Bác sĩ da liễu chỉ cách nhận diện kem trộn
Kem trộn có đặc điểm chung là khi mới dùng dễ thấy da trắng, mịn nhanh chóng nhưng chỉ sau vài tháng sẽ xuất hiện tình trạng bào mòn da, sạm đen, mao mạch nổi rõ hoặc nổi mụn sưng đỏ, đau nhức…
Trị mụn nhanh, không tái phát, nguyên liệu tự nhiên… là những lời quảng cáo khiến không ít chị em sẵn sàng rút hầu bao hàng trăm nghìn cho các chai rượu thuốc, kem trộn được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Dù từng có không ít nạn nhân lên tiếng cảnh tỉnh về tác hại của loại mỹ phẩm này song vẫn có rất nhiều chị em lười tìm hiểu và bị cám dỗ bởi những đoạn video livestream, những lời quảng cáo có cánh về công dụng của thứ mỹ phẩm này. Thậm chí, từng có không ít người nổi tiếng cũng tham gia quảng cáo, “tiếp tay” cho những sản phẩm làm đẹp không rõ xuất xứ.
Chia sẻ với Ngoisao.net , bác sĩ da liễu Lê Hòe, hiện làm việc tại một thẩm mỹ viện có tiếng ở Hà Nội giải thích về khái niệm kem trộn: “Kem trộn là từ ngữ được chỉ chung cho các loại kem mang tính chất tự chế, tổng hợp từ rất nhiều loại thuốc hay kem của các nhãn hiệu khác nhau. Các sản phẩm này một có điểm chung là nguồn gốc không rõ ràng và không được kiểm chứng chất lượng cũng như không hề trải qua các kiểm định lâm sàng. Trong thành phần của kem trộn thường bao gồm các thành phần chính: vitamin E, Becozym, Cortibion, Aspirin, Hydroquinone… và đặc biệt là Corticoid”.
Ngày càng được chăm chút, đầu tư về bao bì, hình thức nên kem trộn cũng dễ đánh lừa khách hàng hơn so với vài năm trước đây. Tuy nhiên, để so sánh với mỹ phẩm chính hãng, các sản phẩm gia công không qua kiểm định lâm sàng vẫn sẽ có những điểm khác biệt nhất định.
Bao bì
“Nếu như mỹ phẩm chính hãng được đầu tư về bao bì, nhãn mác có đầy đủ tem vỡ, tem 7 màu thì các loại sản phẩm kem trộn lại được sản xuất với công nghệ gia công đơn giản. Về hình thức, bao bì thường sơ sài, hoặc nhái lại các thương hiệu nổi tiếng, mẫu mã đại trà, không có nhãn mác hoặc nếu có thì thiết kế thiếu chỉn chu, chữ nhòe, mực in không rõ nét… Thông thường mỹ phẩm chính hãng thường công khai thành phần trên bao bì để người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra. Ngược lại, các sản phẩm kem trộn không được công khai thành phần mỹ phẩm trên bao bì nhãn mác, thiếu sự minh bạch”, bác sĩ Lê Hòe phân tích.
Kem trộn thường không có nhãn mác hoặc có nhưng không đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm thành phần, hạn sử dụng,…
Chất lượng
Dưỡng da hay điều trị bất kỳ vấn đề da liễu nào đều cần thời gian, thậm chí là cả một quá trình dài, kết hợp nhiều sản phẩm trị liệu theo từng giai đoạn nhất định. Việc thay đổi sắc tố, vấn đề da sau một sớm một chiều là hoàn toàn không thể. Điều đó đồng nghĩa ngay cả các sản phẩm chăm sóc da cao cấp cũng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích ứng và dần tái tạo, cải thiện tình trạng da.
Tuy nhiên, ngược lại với nguyên tắc này, kem trộn thường đem lại hiệu quả rất nhanh. “Những sản phẩm kem trộn thường sử dụng thành phần như Corticoid, Hydroquinone, Acid trichloracetic, Aspirin pH8… Đây đều là những thành phần cần được chỉ định từ bác sĩ. Nếu dùng quá liều hay không đúng cách sẽ khiến da mất đi cơ chế miễn dịch”, bác sĩ Lê Hòe khẳng định.
