Bác sĩ dùng bằng giả: Quá thời hạn, Trường Đại học Cần Thơ vẫn không có giải trình
Đã quá hạn hơn 3 tuần nhưng Trường Đại học Cần Thơ chưa báo cáo giải trình với Bộ Y tế về trường hợp bác sĩ Khánh dùng bằng bổ túc văn hóa giả.
Được Sở Y tế tỉnh Trà Vinh xin ý kiến về trường hợp bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh dùng bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa giả, ngày 28/8/2019, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (KHCN&ĐT), Bộ Y tế gửi công văn đề nghị Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, nơi bác sĩ Khánh học đại học ngành y hệ chuyên tu, gửi báo cáo giải trình trước ngày 30/8.
Theo công văn của Cục KHCN&ĐT gửi Sở Y tế tỉnh Trà Vinh mới đây, hiện mới chỉ có Trường Đại học Y Dược Cần Thơ gửi công văn trả lời, còn Trường Đại học Cần Thơ vẫn chưa lên tiếng.
Trường Đại học Cần Thơ chưa báo cáo giải trình với Cục KHCN&ĐT, Bộ Y tế.
Theo công văn giải trình của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ông Nguyễn Ngọc Khánh tốt nghiệp đại học ngành Y, hệ chuyên tu năm 2000 theo quyết định số 181/QĐ-ĐHCT-ĐT.2000 ngày 12/10/2000 do Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ là PGS.TS Trần Thượng Tuấn ký. Hồ sơ tuyển sinh đầu vào và nhập học của sinh viên Nguyễn Ngọc Khánh do Trường Đại học Cần Thơ quản lý.
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thành lập vào năm 2002, chỉ quản lý điểm, hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên từ các khóa 21 trở về trước (do Trường Đại học Cần Thơ bàn giao) nên không có cơ sở để xử lý trường hợp ông Nguyễn Ngọc Khánh.
Trả lời VTC News vào ngày 5/9/2019, đại diện Phòng Đào tạo Trường Đại học Cần Thơ khẳng định, sau khi chia tách, các hồ sơ liên quan được Trường Đại học Cần Thơ bàn giao cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Do Trường Đại Cần Thơ chưa trả lời, Cục KHCN&ĐT đề nghị Sở Y tế Trà Vinh gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước và trực tiếp quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ để có ý kiến phúc đáp.
Ngày 25/9, bà Cao Mỹ Phượng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cho biết, sở vừa đề nghị UBND tỉnh gửi công văn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qua điện thoại, trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao Trường Đại học Cần Thơ chưa báo cáo giải trình theo đề nghị của Cục KHCN&ĐT, Bộ Y tế, GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết ông đang đi công tác nước ngoài, khi về sẽ kiểm tra lại và trả lời.
Như VTC News thông tin, tháng 6/2015, Sở y tế tỉnh Trà Vinh nhận được phản ánh về việc bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh (lúc này là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Cầu Ngang) dùng bằng tốt nghiệp cấp 3 (bổ túc văn hóa) giả.
Sở đề nghị công an tỉnh phối hợp xác minh. Tháng 8/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh kết luận, bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh là bằng giả. Tháng 9/2015, bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh bị cách chức Trưởng phòng Kế hoach tổng hợp.
Video đang HOT
Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Cầu Ngang, nơi bác sĩ Khánh công tác.
Tháng 2/2016, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh có công văn “Đề nghị xử lý trường hợp sử dụng bằng bổ túc văn hóa giả để học đại học”, gửi đến Trường Đại học Cần Thơ, nơi bác sĩ Khánh học đại học ngành y hệ chuyên tu.
Hơn nửa năm sau, ngày 26/9/2016, sở nhận được công văn phúc đáp từ… Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Theo đó, bác sĩ Khánh tốt nghiệp đại học ngành y hệ chuyên tu năm 2000, hồ sơ tuyển sinh đầu vào và nhập học do Trường Đại học Cần Thơ quản lý từ năm 1996.
