‘Bác sĩ 91′: Chúng tôi không cho phép mình dừng lại, không được buông xuôi
BS Trần Thanh Linh – người điều trị cho phi công người Anh (BN91) cùng đồng nghiệp luôn sẵn sàng, không cho phép bản thân dừng lại, không dược buông xuôi.
Sau gần 20 ngày chính thức nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh – Phó Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tóc bạc thêm nhiều và trông già hơn.
Không có khái niệm cuối tuần
BS Linh được biết đến biệt danh là “bác sĩ 91″ sau khi cứu sống bệnh nhân phi công người Anh (BN91).
Qua 4 đợt dịch bùng phát, bác sĩ Linh có mặt ở hầu hết những điểm nóng cam go nhất như Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang và gần nhất là Bắc Giang. Đến khi những bệnh nhân nặng ở đây giảm đáng kể thì TP.HCM bất ngờ bùng phát nhiều ca bệnh phức tạp. Vị bác sĩ tức tốc bàn giao nhiệm vụ cho đồng nghiệp để từ Bắc Giang trở lại TP.HCM tiếp ứng.
Bác sĩ Trần Thanh Linh.
Video đang HOT
BS Linh coi đây là “trận chiến lớn nhất cuộc đời làm nghề y của mình và cũng mong nó sẽ là trận chiến cuối cùng”. Đợt điều trị tại TP.HCM lần này thật sự là thách thức rất lớn.
Theo BS Linh, đội ngũ y bác sĩ không biết hôm nay là thứ mấy, cũng không biết ngày mấy, không có nghỉ, không biết ngày cuối tuần.
“Bởi vì ngày nào cũng như ngày nào, hôm qua chúng tôi cũng làm như vậy, hôm nay chúng tôi cũng làm như vậy. Mỗi buổi sáng, anh em vào tiếp nhận, vận chuyển bệnh nhân và cố gắng lao vào chăm sóc cho bệnh nhân. Nên chúng tôi không có khái niệm hôm nay là cuối tuần hay bất cứ ngày gì nữa” , BS Linh chia sẻ.
Bác sĩ Trần Thanh Linh đang điều trị cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19.
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, BS Linh cho biết, có nhiều lúc, những tin nhắn hay lời động viên của gia đình, người thân BS cũng không có thời gian để đọc.
” Chỉ biết có những đêm chúng tôi vào đây là vì ráng giải phóng bệnh, nhiều bệnh nhân khác đang xếp hàng, chúng tôi ráng giải phóng bệnh lên các lầu trại. Như vậy, các anh em lầu trại cũng sẽ tiếp tục ráng nhận bệnh của mình, để mình có thể tiếp tục nhận bệnh của người khác “, BS Linh tâm sự.
Không cho phép được bỏ cuộc
Vất vả là thế nhưng BS Linh chưa bao giờ tỏ ra kiệt sức hay xuống tinh thần. ” Không để cho mình có khoảng thời gian để nghĩ tới những chuyện khác và giành thời gian đó để nghe điện thoại nhận bệnh nhân. Vì chúng tôi không nhận được thì những bệnh nhân ở các bệnh viện dã chiến hay các tuyến cơ sở họ không có điều kiện, họ không thể làm gì hơn được nên mình phải cố gắng nhận thôi “, BS Linh nói
TP.HCM đang yêu cầu người dân không ra đường từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, có những đêm bác sĩ đi cấp cứu làm ECMO cho BN chuyển nặng, thấy cảnh Sài Gòn vắng lặng, “bác sĩ 91″ cảm thấy đau lòng.
Các bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 nghỉ ngơi ngay hành lang sau những giờ làm việc căng thẳng.
” Thật sự mọi người rất mệt mỏi, có những lúc rất đuối nhưng mà không cho phép mình được dừng lại, không cho phép chúng ta phải bỏ cuộc, không cho phép mình buông xuôi.
Các anh em cứ động viên nhau, còn bệnh nhân đó, còn những người nặng đó thì mọi người không phải là bệnh viện này hay bệnh viện kia mà cùng nắm tay lại với nhau, cùng với nhau vì người bệnh, phải ráng làm sao tiếp nhận được nhiều bệnh nhân nhất, phải ráng làm sao có thể cứu được nhiều bệnh nhân nhất” , BS Linh xúc động nói.
Cũng theo các y bác sĩ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, nơi đây không có ranh giới công việc hay khái niệm thời gian. Khi vào “cuộc chiến”, tất cả chỉ có một lòng quyết tâm cứu sống và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Nhật Bản hỗ trợ 25 tỷ đồng thiết bị y tế giúp TPHCM chống Covid-19
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thông báo sẽ hỗ trợ trang thiết bị y tế khẩn cấp với tổng trị giá 25 tỷ đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch Covid-19.
Các bác sĩ làm việc bên trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Thành phố Thủ Đức (Ảnh minh họa: Hải Long).
Thông cáo báo chí ngày 30/7 của JICA cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ Việt Nam chống dịch bệnh Covid-19, theo đề nghị của Bệnh viện Chợ Rẫy, JICA đã quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Hiện tại, các hoạt động mua sắm đang được khẩn trương tiến hành với tổng giá trị khoảng 120 triệu yên Nhật (khoảng 25 tỷ đồng).
Các trang thiết bị y tế mua lần này gồm có máy ECMO, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân... để sử dụng tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường, mới thành lập tại Bệnh viện Ung Bướu 2 TPHCM và một số thiết bị xét nghiệm phục vụ nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19 cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Bệnh viện Chợ Rẫy đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Từ đó, JICA đã có nhiều hoạt động khác nhau để hỗ trợ bệnh viện. Từ năm 2016, JICA triển khai dự án "Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện" nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao cho bệnh viện thông qua các hoạt động hợp tác kỹ thuật về an toàn người bệnh, quản lý nhiễm khuẩn, thúc đẩy làm việc nhóm, v.v...
Đây là gói hỗ trợ trang thiết bị y tế lần thứ hai cho Bệnh viện Chợ Rẫy chống dịch bệnh Covid-19, sau gói đầu tiên triển khai vào tháng 7/2020.
Thông báo cho biết, JICA, cùng với Chính phủ Nhật Bản, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Cùng OCB tiếp niềm tin cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và quỹ Hy Vọng phát động chiến dịch "Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch, nhằm trang bị đồ bảo hộ cấp 4 và khẩu trang N95 đạt chuẩn cho các y bác sĩ tuyến đầu. Từ cuối tháng 4/2021, làn sóng Covid-19 thứ 4 bắt đầu quay trở lại và bùng phát mạnh mẽ tại...