Phân tích riêng đối với corticoid – thành phần phổ biến nhất trong kem trộn, rượu thuốc, bác sĩ da liễu nhấn mạnh: “Mặc dù đây được coi là thành phần chính giúp điều trị vẩy nến, viêm da dị ứng, chàm nhưng nếu làm dụng quá nhiều sẽ tạo thành con dao hai lưỡi khiến da bị nhiễm trùng, mất sức đề kháng, làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn. Khiến da tổn thương nghiêm trọng”.
Một ca tổn thương da nghiêm trọng do sử dụng kem trộn, rượu thuốc.
Hậu quả của việc lạm dụng corticoid hay sử dụng kem trộn trong thời gian dài thường là hiện tượng da bị bào mòn, giãn mao mạch, nổi mụn sưng, đau nhức… Mỗi tình trạng da sẽ cần có những phác đồ điều trị riêng nên chuyên gia da liễu cũng nhấn mạnh không nên tự ý điều trị bởi có thể làm da thêm tổn thương, dẫn đến nhiều chuyển biến phức tap.
Video đang HOT
“Do mỗi trường hợp sử dụng kem trộn sẽ có sự khác nhau cũng như tình trạng da mỗi người có mức độ tổn thương không giống nhau. Vì vậy, khi gặp vấn đề da liễu, tốt nhất nên sớm đến thăm khám ở bệnh viện, cơ sở có uy tín để được tư vấn, lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng, đặc tính da”, bác sĩ Lê Hòe nhận định.
Trót tin vào kem trộn làm trắng da trôi nổi: Tiền mất tật mang!
Thời gian gần đây, xảy ra không ít các vụ việc người mua hàng là nạn nhân của các loại kem trộn làm trắng da trôi nổi trên thị trường. Từng thau, chậu kem trắng đục thỉnh thoảng lại được đảo đều cùng với các chất xanh, đỏ, vàng không theo liều lượng cụ thể đủ để khiến bạn rùng mình!
Kem trộn làm trắng da là gì? Đây là những hỗn hợp được pha trộn nhiều thành phần "độc hại" khác nhau cho làn da được phù phép qua bàn tay "trộn đều" của người bán hàng, được livestream công khai trên các trang mạng xã hội.
Các video quảng cáo, livestream trực tiếp bán kem trộn làm trắng được người bán dùng tay đảo từng thau, từng chậu kem với lời chào mời là "công thức trộn riêng, gia truyền, đặc biệt giúp "SIÊU TẨY TRẮNG" và "TẨY TRẮNG DA SIÊU NHANH"??? Để lấy thêm được lòng tin của người mua, những người bán này trực tiếp bôi kem trộn lên mặt, lên tay, lên chân rồi nói rằng kem trộn làm trắng da của họ không có hóa chất độc hại hay không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào.
1. Kem trộn làm trắng da: Tiền mất tật mang!
Không khó để chúng ta có thể tìm thấy những ca bị biến chứng do dùng kem trộn không có kiểm định.
Theo Bác sĩ chuyên khoa Đinh Doãn Thạch của khoa Điều trị nội trú thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, rất nhiều bệnh nhân tới khoa khám với biểu hiện mặt đỏ au, mụn mọc rất nhiều, mụn có mủ bên trong, là dạng mụn bọc. Bên cạnh đó thì da bị nhờn bóng, có dấu hiệu viêm da rõ ràng do sử dụng những loại kem trộn làm trắng da cấp tốc được bán tràn lan trên thị trường.
"Làm trắng da la quá trình lâu dài, sinh ra và hủy tế bào da phải có thời gian, không phải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc làm trắng da cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi không phải loại da nào cũng có thể làm trắng được", bác sĩ Thạch nói.
