Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo 10 dấu hiệu của trào ngược dạ dày: Thói quen ăn uống, lịch sinh hoạt là đặc biệt quan trọng khi đối phó với căn bệnh này
Rất nhiều triệu chứng của trào ngược acid dạ dày bị nhầm lẫn với biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau… Trào ngược acid dạ dày kéo dài còn làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, hạ họng, thanh quản.
Dạ dày có chức năng tiêu hóa thức ăn nhờ các dịch vị, sở dĩ dịch vị có tính a-xít mạnh này tồn tại được trong dạ dày là do một lớp màng bao bọc. Khi chất acid (dịch vị trong dạ dày) bị trào ngược lên thực quản; ở đây, lớp niêm mạc thực quản không được bảo vệ nên sẽ bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày.
Trên trang cá nhân, bác sĩ Nguyễn Hy Quang, bệnh viện E Trung ương đã chia sẻ chi tiết về những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, giúp bệnh nhân sớm nhận biết bệnh:
Dấu hiệu trào ngược dạ dày dễ bị bỏ qua
1. Đau ngực, cơn đau nặng hơn khi nằm
Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, nặng hơn có cảm giác đau nhói ở ngực. Nhiều người nhầm tưởng những cơn đau này là đau tim. Nếu xuất hiện những cơn đau ngực sau khi ăn, hoặc đau khi gắng sức hãy đến các cơ sở y tế để được khám về tiêu hóa hoặc tim mạch, chỉ có bác sĩ là người xác định rõ nhất nguyên nhân những cơn đau ngực của bạn.
Các acid trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản, sẽ gây ra chứng ợ nóng. Kể cả khi bạn nằm nghỉ, cúi xuống, các triệu chứng này càng dễ xuất hiện hơn. Nguyên nhân là do khi ngồi hoặc đứng, trọng lực sẽ giúp giữ thức ăn trong dạ dày bạn, còn khi nằm bạn dễ bị trào ngược acid hơn. Chính vì lẽ đó, bác sĩ thường khuyên những người bị ợ nóng nâng cao đầu giường và không nên ăn no trước khi ngủ.
2. Đau ngay sau bữa ăn
Đau ở vùng thượng vị xuất hiện ngay sau bữa ăn, đặc biệt là một bữa ăn no – điều này có nghĩa là dạ dày của bạn đang bị quá tải. Đối với trường hợp này, bạn có thể không cần dùng thuốc điều trị, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống. Hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, dùng những đồ ăn ít chất béo, dầu mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá… sẽ giúp cải thiện tình hình.
3. Đắng miệng
Khi acid dạ dày của bạn bị trào ngược lên tới tận cổ họng có kèm theo dịch mật, làm cho chúng ta cảm thấy đắng ngắt trong miệng. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh dạ dày (rối loạn thần kinh thực vật), sự đóng mở quá mức van môn vị, dịch mật sẽ bị trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo các chất dịch dạ dày trào lên thực quản. Nếu điều này xảy ra, đặc biệt là vào giữa đêm, bạn nên gặp bác sĩ.
4. Khàn tiếng
Bất cứ ai khi bị khàn giọng thường nghĩ mình đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tuy nhiên đây cũng có thể là một triệu chứng do trào ngược. Chuyên gia y tế về dạ dày và đường ruột ở Temple, Texas- TS. Pfanner cho biết, khi acid dạ dày thấm vào thực quản của bạn, nó có thể gây kích ứng dây thanh âm làm giọng nói của bạn nghe có vẻ khàn hơn bình thường. Nếu điều này xuất hiện sau khi ăn, bạn có thể bị trào ngược acid dạ dày.
5. Đau họng
Đau họng là một triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhưng thực tế đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về tiêu hóa. Cảm lạnh, cảm cúm thường làm người bệnh lúc nào cũng đau họng, kèm theo hiện tương chảy nước mũi hoặc hắt hơi. Nếu không có những dấu hiệu này thì có thể đau họng là hậu quả của chứng trào ngược acid.
6. Ho kéo dài
Video đang HOT
Có rất nhiều triệu chứng của bệnh hô hấp như ho, thở khò khè, đều có thể là do căn nguyên trào ngược. Theo các chuyên gia y tế, đó là do acid trong dạ dày đi vào vùng phế quản, phổi, đây là những vị trí xa nhất acid dạ dày có thể di chuyển đến. Do đó nó làm cho bệnh nhân bị ho mạn tính, có cảm giác vướng cổ họng. Đặc biệt họ xuất hiện sau khi ăn, khi nằm, khi dạ dày rỗng hoặc khi nói nhiều.
