia sẻ.
Combs trở lại phòng cấp cứu sau thời gian nghỉ sinh con đầu lòng hồi đầu tháng 5/2020. Vào buổi đầu đại dịch, cô thấu hiểu nỗi lo lắng của các phụ huynh có con mắc Covid-19.
Cùng ngày Combs tạm biệt chồng và đứa con hai tháng tuổi để đi làm, cô gặp một bệnh nhân Covid-19 cũng mới hai tháng tuổi. Ngồi bên mẹ của em bé, Combs cảm thấy lo lắng. Thông thường, cô trấn an cha mẹ bằng cách nói cho họ biết chính xác những gì có thể xảy ra nhờ kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, Covid-19 là căn bệnh mới và cộng đồng y khoa chưa hiểu hết về nó. May mắn thay, em bé đó đã bình phục.
Việc tương tác với gia đình bệnh nhân giúp cô được kết nối, nhưng cũng mang nhiều căng thẳng. Do yêu cầu hạn chế tiếp xúc, mỗi trẻ chỉ được một bố hoặc mẹ túc trực bên cạnh. Điều này khiến phụ huynh lo sợ, buồn bã và bực bội khi thấy con nằm trên giường bệnh.
Combs phải trả lời phụ huynh với lý do hợp lý, nêu chi tiết các quy định và tầm quan trọng của việc kiểm soát lây nhiễm. “Tuy nhiên, trong lòng tôi rất buồn. Tôi hiểu những gì họ đang trải qua. Chúa ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu con mình rơi vào cảnh đó”, Combs nói.
Junior, con trai hai tháng tuổi của cô Catherine Perrilloux phải thở máy do mắc Covid-19, tháng 8/2021. Ảnh: NY Times
Báo cáo của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), công bố ngày 20/9, cho thấy số trẻ mắc Covid-19 chiếm 26% tổng số ca nhiễm toàn quốc. Khoảng 290 trẻ em phải nhập viện mỗi ngày vì nCoV, theo số liệu ngày 26/9 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Video đang HOT
Bác sĩ tâm lý Sanchita Sharma tại Children National thường vào cuộc khi Covid-19 tác động tiêu cực đến tinh thần của trẻ. Sharma cho biết khi đại dịch bùng phát, các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế đặc biệt dễ tổn thương.
“Rất nhiều bệnh nhân mà tôi gặp hiện nay đều có người nhà qua đời vì Covid-19″, Sharma nói. Vì vậy, ngoài điều trị các vấn đề của trẻ, cô còn giúp bệnh nhi đối phó với nỗi đau khi người thân tử vong vì Covid-19.
Đại dịch đã đẩy những lo lắng về tài chính đi kèm với bệnh tật của một số gia đình lên cao, bao gồm những phụ huynh phải tận dụng thời gian trẻ đi học để đi làm.
“Khi một đứa trẻ nhiễm virus, chúng không được đến nhà trẻ, buộc cha mẹ phải ở nhà chăm sóc và điều này ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình”, Sharma nói.
Theo Sharman, việc trò chuyện và giải thích cho phụ huynh hiểu về dịch bệnh cũng như giải pháp cho con họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bác sĩ thậm chí giúp cha mẹ giải quyết vấn đề tâm lý vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần các con.
Ba chuyên khoa hợp sức cứu sống thai nhi tim bẩm sinh phức tạp
Thai 17 tuần bất thường tim hiếm gặp, nhiều nơi e ngại nhưng bác sĩ khoa Sản, Sơ sinh, Tim mạch BVĐK Tâm Anh đã quyết tâm cứu sống bé.
Chào đời ở tuổi thai 38-39 tuần, với cân nặng 2,86 kg hôm 2/8, bé gái con của chị Lê Trọng Thiên Hương (33 tuổi, quận Tân Phú TP HCM) được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gọi là "thành quả diệu kỳ".
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa cho biết sự hợp tác chặt chẽ của các chuyên khoa, chuyên gia hàng đầu đã giúp em bé được chào đời an toàn, phẫu thuật thành công và giành được cơ hội sống vốn rất ít ỏi. Các bác sĩ đã theo sát, chăm sóc từ 24 tuần thai, điều trị tích cực ngay sau khi chào đời và phẫu thuật tim cho bé khi bảy ngày tuổi. Sự chào đời của bé còn có sự phối hợp liên bệnh viện, với Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chia sẻ thuốc hiếm; bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên từ Viện tim TP HCM (cố vấn của Trung tâm Tim mạch bệnh viện Tâm Anh) làm phẫu thuật chính.
"Cho tới thời điểm này, chúng tôi ghi nhận mẹ và bé khỏe mạnh, ca mổ tim cũng thành công ngoài mong đợi. Sự chính xác trong siêu âm tim thai của chuyên gia tim mạch đã giúp bệnh viện tiên lượng và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để giữ bé suốt thai kỳ, đón bé chào đời an toàn, phẫu thuật vào thời điểm thích hợp nhất", bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ.
Bác sĩ chuyên khoa tim bẩm sinh Nguyễn Phạm Thùy Linh siêu âm tim cho con gái sản phụ Thiên Hương. Ảnh: Minh Thủy
Sau hai lần sảy thai, ở lần mang thai thứ ba chị Lê Trọng Thiên Hương bàng hoàng khi kết quả chẩn đoán ở tuần 17 phát hiện bất thường rất nặng ở tim thai: thông liên thất lớn, thiểu sản động mạch chủ. Sau rất nhiều lần khám và siêu âm kết hợp chọc ối ở nhiều bệnh viện và cơ sở y tế sản khoa khác nhau, đến tuần 24, chị Hương vẫn không nhận được bất kỳ hy vọng nào vì tình trạng thai nhi mang dị tật bẩm sinh thể nặng, phức tạp, vượt quá khả năng điều trị.