Kem trộn làm trắng da siêu tốc được bán khắp các trang mạng xã hội (Ảnh: Cắt từ clip livestream trên facebook)
Theo bác sĩ thì những loại kem làm trắng da này đều có chứa hydroquinone, acid, corticoid với nồng độ cao. Những chất này một khi đi vào da có thể gây ra hiện tượng bị bong tróc hay dị ứng. Nói cách khác thì thời gian đầu sau khi sử dụng người dùng có thể cảm thấy da trắng lên bật tone nhưng một thời gian sau/hoặc không dùng nữa sẽ bị đỏ da, da ngứa ngáy và nổi các đám mụn liti có mủ.
Bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương: "Nguy cơ ung thư cao nếu như sử dụng lâu ngày"
Người dùng kem trộn làm trắng da có chứa nhiều thành phần hóa học độc hại với nồng độ cao không chỉ có nguy cơ bị biến chứng teo da, giãn mạch máu, nhiễm trùng hay nám da mà còn đối mặt với nguy cơ bị ung thư.
Bác sĩ Thạch cho biết, tùy theo mức độ sử dụng mà tác động tới làn da của mỗi người là khác nhau. Nhưng nhìn chung đa số những người dùng kem trộn làm trắng da cấp tốc đều sẽ gặp phải các biến chứng. Có những ca da mặt lại không thể phục hồi lại như xưa. Vì thế mà, với các sản phẩm kem trộn làm trắng da càng "siêu tốc" bao nhiêu thì lại càng nguy hiểm bất nhiêu.
Những chất độc hại đi sâu vào da, bào mòn các lớp da non gây ra biến đổi sắc tố da. Lúc này, da càng ngày càng mỏng hơn và có nguy cơ ung thư da cao hơn.
Viêm da, da nổi mụn thành từng mảng trên mặt do dùng kem trộn làm trắng da không rõ nguồn gốc (Ảnh: Internet)
Đồng quan điểm với bác sĩ Thạch, bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, khi sử dụng lâu ngày, corticoid trong kem trộn có thể gây ra ung thư da.
"Thông thường, khi bị viêm da nhẹ, chúng ta có thể bôi hồ nước buổi tối, lắc kỹ trước khi bôi. Khi phản ứng viêm dịu đi thì bôi các kem hồi phục da như kem có chứa vitamin E. Tuy nhiên, việc nên làm nhất là cần đến chuyên gia da liễu khám để có phương pháp điều trị hiệu quả", BSCKI Đinh Doãn Thạch chia sẻ.
Ảo giác được "tẩy trắng", gây nghiện cho da và mối nguy hiểm từ nhiều loại kem trộn lại với nhau
ThS.BS. chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Hiền cho biết, các sản phẩm kem trộn làm trắng da siêu tốc trên thị trường vốn dĩ được trộn lẫn từ nhiều thành phần gây hại khác nhau. Qua phân tích cho thấy, các thành phần chủ yếu sẽ bao gồm: Melani, Corticoid, thuốc trị ngứa và trị viêm da.
Các thành phần chất tẩy này khi được bôi lên da sẽ gây ra phản ứng tẩy da. Lớp biểu bì da bị bong tróc, lộ da lớp da non ở bên dưới - chính điều này gây ra ảo giác cho nhiều người mua là kem trộn này có tác dụng làm trắng siêu nhanh mà không biết đến các hệ lụy phía sau.
Ngoài ra, bác sĩ Hà cũng chia sẻ rằng, các loại kem trộn dù có tên hay hãng khác nhau nhưng đều có các thành phần tương tự như: aspirin PH8, cortibion, vitamin E, becozym... Thực tế đây là những nguyên liệu rất rẻ tiền, sẽ tàn phá làn da của người dùng rất nhanh và để lại hậu quả đáng tiếc nếu sử dụng trong thời gian dài.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Đặng Tường Vân, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP. HCM nói, một sản phẩm kem mỹ phẩm thường bao gồm các thành phần khác nhau bao gồm các chất nhũ hóa, dầu nước, chiết xuất mùi, chất bảo quản,.. được trải qua quy trình "nhiệt hóa" hoặc "nguội" để đồng nhất chất tạo ra kem.
