Bác sĩ chỉ tuyệt chiêu trị đau mỏi cổ, vai, gáy ở lứa tuổi học đường
Điều trị đau mỏi vùng cổ – vai – gáy bằng xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn.
Đâu mỏi vùng cổ – vai – gáy làm ảnh hưởng chất lượng học tập, làm việc… Ảnh minh họa: Anh Nhàn
Đau mỏi vùng cổ – vai – gáy làm ảnh hưởng chất lượng học tập, gây mệt mỏi, mất tập trung, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ,… ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của học sinh.
Thông tin từ bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Cơ sở 3, học sinh có thể cảm thấy đau, nhức, mỏi, nặng cơ vùng cổ – vai – gáy và có thể cả phần lưng trên.
Thời điểm xuất hiện cơn đau thường vào buổi sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc lúc làm việc, đặc biệt là lúc ngồi học, gõ máy tính, cúi đầu đọc sách, chép bài, làm bài tập.
Vì vậy, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ bị đau cổ – vai – gáy. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và cho chỉ định phù hợp.
“Việc điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông máu lên đầu, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn” – bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết.
Có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt theo cách xoa toàn bộ vùng cổ vai gáy, dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai; nhào các cơ lớn như cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ delta, các cơ quanh cột sống cổ; day các cơ bằng gốc bàn tay; tìm từng điểm đau, day và ấn tại điểm đó.
Thời gian xoa bóp vùng cổ gáy từ 15 – 20 phút/lần, liệu trình từ 3 – 5 ngày hoặc hơn, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bên cạnh xoa bóp bấm huyệt, căn cứ tình trạng bệnh, có thể kết hợp thêm phương pháp điện châm, chườm thuốc hoặc hướng dẫn tập các động tác dưỡng sinh tập luyện vùng cổ vai như động tác xem xa, xem gần; động tác co tay rút ra sau…
“Đau cổ – vai – gáy ở lứa tuổi học sinh dễ bị phụ huynh và các em học sinh bỏ qua. Đa phần chỉ đến thăm khám khi bệnh quá nặng và gây ảnh hưởng nhiều lên đời sống và học tập. Ngay khi có triệu chứng mỏi vùng cổ, các em nên đi điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe” – bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay.
Video đang HOT
Tại sao nhiều người tỉnh giấc giữa đêm?
Bạn sẽ vẫn mệt mỏi, đau đầu nếu nằm trên giường suốt 8 tiếng nhưng trằn trọc, tỉnh dậy lúc 3h sáng.
Giấc ngủ là điều quý giá với sức khỏe của con người, nhiều nghiên cứu cho thấy, ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cho não của bạn hoạt động tốt. Thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới những tác động xấu lên thể chất của bạn.
Một phần ba số người được khảo sát không có giấc ngủ ngon. Không ít người thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm. Dưới đây là lý do và cách để giải quyết vấn đề này.
Bạn cần ngủ bao lâu?
Ảnh minh họa: Help Guide
Theo quan điểm thông thường, người lớn cần trung bình 8 tiếng để ngủ mỗi đêm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đó là 8 tiếng ngủ ngon giấc, liền mạch chứ không phải 8 tiếng nằm trên giường trằn trọc.
Một số người sẽ cần ngủ nhiều hơn, số khác cần ít hơn. Bởi vậy, bạn cần tìm ra cơ chế phù hợp với mình.
Nếu bạn thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy, bạn cần xem xét lại thời gian ngủ của mình. Thiếu ngủ có thể dẫn tới mệt mỏi, dễ cáu giận và mất tập trung.
Lâu dài, bạn có thể rơi vào các tình trạng sức khỏe tệ hại hơn như béo phì, đau tim, huyết áp cao, tiểu đường.
Đặc biệt, nếu bạn thường tỉnh dậy giữa đêm và mở mắt vào lúc 3h, đây là một vấn đề đáng lo ngại.
Tại sao bạn tỉnh dậy lúc 3h sáng?
Nếu bạn ngủ chưa đủ, chỉ có cách duy nhất để giải quyết là ngủ thêm. "Nếu bạn mất ngủ hàng tháng, bạn cần vài tuần để phục hồi lại", đại diện Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho hay.
Theo đó, bạn có thể bắt đầu cải thiện tình hình vào cuối tuần bằng cách ngủ thêm 1-2 tiếng mỗi đêm. Bạn hãy đi ngủ ngay khi thấy mệt và tỉnh dậy một cách tự nhiên vào sáng hôm sau (không sử dụng chuông báo thức).
Các cách giúp bạn ngủ ngon
1. Vận động nhiều hơn
Ảnh minh họa: Webmd
Nếu bạn không ngủ được một giấc trọn vẹn, có thể bạn chưa vận động đủ. Hãy cố gắng tham gia tập luyện thể thao hoặc ít nhất đi 10.000 bước mỗi ngày.
Mỗi tuần, bạn nên tập luyện khoảng 150 phút cường độ trung bình một tuần hoặc 75 phút cường độ cao.
2. Bỏ điện thoại xuống
Ảnh minh họa: Thrive Global
Bạn nên tránh xa điện thoại, laptop, máy tính bảng ít nhất nửa tiếng trước khi ngủ. "Ánh sáng xanh cản trở việc sản sinh melatonin (hormone kích thích ngủ ngon). Ngoài ra, nội dung bạn đọc trước đó sẽ khiến cho não không được nghỉ ngơi", Hội đồng Giấc ngủ Anh cho hay.
3. Ăn ít đường
Ảnh minh họa: Adityabirlacapital
Ăn quá nhiều đường thường xuyên có thể khiến bạn tỉnh giấc lúc 2-3h sáng. Lý do, khi bạn ngủ, đường huyết giảm xuống so với bình thường sẽ khiến cơ thể bạn bất an. Ngoài ra, giảm đường tinh luyện cũng có lợi cho sức khỏe.
4. Kiểm tra sức khỏe tinh thần
Ảnh minh họa: Lorreto
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, đương nhiên, giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. "Khi bạn trằn trọc vì lo lắng cho ngày mai, hãy thu xếp thời gian để lên kế hoạch cho hôm sau. Điều đó sẽ giúp tâm trí bạn được thư giãn", đại diện Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh gợi ý.
5. Mua chăn gối mới
Ảnh minh họa: Metro
Bạn nên mua đệm mới sau 7-8 năm sử dụng, chọn loại có chất lượng. Ngoài ra, bạn cần chọn cỡ giường lớn, thoải mái tránh hai người cảm thấy chật chội khi ngủ chung.
Hậu quả của hội chứng 'Covid-19 dai dẳng' Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Teresa Dominguez, 55 tuổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang...