Bác sĩ hologram – giải pháp mới cho y tế vùng sâu
Trong bối cảnh y tế từ xa đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, một bác sĩ tại Tennessee (Hoa Kỳ) đã tiên phong ứng dụng công nghệ hologram để khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư ở vùng nông thôn, mở ra triển vọng mới cho việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao.
Bác sĩ Clay Jackson thực hiện cuộc thăm khám “ảo” thông qua hình ảnh ba chiều hologram. Ảnh: Reuters
Tại Trung tâm Ung thư & Nghiên cứu West ở Memphis, Bác sĩ Clay Jackson, chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ, đang thực hiện những cuộc thăm khám “ảo” nhưng vô cùng chân thực thông qua hình ảnh ba chiều hologram. Công nghệ này cho phép bác sĩ “hiện diện” tại các phòng khám vệ tinh, cách trụ sở chính đến 160 km.
“Đối với nhiều bệnh nhân, quãng đường 100 dặm (160 km) đồng nghĩa với 100 rào cản tiếp cận dịch vụ y tế,” Bác sĩ Jackson chia sẻ.
Video đang HOT
“Khả năng ‘dịch chuyển’ đến các phòng khám nông thôn giúp tôi thăm khám nhiều bệnh nhân hơn ngay tại địa phương của họ, đem lại sự thuận tiện và dịch vụ chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm”.
Công nghệ hologram không chỉ giúp vượt qua rào cản địa lý mà còn duy trì được “tính người” trong quá trình khám chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân cho biết trải nghiệm thăm khám qua hologram “như thể bác sĩ đang có mặt thực sự trong phòng”. Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ mở rộng ra nhiều vùng nông thôn khác tại Mỹ, nơi thiếu hụt trầm trọng bác sĩ chuyên khoa.
Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế. So với các giải pháp telemedicine (Y tế từ xa) truyền thống như gọi video, hologram mang lại trải nghiệm tương tác tự nhiên và gần gũi hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% dân số thế giới sống ở vùng nông thôn, nhưng chỉ có khoảng 20% bác sĩ và nhân viên y tế làm việc ở những khu vực này. Công nghệ hologram có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép bác sĩ và nhân viên y tế tiếp cận với bệnh nhân ở vùng nông thôn một cách dễ dàng hơn, từ đó thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Shutterstock/TTXVN
WHO cho biết quyết định này dựa trên ba yếu tố chính: Số ca mắc tăng và tiếp tục lan rộng về mặt địa lý, những thách thức trong công tác phòng chống dịch tại hiện trường, cũng như nhu cầu thiết lập và duy trì phản ứng đồng bộ giữa các quốc gia và đối tác.
Tổng Giám đốc WHO, sau khi tham vấn ý kiến của Ủy ban Khẩn cấp theo Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR), đã xác nhận đợt bùng phát mpox vẫn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, kéo dài tình trạng khẩn cấp được công bố từ ngày 14/8.
Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, tiếp theo là Burundi và Nigeria.
Mpox do virus lây từ động vật sang người gây ra. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc gần. Người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau cơ và các tổn thương da dạng mụn nước lớn, có thể dẫn đến t.ử von.g.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 8 được đưa ra để đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm chủng Clade 1b mới tại CHDC Congo và lan sang các nước lân cận. Theo WHO, năm nay đã ghi nhận các chủng mpox này và các chủng khác tại 80 quốc gia, trong đó có 19 nước ở châu Phi.
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư Tập đoàn dược - mỹ phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ có nguy cơ bị kiện ra tòa án Anh vì những cáo buộc về chất amiăng trong phấn rôm của công ty này, sau khi phải đối mặt với một loạt các vụ kiện tương tự ở Bắc Mỹ. Phấn rôm của hãng Johnson & Johnson được bày bán tại siêu...