Hoang mang, tuyệt vọng, chị Thiên Hương đến Bệnh viện Tâm Anh và được các bác sĩ nhận định thai nhi thiểu sản nặng cung động mạch chủ và có lỗ thông liên thất lớn ở tim nhưng vẫn có cơ hội cứu sống.
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi tại ca mổ lấy thai cho thai phụ Thiên Hương, ngày 2/8. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Êkíp Sản khoa mời Trung tâm Tim mạch thực hiện siêu âm tim thai, tổ chức hội chẩn liên khoa Sản, Sơ sinh, Tim mạch và Phẫu thuật tim. Các chuyên gia tim mạch nhận định đây là một bệnh lý tim phức tạp, có nguy cơ đe dọa tử vong cho em bé ngay từ những giờ đầu sau sinh.
Thiểu sản cung động mạch chủ và thất phải hai đường ra là bệnh lý tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch. Thông thường, ống động mạch sẽ đóng vài giờ đến vài ngày sau sinh theo sinh lý. Còn với bệnh nhi này, nó cần phải mở để cháu bé có thể duy trì sự sống, chờ để phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn các dị tật tim.
Để mở ống động mạch cần một loại thuốc đặc trị là Prostaglandin E1, là một loại thuốc hiếm. Ở thời điểm chuẩn bị cho ca mổ, các bệnh viện ở Việt Nam đều khan hiếm loại thuốc này, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Tâm Anh TP HCM cho biết.
"Chúng tôi có gần 2 tháng để chuẩn bị, nhưng Covid-19 khiến giao thương ngừng trệ, quá trình xét duyệt nhập khẩu thuốc hiếm cũng rất khó khăn. Nhưng bệnh nhi không thể chờ vì thai phụ có thể sinh sớm hơn dự định bất cứ lúc nào. Do đó, chúng tôi bằng mọi cách phải có được thuốc cho bệnh nhi trước 10 đến 14 ngày mổ chủ động lấy thai", Thạc sĩ, dược sĩ Trần Đăng Trình - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Tâm Anh TP HCM nói.
Cuối cùng, được sự ủng hộ của các bác sĩ, dược sĩ của các bệnh viện trên cả nước, trước cuộc mổ lấy thai 10 ngày, khoa Dược đã có đủ thuốc nhờ bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM chia sẻ ống thuốc duy nhất còn lại, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) gửi 10 ống thuốc.
Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Tâm Anh hồi sức cho bệnh nhi tim bẩm sinh sau khi ra khỏi bụng mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 2/8, thai phụ nhập viện sau khi làm các xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cần thiết, chuẩn bị cho ca mổ phức tạp. Êkíp Sản khoa, Sơ sinh và Tim mạch cùng có mặt tại phòng mổ sẵn sàng đón em bé.
Tại Trung tâm Sơ sinh, bên cạnh việc duy trì sự sống cho bé, các bác sĩ cũng được chuẩn bị các điều kiện "tiền phẫu", sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật khi bé chỉ 7 ngày tuổi.
Với các dị tật tim bẩm sinh nặng và phức tạp, bé có thể tử vong ngay khi chào đời. Do đó việc hồi sức sau sinh đóng vai trò quan trọng. "Chúng tôi hồi sức tại phòng mổ, đảm bảo ổn định thân nhiệt, hô hấp, chuyển ngay bệnh nhi đến khoa Hồi sức sơ sinh, siêu âm tim ngay trên giường hồi sức, theo dõi độ bão hoà oxy liên tục, truyền PGE1 liên tục giữ ống động mạch mở, tránh tuyệt đối nhiễm trùng sơ sinh và đảm bảo dinh dưỡng cho bé đủ năng lượng cần thiết", Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng cho biết.
Em bé hồng hào khỏe mạnh khi được chăm sóc tại Trung tâm Sơ sinh, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tim khi mới bảy ngày tuổi. Ảnh: Tuấn Lanh
Ngày 10/8, bé được phẫu thuật tim. Sau ca mổ kéo dài gần 5 giờ đồng hồ, bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên chia sẻ cảm giác hạnh phúc dù từng phẫu thuật cho hàng chục nghìn bệnh nhi: "Giữa những ngày dịch bệnh Covid-19 cao điểm, với tình trạng bệnh lý phức tạp của em bé con một gia đình hiếm muộn, chúng tôi không được phép sai sót dù là nhỏ nhất".
Ca phẫu thuật thành công ngoài mong đợi. Để lớn lên khỏe mạnh, bé sẽ còn cần được theo dõi và chăm sóc trong thời gian tới. Anh Duy Quang - ba của bệnh nhi chia sẻ niềm xúc động và tri ân khi con gái được các bác sĩ cứu sống và bệnh viện hỗ trợ viện phí.
Bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo, dù giữa dịch bệnh Covid-19, thai phụ không nên trì hoãn hay bỏ qua các mốc khám thai quan trọng trong các tam cá nguyệt của thai kỳ vì có thể bỏ qua cơ hội phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thiết bị hiện đại và kinh nghiệm của các chuyên gia có thể phát hiện nhiều bệnh lý, bất thường ở thai nhi rất sớm, từ đó có hướng xử trí kịp thời ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa mới chào đời.
Những triệu chứng của ung thư vú Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới....