Bắc Ninh triển khai sổ liên lạc điện tử tới 100% trường học
Năm học 2014-2015, Bắc Ninh sẽ thống nhất triển khai thực hiện sổ liên lạc điện tử đối với 100% trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX.
Sở này lưu ý, nội dung cung cấp đến phụ huynh học sinh cần đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hiệu quả về mặt thông tin với gia đình và xã hội. Không thuê người bên ngoài nhập dữ liệu và gửi thông tin với mọi hình thức.
Khi triển khai sổ liên lạc điện tử cần có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện.
Học sinh được triển khai với sổ liên lạc điện tử.
Hệ thống tin nhắn thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tới phụ huynh sẽ được thử nghiệm và miễn phí trong tháng 8 và tháng 9/2014.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng cho biết, năm học 2014-2015, thống nhất sử dụng song song sổ điểm truyền thống và sổ điểm điện tử.
Giao cho Hiệu trưởng các trường học, Giám đốc các trung tâm GDTX quản lý chặt chẽ việc cập nhật điểm lên hệ thống phần mềm theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về quản lý và sử dụng sổ điểm.
Với khối tiểu học, khi có thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá học sinh. Sở GD&ĐT yêu cầu công ty phát triển phần mềm chỉnh sửa và cập nhật các tiêu chí, quy định theo đúng Thông tư hướng dẫn của Bộ lên hệ thống và hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
Theo Lập Phương/ Báo Giáo dục Thời đại
Sáng tạo "vàng" của thần đồng tin học
Được biết đến như một thần đồng về tin học, Nguyễn Dương Kim Hảo đã sáng tạo ra rất nhiều phần mềm tin học, ấn tượng nhất là phần mềm "Máy tính hóa học" - một sản phẩm giúp học sinh học tập tốt bộ môn Hóa Học.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết thúc năm lớp 4, Nguyễn Dương Kim Hảo cùng mẹ lên TP.HCM theo học. Không chỉ đam mê tin học, sáng tạo ra các phần mềm, cậu học trò Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM) còn được biết đến là một học sinh giỏi toàn diện 6 năm liền. Mới học lớp 7 nhưng Hảo đã học được rất nhiều về các kiến thức tin học, lập trình, viết phần mềm... em đã đạt trên 20 giải thưởng từ các cuộc thi trong và ngoài nước, trong đó có sáng chế đạt giải của Viện Hàn lâm Hàn Quốc.
Năm 2013, một lần nữa, thần đồng tin học Nguyễn Dương Kim Hảo khiến mọi người khâm phục khi sáng tạo ra phần mềm mới của mình là Máy tính hóa học. Sản phẩm này đã đạt giải Nhất cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc" lần thứ chín và huy chương Vàng tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ Châu Á (AYIE 2014) được tổ chức vào tháng 5 vừa qua ở Malaysia.
Nguyễn Dương Hảo với nhiều thành tích đáng nể.
Hảo cho biết, ý tưởng về Máy tính hóa học được bắt nguồn từ chính việc học hàng ngày của bản thân. Yêu thích hóa học từ lúc làm mạch in cho mạch điện tử nên Hảo quyết định tìm cách làm một sản phẩm để học tốt môn hóa. Phân vân giữa phần mềm trên máy tính, web, trên điện thoại nhưng cuối cùng Hảo quyết định làm một sản phẩm là Máy tính hóa học.
Ngoài việc tìm kiếm, cân bằng phương trình hóa học theo vế trái, vế phải hoặc cả hai vế, chiếc máy tính hóa học còn giúp người sử dụng dễ dàng xem tên gọi, xem điều chế của một chất. Nhờ cấu tạo nhỏ ngọn và dễ sử dụng, Máy tính hóa học rất thuận tiện giúp học sinh mang theo khi đi học. Đặc biệt, do sử dụng thiết bị riêng, chỉ tập trung vào hóa học nên người sử dụng không bị mất tập trung khi học và có thể dễ dàng sử dụng ngay trên lớp.
Dung lượng của chiếc "Máy tính hóa học" mà Hảo sáng tạo ra có thể chứa được dữ liệu khoảng 4.000 phương trình. Hiện tại, Hảo đã nhập được trên 1.000 phương trình và em vẫn tiếp tục nghiên cứu để thêm mới phương trình hóa học giúp máy tính ngày càng hoàn thiện.
Trong quá trình chế tạo Máy tính hóa học, Hảo đã tự làm các bước từ việc lên ý tưởng, xác định các chức năng máy tính, tìm kiếm dữ liệu, vẽ sơ đồ... cho đến việc lắp sản phẩm hoàn chỉnh. Khác với máy tính và điện thoại, chip ATMega128 chỉ có dung lượng bộ nhớ là 128KB, tốc độ 16MHz và dữ liệu là gần 1000 phường trình HH nên Hảo phải tìm cách xây dựng các thuật toán lưu trữ và tìm kiếm sao cho có thể giảm dung lượng mà lại tăng tốc độ tìm kiếm...
Sau khi hoàn thành mạch in, Hảo bắt đầu ráp linh kiện. Vì chưa có kinh nghiệm hàn chip dán nên Hảo hàn vào máy nên dẫn tới việc hỏng chíp và mạch in. Phải mất một tuần chỉ ngồi kiểm tra và nghiên cứu Hảo mới khắc phục được.
Nguyễn Dương Kim Hảo giới thiệu về sản phẩm Máy tính hóa học tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ Châu Á (AYIE 2014).
Được biết, sáng chế đầu tiên của Hảo là phần mềm cộng điểm nhằm giúp bố em bớt vất vả trong việc tổng điểm cho học sinh. Thời điểm đó, Hảo chỉ mới 8-9 tuổi. Ngoài ra, em còn sáng tạo ra phần mềm Sổ tay lịch sử giúp người dùng lưu trữ các bài học lịch sử trên lớp vào máy tính một cách có hệ thống, dễ tìm kiếm. Thiết kế được bản điều khiển thông minh giúp quản lý hệ thống điện trong nhà hoặc ở các công ty, xí nghiệp. Hảo cũng lập ra trang web biendaoquehuong.info có các trò chơi tìm hiểu về biển đảo...
Hiện tại, ngoài việc theo học tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều thì Hảo còn học thêm ở Trường ĐH FPT cùng với những anh chị trên 18 tuổi. Trong tương lai, Hảo mong muốn mình sẽ trở thành một người viết phần mềm giỏi để viết được nhiều phần mềm phục vụ cuộc sống của chính mình và nhiều người khác.
Theo Dantri
Gặp thủ khoa tốt nghiệp cao điểm nhất cả nước Nói về bí quyết học tập, thủ khoa tốt nghiệp 39,5 điểm Bùi Thị Cẩm Thùy (lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, TX Tân Châu, An Giang) cho biết, giờ học trên lớp và ở nhà đều quan trọng. Được biết, suốt 12 năm học qua, Thùy chưa hề đi học thêm buổi nào. Tính đến thời điểm hiện tại, trong kỳ...