Các sản phẩm kem trộn làm trắng da siêu tốc trên thị trường vốn dĩ được trộn lẫn từ nhiều thành phần gây hại khác nhau (Ảnh: Internet)
Nếu như trong kem trộn có chứa thành phần là aspirin thì khi pha hoặc bôi lên da sẽ chuyển hóa thành acid salicylic. Nếu như người bán cho vào với nồng độ cao lớp sừng ở lớp thượng bì sẽ bị teo lại, lớp da non sẽ lộ da gây cảm giác trắng hơn.
Hoặc như acid trichloroacetic là một thành phần hóa học có độ mạnh gấp 3 lần acid glycolic. Nếu như sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng lột da tầng sâu, da cũng trắng lên nhanh chóng nhưng da cũng sẽ bị tổn thương nhanh hơn.
Nhiều người bán trộn rất nhiều thành phần A, B, C, D,.. với nguyên liệu giá rẻ, thậm chí nhập thành phần từ nước ngoài với nồng độ không kiểm soát được trong sản phẩm sẽ gây ra nhiều hậu quả không đáng có. Nếu như tổn thương da nặng, sẽ rất khó hồi phục - tỷ lệ thông thường là từ 20 - 30%.
Ngưng sử dụng da sẽ nhanh chóng đen sạm, mọc mụn nhiều hơn
Rất nhiều chuyên gia trong ngành dược hóa mỹ phẩm đều khẳng định rằng, corticoid có nhiều trong các sản phẩm kem trộn làm trắng da không chỉ dừng lại ở việc gây gại cho da mà còn khiến người dùng bị lệ thuộc vào kem nhiều.
Một khi không sử dụng liên tục, làn da sẽ nhanh chóng bị sần sùi, đen sạm, da khô, dầu thừa tích tụ tạo mụn bọc, mụn mủ mất thẩm mĩ. Tình trạng này được coi như một dạng "nghiện corticoid" của da.
2. Làm cách nào để nhận biết kem trộn?
Tốt nhất là bạn không nên mua các sản phẩm chăm sóc da không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất từ những người không có chuyên môn bán. Thêm vào đó, nếu như đã vô tình bôi phải kem trộn và có những biểu hiện lạ trên da thì tốt nhất nên ngừng sử dụng ngay lập tức và tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Bác sĩ Thạch cũng nói thêm, khi đi mua các sản phẩm kem làm trắng da hoặc dưỡng/chăm sóc da cần chú ý một số vấn đề sau:
- Màu sắc của lọ kem
Kem trộn thường có màu trắng hoặc ngả vàng. Chất kem mịn ở dạng đặc sệt hoặc cũng có thể mỏng. Nếu như chất kem lỏng như gel thì thường có màu hồng nhạt hay các màu sắc khác. Nhưng bác sĩ nhấn mạnh rằng, kem trộn thường ở dạng đặc sệt và có màu vàng.
Kem trộn làm trắng da với nhiều thành phần khó hiểu gây hại cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
- Quảng cáo "hoa mĩ"
Để thu hút được người mua thì người bán kem trộn làm trắng da thường sử dụng rất nhiều lời quảng cáo có cánh cho sản phẩm cùng với các mẫu giấy kiểm nghiệm đôi ba dòng in.
- Hình thức
Ngoài dạng sệt màu đục thì các hũ kem trộn làm trắng da thường được đựng trong lọ, hũ bằng nhựa. Nhãn dán bên trên sẽ có hình ảnh minh họa được in sơ sài kèm các thành phần đơn giản.
Vì vậy, đừng chủ quan, hãy lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, được các cơ quan kiểm nghiệm công nhận về chất lượng và xem kĩ nguồn gốc xuất xứ là việc đầu tiên chị em nên làm khi chọn mua bất kì sản phẩm nào.
Cẩn trọng kem trộn bán qua mạng Lướt qua Facebook, không khó để bắt gặp nhiều chủ tài khoản livestream bán kem trộn. Chỉ vài chục ngàn đồng cho một lọ kem trộn được giới thiệu theo "công thức gia truyền...", thậm chí giá còn rẻ hơn nếu mua số lượng lớn. Livestream bán kem trộn trên mạng Phần lớn những người bán đều cam đoan sẽ có hiệu quả...