Bắc Ninh lên thành phố Trung ương: Tiêu chí thế nào?
Tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện các bước để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Dù chỉ với diện tích 822 km2, nhưng nếu áp dụng cơ chế đặc thù, Bắc Ninh vẫn đạt tiêu chí diện tích.
Tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện các bước để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Dù chỉ với diện tích 822 km2, nhưng nếu áp dụng cơ chế đặc thù, Bắc Ninh vẫn đạt tiêu chí diện tích.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Vấn đề lớn được Quốc hội quan tâm là: Nếu theo nghị quyết này thì tỉnh Bắc Ninh có lên được thành phố trực thuộc Trung ương không, khi diện tích của tỉnh này chỉ có 800 km2?. Hay tỉnh Bình Dương cũng muốn phấn đấu lên thành phố trực thuộc Trung ương nhưng dân số lại ít. Các trường hợp đặc thù và đặc biệt sẽ được xem xét ra sao?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thông tin, hiện giờ Bắc Ninh đang thực hiện các bước để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bước đầu tiên, Bắc Ninh đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng đô thị và đã trình Bộ Xây dựng thẩm định. Khi có quy hoạch rồi sẽ đối chiếu với các tiêu chí, rà soát lại đối với đô thị Bắc Ninh làm sao đảm bảo tiêu chí đô thị loại 1.
“Qua rà soát sơ bộ của Bộ Xây dựng đối với tiêu chí về dân số nêu trong dự thảo thì Bắc Ninh sẽ đạt. Thứ hai là mật độ dân số cũng đạt. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cũng cơ bản đáp ứng theo tiêu chí đô thị loại 1. Hạ tầng thì còn phải tiếp tục đầu tư thêm”- ông Nghị nói.
Video đang HOT
Về vị trí, chức năng, vai trò và trình độ phát triển kinh tế – xã hội thì có thể sẽ đáp ứng. “Hiện nay quy hoạch vùng đô thị Bắc Ninh đang cố gắng để có đủ khả năng quy hoạch xong đầu tư phát triển để đảm bảo có thể thành lập tối thiểu 2 quận như quy định của Nghị quyết 1211″, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho hay.
Thành phố Bắc Ninh ngày một thay da đổi thịt với nhiều dự án nhà cao tầng, cao ốc được hoàn thiện trong các năm gần đây.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng lần sửa đổi này cơ bản giải quyết được những vấn đề bất cập và từ đó có một số yếu tố mang tính đặc thù.
“Như Bắc Ninh nếu áp dụng theo tiêu chuẩn mà đảm bảo theo quy mô dân số cũng như diện tích và những yếu tố cốt lõi của nội dung về tiêu chuẩn đô thị nữa thì lại vướng. Hạn chế nhất của Bắc Ninh là diện tích. Bởi vì diện tích của Bắc Ninh chỉ có hơn 800km2 nhưng dân số thì đạt. Các tiêu chuẩn khác về mặt lõi của đô thị tiến tới Bắc Ninh có thể đạt”, bà Trà đưa ra quan điểm.
Tuy nhiên, trong điều kiện lần này đã đưa vào quy định mang tính đặc thù. Việc sửa nghị quyết lần này rất cần thiết để giải quyết vấn đề từ bài toán thực tiễn đặt ra. Cụ thể, đối với đơn vị này, diện tích chỉ cần đạt khoảng 50% trở lên, tức diện tích đạt trên 1.500 km2 là đạt tiêu chí.
Theo Bộ trưởng Trà, Điểm d trong khoản 1 của nghị quyết cũng giải quyết được vấn đề đặc thù cho vấn đề đô thị tương đương như tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Chính phủ 'chốt' loạt cơ chế đặc thù tại 3 dự án cao tốc trọng điểm
Chính phủ vừa quyết nhiều cơ chế đặc thù triển khai 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Chỉ định thầu trong hai năm 2022 - 2023
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành liên tiếp 3 Nghị quyết số 89, 90 và 91 triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Việc chỉ định thầu xây lắp 3 dự án cao tốc được yêu cầu phải kèm điều kiện tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu - Ảnh minh họa
Tại các Nghị quyết được ban hành, Chính phủ cho phép Bộ GTVT và các địa phương có các dự án cao tốc đi qua áp dụng hàng loạt cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện.
Cụ thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, Bộ trưởng Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).
Chính phủ cũng cho phép Bộ GTVT, UBND các tỉnh triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án; triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án, Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60 và Nghị quyết số 133 của Chính phủ.
Đồng thời, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù như nâng công suất không quá 50% trong giấy phép khai thác mà không phải thực hiện một số thủ tục cấp phép cho các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép khu vực ĐBSCL, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà thầu thi công được khai thác các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ dự án mà không phải thực hiện một số thủ tục cấp phép.
Hàng loạt mốc thời gian chuẩn bị đầu tư được Chính phủ ấn định, đảm bảo thời gian khởi công 3 dự án cao tốc trọng điểm trước ngày 30/6/2023 - Ảnh minh họa
Bàn giao 70% mặt bằng trước ngày 30/6/2023
Để triển khai hoàn thành 3 dự án đường bộ cao tốc bảo đảm tiến độ yêu cầu, Nghị quyết của Chính phủ cũng đặt ra cụ thể mốc tiến độ các bộ, ngành, địa phương cần triển khai.
Cụ thể, với hai dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Chính phủ yêu cầu tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 12/11/2022 để Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) thẩm định, phê duyệt trước ngày 10/12/2022.
Tổ chức lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 31/10/2022 để Bộ TN-MT thẩm tra, bảo đảm trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/11/2022.
Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cọc GPMB của các dự án thành phần cho các địa phương trước ngày 20/01/2023. Tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 20/01/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo bảo đảm khởi công trước ngày 30/6/2023;Đối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, thời gian tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thành phần được yêu cầu hoàn thành trước ngày 20/9/2022 để Bộ TN-MT thẩm định, phê duyệt trước ngày 20/10/2023.
Cùng đó, công tác tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cọc GPMB của các dự án thành phần cho các địa phương trước ngày 20/11/2022; Tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 20/11/2022 và thực hiện các công việc tiếp theo bảo đảm khởi công trước ngày 30/6/2023.
Riêng vấn đề mặt bằng, Chính phủ đề nghị tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023. Mốc thời gian này áp dụng với cả 3 dự án cao tốc.
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 4 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe phân kỳ, bề rộng nền đường 17m. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 53,7 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 17.837 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6-8 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4-6 làn xe ô tô cao tốc theo từng đoạn tuyến. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 188,2 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe phân kỳ, bề rộng nền đường 17m. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
King's Land muốn tài trợ lập quy hoạch khu đô thị hơn 50ha tại Bắc Ninh UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị 51,4ha tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn. King's Land muốn tài trợ lập quy hoạch khu đô thị hơn 50ha tại Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây đã nhận được văn bản của Công ty Cổ...