Bác sĩ gốc Việt chữa thành công bệnh parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ
Một bác sĩ gốc Việt đã chữa thành công bệnh parkinson cho một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ và được tờ The Orange County Register giới thiệu.
Bác sĩ Daniel Trương là sáng lập viên và là giám đốc y khoa của Parkinson”s and Movement Disorder Institute (Viện Parkingson và Các bệnh rối loạn vận động) tại bệnh viện Orange Coast Memorial, Fountain Valley.
Bệnh nhân của Daniel Trương là ông James Moore, bác sĩ giải phẫu chỉnh hình, người bị bệnh Parkinson. Susan Christian Goulding có bài viết trên tờ The Orange County Register với nhan đề “bác sĩ phẫu thuật trở thành bệnh nhân trong thử nghiệm trị liệu mới”.
Bác sỹ Daniel Trương (trái) khám cho ông James Moore. (ảnh: The Orange County Register).
Bác sĩ James Moore đã dành cả sự nghiệp cho việc giải phẫu chỉnh hình cho bệnh nhân.”Ông ấy từng chữa trị cho bệnh nhân bị gãy toàn bộ xương trong một tai nạn xe mô tô kinh hoàng,” vợ ông, nhà thần kinh học Stephanie Moore, nói về chồng mình. “Ông ấy đã ghép nối thành công các mảnh xương trở lại với nhau như trong một trò chơi ghép hình”.
Nhưng bây giờ, đến lượt James Moore cần tới thiên thần hộ mệnh khi ông phải đối mặt với căn bệnh Parkinson.
Hội chứng Parkinson là một tình trạng suy nhược thần kinh, và trong trường hợp của của ông Moore, đã tiến triển đến mức tệ hại. Ông nói: “Tôi không chán nản, nhưng rõ ràng là không hạnh phúc.” Việc thuốc uống cũng không thể giúp ông duy trì các hoạt động bình thường.
Đây là loại bệnh mà bệnh nhân di chuyển khó khăn, các bắp thịt bị cứng lại, và cơ thể có những cử động ngoài ý muốn. Tình trạng thoái hóa do căn bệnh gây ra chỉ có thể kiểm soát, chứ không chữa được.
Quyết định tiến hành một thử nghiệm trị liệu chuyên sâu, ông James đã tới văn phòng của bác sĩ Daniel Trương.
“Ông ấy đã cứu tôi,” ông James Moore nói.
Video đang HOT
Theo OCR, hồi năm 2012, vị bác sĩ gốc Việt này mời ông James Moore, cư dân Huntington Beach, tham gia thử nghiệm phương pháp DUOPA, một phương pháp trị liệu bằng thuốc được sử dụng ở Châu Âu và lúc đó đang được cơ quan Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét và chuẩn thuận.
Kết quả là năm nay, 2015, sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu, FDA đã chấp nhận phương pháp này, vẫn theo OCR.
“Liệu pháp này đòi hỏi một quy trình phức tạp, đưa một lượng thuốc lớn vào cơ thể, nên nó chỉ dành cho những bệnh nhân bị bệnh Parkinson nặng”, bác sĩ Trương, nhà điều trị lâm sàng trong các thử nghiệm cho biết.
DUOPA là phương pháp đưa hỗn hợp hai loại thuốc “carbidopa” và “levodopa” trực tiếp vào ruột qua một đường ống nối với một cái bơm ở bên ngoài để làm dịu các triệu chứng bệnh Parkinson.
Khi được bơm liên tục vào trong cơ thể, khoảng 16 tiếng mỗi ngày trong lúc bệnh nhân tỉnh táo, lượng thuốc này sẽ ổn định hơn việc uống thuốc mỗi vài giờ đồng hồ một lần.
“Khi uống thuốc, tôi phải cúi lên cúi xuống,” ông James Moore nói. “Sau khi uống thuốc xong, tôi gần như đi không nổi. Thế nhưng, sau khi bơm thuốc, tôi lại thấy khá hơn.”
Thuốc được bơm vào cũng có tác dụng ngay lập tức, so với thuốc uống.
