Bác sĩ chỉ cách sơ cứu người đột quỵ khi trời chuyển lạnh
Nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh tăng cao ở người béo phì, người già, người bị tăng huyết áp, hút thuốc, uống đồ uống có cồn … Khi người thân bị đột quỵ cần tiến hành sơ cứu đúng cách để giảm biến chứng và tử vong.
Theo bác sĩ Trần Anh Thắng, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, thời tiết chuyển lạnh làm số ca đột quỵ gia tăng, nhất là ở những người cao tuổi, đang mắc bệnh lý về tim mạch.
Khi thời tiết chuyển lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao.
Giải thích rõ hơn nguyên nhân làm cho bệnh đột quỵ gia tăng khi trời chuyển lạnh, bác sĩ Trần Anh Thắng cho biết, về cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm so với bình thường.
Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, với những biến chứng nặng, thậm chí tử vong.
“Người dân cần có kiến thức sơ đẳng nhất để nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ như méo, hoặc liệt mặt, chân tay cử động hoặc cảm giác không như mọi ngày, nói ngọng… để có ý thức đến khám tại các cơ sở y tế sớm nhất có thể.
3 giờ đầu tiên sau đột quỵ là “thời gian vàng” để cứu chữa vì khả năng hồi phục rất cao.
Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi.
Do đó, khi bị đột quỵ, bệnh nhân càng đến các cơ sở y tế muộn thì nguy cơ hồi phục càng thấp. Không ít người phải chịu tàn phế, thậm chí tử vong chỉ vì không kịp thời đến được cơ sở y tế” – BS Thắng chia sẻ.
Video đang HOT
Khi người thân hoặc gặp người xung quanh bị đột quỵ, cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu với các bước như:
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã, chấn thương.
- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không tự ý cho bệnh nhân bất kỳ loại thuốc nào.
- Không để bệnh nhân nằm chờ xem có khỏe lại không.
- Không nên mất thời gian cạo gió, chích máu đầu ngón tay vì những cách này đều không có tác dụng.
- Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh.
Để phát hiện sớm đột quỵ não cần chú ý các dấu hiệu sau: Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:
- Face (mặt) – Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?
- Arms (tay) – Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
- Speech (lời nói) – Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?
- Time (thời gian) – Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:
Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
Đau đầu dữ dội, đau đầu đột ngột, đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.
Theo Gia đình Mới
Phải làm gì để cứu người nhà bị đột quỵ?
Ba dấu hiện cảnh báo đột quỵ mà ai cũng có thể nhận biết, đó là: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Một trường hợp đột quỵ được Bệnh viện Nhân dân 115 cứu sống/Ảnh: DUY TÍNH
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, 50% tử vong, số được cứu sống có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói và nuốt, rối loạn tâm lý.
Thân nhân người bị đột quỵ thường bất ngờ, lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lý. Nhiều trường hợp cạo gió, cắt lễ, xông hơi... khiến tình trạng người bị đột quỵ càng nặng hơn.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, cho biết 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
"Không chỉ nhân viên y tế mà người nhà bệnh nhân có thể biết 3 dấu hiệu trên. Nếu phát hiện thì không làm gì cả, quan trọng nhất là nghĩ xung quanh gần nhà mình có bệnh viện nào gần nhất điều trị đột quỵ hiệu quả thì nhanh chóng đưa đến. Bởi nếu chuyển đến bệnh viện không có quy trình điều trị đột quỵ thì sẽ tăng nguy cơ tử vong và tàn phế", bác sĩ Nguyễn Huy Thắng nói.
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng đã chia sẻ những thông tin trên tại hội thảo cập nhật các phương pháp điều trị đột quỵ và ra mắt Đơn vị đột quỵ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn diễn ra ngày 17.11.
Bác sĩ Thắng cảnh báo, nếu bệnh nhân đến bệnh viện không có quy trình điều trị đột quỵ nhưng bệnh viện vẫn giữ bệnh nhân lại, nếu có chuyển viện thì bệnh nhân cũng phải trải qua chụp CT Scanner, MRI... làm mất giờ vàng của bệnh nhân. Có nhiều bác sĩ thích chụp MRI, nhưng MRI đọc khó hơn so với CT Scanner, nếu bệnh viện không có chuyên gia đọc MRI thì bác sĩ đọc rất dễ nhầm lẫn nhồi máu não và xuất huyết não.
Từ tháng 2.2017 đến 2.2018, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM đã tiếp nhận 2.544 ca đột quỵ. Trong đó có 14% bệnh nhân đến sớm trong thời gian 4,5 giờ; hơn 9% đến 4,5 - 6 giờ, gần 41% đến từ 6 - 24 giờ và gần 36% đến sau 24 giờ.
Theo Thanh Niên
5 lợi ích bất ngờ từ hành tây Mặc dù hương vị của hành tây có thể không ngon đối với môt sô người, nhưng nó đã được nghiên cứu rộng rãi về cách giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác nhau. ShutterStock Dưới đây là một số lợi ích mà hành tây có thể cung cấp cho người ăn, theo Medical Daily....