7. Hen suyễn
Ho và thở khò khè đây là 2 triệu chứng thường làm cho cả bệnh nhân và bác sĩ nghĩ tới bệnh hen suyễn. Cũng có trường hợp người bệnh mắc một lúc 2 bệnh này, nhưng cũng có trường hợp từ ho, khó thở do trào ngược acid dạ dày chuyển thành bệnh hen suyễn. Đó là do acid dạ dày có thể kích hoạt các dây thần kinh trong ngực gây co thắt đường dẫn khí, lâu dần làm các đường dẫn khí phù nề, gây viêm…
8. Buồn nôn
Buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn, khi đói bụng, khi kích thích vào vùng họng miệng (đánh răng, cạo lưỡi..).
9. Tiết nhiều nước bọt
Khi miệng tiết nhiều nước bọt cũng đồng nghĩa với việc dạ dày của bạn đang sản xuất quá nhiều acid và đang bị trào ngược lên thực quản và vùng họng. Điều này liên quan đến các dây thần kinh và phản xạ. Khi acid dạ dày trào ngược lên, một phản xạ tự nhiên là cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này.
10. Khó nuốt
Theo thời gian, hiện tượng acid dạ dày trào ngược với tần suất ngày càng nhiều sẽ làm lớp niêm mạc thực quản và hạ họng bị ảnh hưởng, nặng có thể gây phù nề, sưng tấy, lâu dần để lại sẹo gây chít hẹp thực quản, làm bệnh nhân có cảm giác khó nuốt… Trào ngược acid dạ dày kéo dài còn làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, hạ họng, thanh quản.
Lời khuyên về ăn uống sinh hoạt
- Cần tránh: Những thực phẩm chua cay, sốt cà chua, đồ uống chua (nước chanh, nước cam chua..); thịt đỏ giàu cholesterol, acid béo; đồ nướng, rán xào nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa (phomat, bơ); măng, cà muối, dưa muối, đu đủ..; sôcôla, thảo dược, gia vị (hạt tiêu, mù tạt..) hay kẹo chứa tinh dầu (bạc hà, quế..); đồ uống có gas (coca-cola, pepsi..) và chất kích thích như cafe, nước trà/chè đặc..; không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
Một số thực phẩm khác nên tránh như: bánh chưng, xôi, đu đủ, chuối (tránh ăn lúc đói)..
- Thực phẩm nên ăn: Cá ngừ, cá hồi, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu (những thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol), ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu, đào, trứng; các thức ăn giàu chất xơ. Bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa hàng ngày (dùng sau ăn, tránh dùng lúc đói)…
- Khi đi khám: Hãy thông báo với BS tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng (tây y, thảo dược, viên ngậm…). Các loại thuốc huyết áp, tiểu đường, xương khớp, các loại vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), Collagen.. đều làm tăng nguy cơ trào ngược khi dùng.
- Ngoài ra, hãy tạo một lối sống lành mạnh như thể dục, giảm cân, ăn, ngủ đúng giờ, điều độ; cần đặc biệt tránh căng thẳng và tuyệt đối không thức khuya. Kê cao gối khi ngủ (30) và tránh nằm nghiêng phải, hay nằm sấp.
Bác sĩ Hy Quang cũng lưu ý, tới 40% bệnh nhân LPR không có biểu hiện điển hình như ợ chua, ợ nóng, khó chịu vùng thượng vị… mà chỉ tới khám vì các biểu hiện như đau rát họng, ngứa họng, ho (hay gây ho kéo dài vì không được chẩn đoán sớm), hay có đờm và hắng giọng, khàn tiếng… Có những thang điểm triệu chứng & dấu hiệu thực thể trên nội soi giúp các BS Tai mũi họng chẩn đoán được tình trạng trào ngược họng – thanh quản này.
Miệng có vị ngọt nên nghĩ ngay đến những căn bệnh này
Ngay cả khi bạn không ăn đồ ngọt nhưng miệng của bạn vẫn có vị ngọt. Điều này cho thấy cơ thể của bạn có khả năng đang gặp một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như bệnh tiểu đường.
Đôi khi miệng có bạn sẽ mùi thức ăn mà bạn vừa ăn phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể phát hiện ra bệnh dựa vào vị ở trong miệng. Một số người nhận thấy miệng của mình có vị ngọt, ngay cả khi bạn không ăn món có đường, điều này cho thấy bạn có thể đang đối mặt với một số nguy cơ bệnh lý dưới đây:
1. Mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị ngọt. Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa, do vậy bất kỳ ai cũng cần cảnh giác với nguy cơ này.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới cách cơ thể sử dụng insulin nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao.