“Những người bị bệnh Parkinson nặng thường có vấn đề về tiêu hóa làm cho bao tử bị trống”, bác sĩ Daniel Trương giải thích. “Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc uống vào. Chưa hết, bệnh nhân bị bệnh này cũng gặp khó khăn khi uống thuốc.”
Bác sĩ Daniel Trương. (ảnh: The Orange County Register).
James Moore đã từ chối phẫu thuật năm 2004, vài năm sau khi có chẩn đoán về tình trạng rất yếu ở chân.
Sau hai tuần trị liệu bằng phương pháp bơm thuốc, ông Moore cho biết, ông cảm thấy khỏe mạnh hơn, và cả hai vợ chồng ông có thể đi du lịch ở nước ngoài – mặc dù ông di chuyển chậm hơn trước khi mắc bệnh.
“Nếu chúng tôi đã vất vả trong một ngày, tôi sẽ nghỉ ngơi ngày tiếp theo”, trong một chuyến đi tới Pháp gần đây, ông James Moore, này đã 71 tuổi cho biết .
Là một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực điều trị các rối loạn vận động, bác sĩ Trương đã viết bảy cuốn sách và đã được xuất bản tại hơn 140 tạp chí y khoa trên toàn thế giới.
Ông Trương cũng từng sáng lập chương trình chữa bệnh Parkinson ở đại học UCI. Năm 1995, ông gia nhập bệnh viện Orange Coast Memorial, và đến năm 1997, ông thành lập viện chữa bệnh Parkinson tại bệnh viện này. Mới đây, ông vừa được đại học y khoa Kazakh tại thành phố Almaty, Kazakhstan, trao bằng giáo sư danh dự.
Vợ ông cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Diane Trương là nhà đồng sáng lập của Saigon TV, một kênh truyền hình địa phương cho người Việt.
“Mọi người luôn hỏi tôi tại sao tôi lại chọn một bệnh viện cộng đồng ở Fountain Valley thay vì, ví dụ, bênh viện Mayo Clinic,” ông nói. “Những bệnh viện phi lợi nhuận giúp cải thiện môi trường sống ở địa phương và tôi muốn là một thành phần của sự cải thiện ấy”./.
CTV Theo The Orange County Register
Theo_VOV
Ác mộng ở thẩm mỹ viện: Từ thiên nga hóa ra vịt
Các bác sĩ ở Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ đưa ra nhiều quy định hiệu quả hơn để hạn chế sự bùng nổ của các cơ sở thẩm mỹ không phép.
Tự chuốc lấy tổn thương vĩnh viễn
Cơn ác mộng của cô Trương ở Trung Quốc bắt đầu sau khi cô đọc được một quảng cáo trên mạng năm ngoái. Quảng cáo này giới thiệu phương pháp thẩm mỹ gọi là tiểu phẫu chỉnh hình (mini plastic surgery), ứng dụng những nguyên tắc làm đẹp và kỹ thuật tiên tiến, gồm tiến bộ trong kỹ thuật tiêm, vật liệu mới và nội soi, thay thế phương pháp phẫu thuật truyền thống. Ưu điểm của tiểu phẫu chỉnh hình là chảy ít máu, giảm tối thiểu tổn thương mô, hạn chế đau, nhanh hồi phục và đặc biệt miệng vết mổ nhỏ, không rõ sẹo.
Theo cô Trương, cơ sở thẩm mỹ mà cô liên hệ đã nói rằng, chỉ một mũi tiêm là cô sẽ có khuôn mặt thon gọn. "2 tuần sau khi tiêm mũi thứ nhất, má tôi sưng vù lên. Vài ngày sau, những nốt mụn lớn xuất hiện và lan rộng trên mặt tôi. Việc chỉnh hình thất bại đã dẫn tới tổn thương vĩnh viễn và khuôn mặt tôi biến dạng" - cô Trương cho biết, quyết định thẩm mỹ sai lầm không chỉ ảnh hưởng tới diện mạo, mà còn cả công việc và cuộc sống của cô.
Cô Trương chỉ là một trong số nhiều phụ nữ Trung Quốc từng phẫu thuật chỉnh hình với mong muốn một vẻ ngoài hoàn hảo.Tuy nhiên, "cơn sốt" chỉnh hình cũng khiến không ít phụ nữ chịu đựng sự biến dạng của cơ thể sau khi thẩm mỹ thất bại. Điển hình của tình trạng "thiên nga hóa vịt" tại Trung Quốc có thể nhắc đến thiếu nữ 15 tuổi với nick name Lee Hee Danae.