“ Năm 2002, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tách ra từ Trường Đại học Cần Thơ và chỉ quản lý phần điểm, không quản lý hồ sơ đầu vào, hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên các khóa tuyển sinh từ năm 1996 trở về trước. Do đó, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ không đủ cơ sở kết luận ông Khánh có sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa để học, nên hiện chưa đủ cơ sở pháp lý để thu hồi bằng tốt nghiệp đại học của ông Nguyễn Ngọc Khánh“, công văn nêu.
Với phúc đáp trên, Sở Y tế Trà Vinh chưa có căn cứ để rút giấy phép hành nghề của bác sĩ Khánh, nên người này hiện vẫn công tác tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Cầu Ngang.
Tháng 6/2019, một người dân có đơn phản ánh gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Trà Vinh, đề nghị xử lý nghiêm trường hợp ông Khánh. Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị Giám đốc Sở Y tế xem xét lại nội dung đơn và yêu cầu của người phản ánh để báo cáo cho Đoàn ĐBQH trả lời công dân.
Như vậy, hơn 4 năm kể từ khi công an xác định bác sỹ Khánh sử dụng bằng bổ túc văn hóa giả, chưa đơn vị nào kết luận cần hay không cần thu hồi bằng tốt nghiệp đại học của bác sĩ Khánh. Điều này khiến Sở Y tế tỉnh Trà Vinh khó có câu trả lời thuyết phục cho người phản ánh và các bệnh nhân tại địa phương.
Theo VTC
'Tôi ướt cả hai chân mà vẫn vào được giảng đường'
Từng là sinh viên nghèo, mồ côi của 7 năm trước của Đại học Cần Thơ, Trần Ngọc Sang này là trưởng phòng ở một doanh nghiệp ở Bạc Liêu.
Tân sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ly không kềm được xúc động khi gặp người cô đã cưu mang em vì hoàn cảnh nghèo khó để em tiếp tục nuôi giấc mơ đến với giảng đường. Ly cho biết cô bận bán vé số không đến được buổi trao học bổng nhưng ban tổ chức đã bất ngờ cho Ly được hội ngộ người cô ngay tại sân khấu - Ảnh: CHÍ QUỐC
167 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở 11 tỉnh, thành miền Tây đã nhận học bổng Tiếp sức đến trường sáng 14-9.
Năm nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long, 155 tân sinh viên nhận suất học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất, và 12 sinh viên nhận học bổng trị giá 15 triệu đồng/suất đặc biệt.
Sinh viên và các đại biểu có mặt tại hội trường đều xúc động và thán phục khi xem các đoạn phim về hoàn cảnh nghèo khó đã không làm chùn bước nghị lực của tân sinh viên Lê Trường An (Khoa Công nghệ thông tin) và Nguyễn Thị Mỹ Ly (Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Cần Thơ).
Hai bạn đều chia sẻ, động lực để vượt qua khó khăn của hoàn cảnh chính là gia đình và sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Và tuy khó khăn còn ở phía trước, tân sinh viên Lê Trường An mong muốn sau này khi có công việc ổn định sẽ đáp lại tấm lòng của các mạnh thường quân, bằng việc tiếp tục giúp đỡ các sinh viên đàn em.
Niềm vui của Mỹ Ly và người cô bán vé số của mình trong ngày nhận học bổng - Ảnh: CHÍ CÔNG
Dự lễ trao học bổng, tân sinh viên Lê Trường An hứa khi có việc làm ổn định, sẽ quay lại giúp đỡ tân sinh viên khó khăn khác - Ảnh: CHÍ QUỐC
Từng là sinh viên nghèo, mồ côi của 7 năm trước của Đại học Cần Thơ, Trần Ngọc Sang này là trưởng phòng ở một doanh nghiệp ở Bạc Liêu.