Người bị tiểu đường ngoài cảm thấy miệng có vị ngọt thì còn gặp một số triệu chứng khác như: thị lực suy giảm (mắt nhìn mờ), tay chân tê, tiểu nhiều, giảm khả năng nêm nếm mùi vị thức ăn...
Tiểu đường nếu không điều trị và biết cách kiểm soát có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Người bị tiểu đường cũng có sức đề kháng kém hơn, hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn. Do vậy, cần đi khám để biết chính xác bạn đang ở ngưỡng nào của tiểu đường để có biện pháp kiểm soát tốt.
2. Nhiễm toan xeton do tiểu đường
Nhiễm toan xeton là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể. Lượng ketone quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.
Chứng nhiễm toan xeton do tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng khác như: mệt mỏi, khát nước, lơ mơ, không tinh táo, đau bụng... cần được cấp cứu và can thiệp y tế.
3. Ăn kiêng theo chế độ cắt giảm tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng không thể thiểu, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như cơm, khoai củ, bánh mì... Tinh bột cũng là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng tăng nhanh, do vậy xu hướng giảm cân bằng cách cắt giảm tinh bột đang được rất nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, việc giảm lượng tinh bột trong cơ thể không đúng cách có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp và bạn còn có thể cảm thấy miệng của mình có vị ngọt.
Khi không đủ carb, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và khiến ketone tích tụ trong máu. Điều này có thể tạo ra vị ngọt trong miệng. Vậy nên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn low-carb hoặc chế độ ăn keto để đề phòng trường hợp ketone tích tụ quá cao gây ảnh hưởng sức khỏe.
4. Mắc các chứng nhiễm trùng
Người bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường thở thường giảm khả năng hoạt động của não trong việc cảm nhận mùi vị. Người bị bệnh nhiễm trùng cũng thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang khiến nước bọt chứa nhiều glucose.
Glucose là một loại đường nên có thể gây ra cảm giác ngọt trong miệng. Khi điều trị được những chứng nhiễm trùng này, tình trạng vị ngọt trong miệng có thể được cải thiện đáng kể.
5. Các vấn đề về hệ thần kinh
Người có tiền sử mắc bệnh về hệ thần kinh khiến miệng có vị ngọt dai dẳng, nhất là những người từng bị đột quỵ hoặc bị động kinh do rối loạn khứu giác và vị giác.
6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Một số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng thấy miệng mình có vị ngọt hoặc vị kim loại. Điều này là do các axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng. Khi mắc chứng này, bạn thường cảm nhận vị ngọt ở phần cuống lưỡi.
7. Phụ nữ mang thai
Nhiều người trong thai kỳ cho rằng, họ cảm thấy miệng của mình đôi lúc có vị ngọt hoặc vị kim loại. Điều này xuất phát từ việc thay đổi nồng độ hormone khiến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng cảm nhận hương vị cũng thay đổi theo.
Bên cạnh đó, tình trạng vị giác thay đổi cũng có thể do một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với tiểu đường thai kỳ.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc đôi lúc khiến người sử dụng cảm thấy miệng có vị ngọt. Ngoài ra, một số loại thuốc làm thay đổi chức năng cảm nhận vị giác như hóa trị, xạ trị... Nếu cảm giác này khó chịu, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để thay thế các loại thuốc hoặc có phương án giúp giảm vị ngọt trong miệng.
9. Mắc ung thư phổi
Rất hiếm gặp tình trạng miệng có vị ngọt do ung thư phổi nhưng bạn cũng không nên bỏ qua lý do này. Các khối u trong phổi làm gia tăng mức độ hormone và có thể ảnh hưởng đến vị giác. Điều này cũng lý giải một phần vì sao người mắc bệnh ung thư trước đó bị sụt cân, ăn không ngon...
Nếu hiện tượng miệng có vị ngọt kéo dài và bạn không biết rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện kiểm tra thể chất cùng các xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng. Để chẩn đoán tin cậy hơn, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra chức năng như: nội soi tiêu hóa, chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu khối u và ung thư, quét não, xét nghiệm máu...
Minh Ngọc
Sáng nào ngủ dậy cũng thấy 5 vị lạ trong miệng: Cảnh báo có thể nội tạng đang mắc vấn đề nghiêm trọng, cần chú ý và đi khám sớm Dưới góc nhìn của y học, mùi vị trong miệng luôn là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh có liên quan đến nội tạng. Hãy chú ý để phòng bệnh sớm. Bình thường, miệng của người khỏe mạnh sẽ tương đối sạch sẽ và không có vị gì đặc biệt khi thức dậy. Nhưng nếu dạo gần đây, mỗi khi thức...