Cô này được cư dân mạng trêu là "quá đẹp để nhìn ngắm" và nhận xét già hơn so với tuổi thật. Khuôn mặt Lee thon gọn tới mức nhọn hoắt, đôi mắt to vô hồn do dùng kính giãn tròng và làn da trắng nhợt nhạt vì lạm dụng mỹ phẩm. Thiếu nữ này được cho là "sản phẩm lỗi" của phẫu thuật thẩm mỹ quá đà. Theo Daily mail, phẫu thuật chỉnh hình - đặc biệt là nâng mũi, bổ mí và gọt tạo cằm - đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.
Đào tạo nhân viên kiểu "mì ăn liền"
Phẫu thuật thẩm mỹ đã quá quen thuộc ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều phụ nữ còn cho rằng đây là cơ hội để họ phát triển sự nghiệp. Từ nhu cầu này, bên cạnh các trung tâm thẩm mỹ, những cơ sở đào tạo thẩm mỹ y tế cũng "ăn lên làm ra". Họ hứa hẹn với học viên rằng sẽ đổi đời nhờ tham gia khóa học do họ tổ chức. Tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã vạch trần bộ mặt thật của các khóa học thẩm mỹ ở nước này. Chỉ cần 5 ngày đào tạo - kể cả người chưa có kiến thức sơ đẳng về y tế, là đủ để trở thành chuyên gia thẩm mỹ hoặc kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp.
Một trung tâm tự nhận là Trường đào tạo thẩm mỹ Đức Lợi ở Bắc Kinh là điển hình cho tình trạng đào tạo cấp tốc. Phí học gần 9.000 NDT, một phần trong khóa học là học viên thực hành các thủ thuật thẩm mỹ lên khuôn mặt của nhau trong điều kiện không hợp vệ sinh. Những người hướng dẫn ngoài việc dạy thực hành, còn "mách nước" cho học viên cách lừa khách hàng. "Mùa hè, bạn nên bảo khách tránh nắng, sử dụng ô khi ra ngoài. Một tháng sau khi bạn áp dụng biện pháp thẩm mỹ làm trắng da cho họ, dù hiệu quả không rõ rệt, thì da của khách cũng đã sáng ra, đơn giản là vì họ che nắng cẩn thận và chỉ mình bạn biết tác dụng trắng da không phải là nhờ liệu pháp thẩm mỹ".
Một thống kê của Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc được trang mạng Sina đăng tải năm 2014 cho biết, khoảng 10 năm trước năm 2012, mỗi năm Trung Quốc có gần 20.000 vụ khiếu nại do chỉnh hình thất bại, nghĩa là trong 10 năm có gần 20.000 khuôn mặt bị ngành thẩm mỹ hủy hoại. Bác sĩ Trần, một chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ của Học viện Y Hiệp Hòa Bắc Kinh khuyến nghị, "phòng khám trái phép nên bị liệt vào danh sách đen và cấm hoạt động. Những nhân viên y tế tuy có giấy tờ, nhưng lại tranh thủ làm thêm tại các phòng khám trái phép nên bị đình chỉ hành nghề từ nửa năm tới nhiều năm".
Theo trang mạng của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ ba trên thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ đứng sau Mỹ và Brazil. Một nghiên cứu độc lập cho thấy, người Trung Quốc có thể sẽ chi 9 tỷ USD/năm vào phẫu thuật thẩm mỹ trong 3 năm tới.
Theo Phunutoday
Các kiểu làm đẹp "hot" gây nguy hiểm Tuổi "làm đẹp" đang càng ngày càng... trẻ hóa. Một số cách làm đẹp "hot" nhất hiện nay sẽ khiến người sử dụng gặp rất nhiều nguy hiểm. Ngày nay, tuổi "làm đẹp" đang càng ngày càng... trẻ hóa. Có thể nói rằng, giờ đây phụ nữ dù ở lứa tuổi nào cũng sẵn lòng bỏ tiền để "mua" sắc đẹp! Thế nhưng...