Sang chia sẻ với ban tổ chức và các tân sinh viên có mặt tại hội trường: "7 năm trước, tôi ướt hai chân, chứ không phải chân ướt chân ráo nữa. Nhờ có học bổng của báo Tuổi Trẻ, tôi mới vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Hôm nay, tôi nhớ lại cảm xúc hồi xưa. Và xúc động hơn nữa khi xem phóng sự về Trường An và Mỹ Ly, rất cảm phục các bạn", Sang bộc bạch.
Khi được MC gợi ý nhắn nhủ với đàn em đang bước vào ngưỡng cửa đại học, Sang nói: "Các bạn tân sinh viên có mặt hôm nay, được ngồi ở đây có nghĩa là các bạn đã cố gắng rất nhiều để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của mình. Chặng đường phía trước còn rất dài. Và để vượt qua những khó khăn sắp tới, các bạn phải cố gắng nhiều hơn nữa".
Trần Ngọc Sang - sinh viên từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường 7 năm trước - nay là trưởng phòng của một doanh nghiệp, chia sẻ và nhắn nhủ với những sinh viên đàn em - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ ngày càng đi vào chiều sâu - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá, những chương trình này khuyến khích, động viên tinh thần học tập của các bạn sinh viên, lòng yêu nghề của các thầy cô, đồng thời thôi thúc doanh nghiệp quan tâm hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.
"Thời gian qua có một số sinh viên tốt nghiệp và thành công rồi quay lại tiếp sức tân sinh viên khác. Đó là sự tiếp nối. Tôi hy vọng sau 5-10 năm nữa, chính các em ngồi ở đây sẽ quay trở lại tiếp sức các em khác gặp khó ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với thông điệp Tân sinh viên gặp khó khăn hãy gọi báo Tuổi Trẻ, 17 năm qua chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để giúp cho các tân sinh viên trong học tập, trong đời sống."
Ông Trần Xuân Toàn, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ
"Nghị lực của các em là động lực cho các mạnh thường quân"
Ông Ngô Văn Đông, tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, chủ tịch Quỹ "Đồng hành nhà nông", nói ông rất cảm phục trước nghị lực của các tân sinh viên được trao học bổng, và chính điều đó đã truyền động lực cho các mạnh thường quân tiếp tục trao những suất học bổng ân tình đến tay các em không chút đắn đo.
Tuy nhiên, ông Đông cũng nhắn nhủ: "Tất cả các trường đại học, cao đẳng thường nằm ở trung tâm thành phố lớn, nơi đó điều kiện cho việc học tập và phát triển. Nhưng các em lưu ý tránh xa những cám dỗ, tiếp tục phấn đấu, nỗ lực giống như các em đã vượt qua khó khăn trong những năm vừa qua.
Tuy mỗi suất học bổng giá trị không cao nhưng là cánh cửa mở ra để các em đi tiếp con đường học tập mà các em đã chọn. Chúng tôi gửi sự kỳ vọng mong các em sẽ đỗ đạt, thành tài, có ích cho xã hội".
Ông Ngô Văn Đông, tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, cho rằng chính nghị lực của các em tân sinh viên là động lực để các nhà hảo tâm tiếp tục trao những suất học bổng ân tình không chút đắn đo - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ (trái) trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Ngô Văn Đông (trái), tổng giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền - chủ tịch Quỹ "Đồng hành nhà nông" trao bảng tượng trưng 4 tỷ 370 triệu đồng cho ông Trần Xuân Toàn, ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: CHÍ CÔNG
Theo tuoitre
Nữ sinh viên U70 và ước mơ không còn dang dở "Lần đầu vào lớp, tôi bị mọi người nghĩ là đưa con đi học. Khi biết tôi cũng là sinh viên, ai cũng ngạc nhiên, kêu cô tuổi này rồi sao còn đèn sách làm gì cho cực", bà Vi Thị Kiên (63 tuổi, sinh viên năm 3, khoa Luật, Đại học Cần Thơ) nhớ lại kỷ niệm ngày đầu đến giảng đường....