Bắc Ninh chủ động xây dựng các phương án dạy học ứng phó với tình hình dịch bệnh
Bắc Ninh cần chuẩn bị các phương án cho công tác giảng, dạy năm học 2022 – 2023; sẵn sàng, linh hoạt dạy và học trong tình hình có dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh…
Đây là đề nghị của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức ngày 31/8.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Anh Tuấn ghi nhận, biểu dương, chúc mừng thành tích ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã đạt được. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chất lượng giáo dục đào tạo của địa phương vẫn được nâng lên, đạt được nhiều thành tích nổi bật, mang lại niềm tin của phụ huynh đối với đội ngũ giáo viên và toàn ngành.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy và học trong thời gian tới. Ngành cần chú trọng giáo dục toàn diện với đầy đủ đức – trí – thể – mỹ cho học sinh, sinh viên; tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Với phương pháp giáo dục coi người học là trung tâm, đội ngũ quản lý, giáo viên trong ngành chú trọng bồi dưỡng, phát huy năng lực của các em, không để học sinh tiếp thu thụ động. Ngành cần quan tâm vấn đề y tế học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tăng cường dạy và học ngoại ngữ cho học sinh, phấn đấu 10 năm nữa thanh niên Bắc Ninh sử dụng thông thạo ngoại ngữ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, thời gian tới, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong khi số lượng học sinh ngày càng tăng, ngành Giáo dục cần phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục Mầm non, nhất là con của công nhân tại các khu công nghiệp; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục.
Năm học 2021-2022 tiếp tục là một năm học “vượt khó” của ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến các hoạt động dạy và học. Song, với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, sáng tạo triển khai kế hoạch năm học với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả ấn tượng. Chất lượng giáo dục đào tạo đại trà của tỉnh ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 đạt 99,57% (đứng thứ 6 toàn quốc, tăng 13 bậc so với năm 2021). Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tích cực. Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2022, toàn tỉnh có 67/76 thí sinh dự thi đoạt giải (đạt 88,2%), đứng thứ Nhất cả nước về số giải Nhất và tỷ lệ thí sinh đoạt giải. Đặc biệt, lần đầu tiên địa phương vinh dự có học sinh tham dự và đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế; một học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Âu…
Quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được mở rộng, bố trí hợp lý. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học được duy trì, củng cố vững chắc ở mức cao. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Chương trình “Sữa học đường” được triển khai hiệu quả ở 100% cơ sở giáo dục Mầm non và các trường Tiểu học trên địa bàn…
Trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Ninh cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Thái Hùng/ TTXVN
Với chủ đề “Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn; đổi mới, sáng tạo; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục”, ngành Giáo dục tỉnh tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; chủ động trong phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đồng thời, ngành thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục Mầm non, Phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong giáo dục, đào tạo…
Nhân dịp này, 13 tập thể có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 29 tập thể được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh; 19 tập thể được được nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Sáng tạo qua mỗi bài giảng
5 năm học liên tiếp, đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 của Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) giành nhiều giải cao trong các kỳ thi cấp thành phố, cấp tỉnh.
Người góp công làm nên kết quả đó là cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1971), dạy môn Ngữ văn, Tổ trưởng Tổ Khoa học Xã hội.
Sinh ra và lớn lên ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), sau khi xây dựng gia đình, từ năm 1997 đến nay, cô Nguyệt chuyển về Bắc Giang công tác. Khi trường trọng điểm chất lượng cao THCS Lê Quý Đôn thành lập (năm học 2017- 2018), cô được phân công về đây giảng dạy, đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp thành phố và cấp tỉnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
5 năm học gần đây, niềm vui nối dài với thầy và trò nhà trường khi bộ môn Ngữ văn lớp 9 giành nhiều giải cao với tổng số 73 giải thi học sinh giỏi cấp thành phố và 33 giải cấp tỉnh; xếp trong tốp đầu các đội tuyển.
Với bộ môn Ngữ văn, để đạt kết quả này là tâm sức, trí tuệ, nỗ lực không ngừng của cả tập thể, trong đó có vai trò không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Cô chia sẻ: "Công tác ở môi trường giáo dục nhiều thuận lợi với cơ sở vật chất hiện đại, đồng nghiệp giỏi, học trò ngoan, chất lượng đầu vào tốt, tôi luôn xác định nhiệm vụ của mình làm sao để chất lượng giảng dạy đạt kết quả cao nhất".
Khác với các môn khoa học tự nhiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm, với môn Ngữ văn, các em làm bài theo hình thức tự luận, bài viết vừa phải bảo đảm tính logic, khoa học, vừa sáng tạo, hấp dẫn. Nhiều bài văn của học trò đạt điểm cao nhờ biết vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng làm bài, bảo đảm đúng, đủ ý đồng thời có những khám phá mới mẻ, giàu chất văn.
Từ cách làm riêng của bản thân, cô Nguyệt đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm như: "Phương pháp giảng - bình trong giờ đọc - hiểu văn bản" (năm học 2017 - 2018). "Tạo chất văn cho bài nghị luận xã hội" (năm học 2020 - 2021); "Cách đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội" (năm học 2021 - 2022)... Hiện các giải pháp này đang phát huy hiệu quả trong dạy học môn Ngữ văn tại Trường THCS Lê Quý Đôn.
Gần 30 năm trong nghề, cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt luôn là người thầy, người bạn lớn của học sinh, người giữ lửa, tiếp lửa cho học trò, khích lệ các em nêu cao tinh thần tự học. Những tiết học Ngữ văn trở nên sôi nổi, hấp dẫn bởi cô luôn áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy mới.
Thông qua công nghệ số hóa, cô Nguyệt đưa nhiều thông tin thời sự mới mẻ từ thực tiễn cuộc sống vào bài giảng, thường xuyên giới thiệu những cuốn sách, bài báo hay theo chủ đề của bài học, tổ chức chương trình ngoại khóa, trao cơ hội cho học trò phát huy tính chủ động, sáng tạo...
Nhiều năm cô Nguyệt đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, được Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng. Mới đây, cô được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong năm học 2021-2022.
Bắc Ninh: Học sinh học trực tiếp từ 21/3, ôn tập buổi chiều cho khối 9 và 12 Chiều 19/3, đại diện Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, UBND tỉnh đồng ý chủ trương về việc tổ chức thực hiện phương án dạy học từ ngày 21/3. Trong đó, ôn tập buổi chiều cho học sinh khối 9 và 12. Học sinh Trường THPT Thuận Thành số 1 (Bắc Ninh). Trước đó, Sở GD&ĐT có văn bản số 303 (ngày 18/3)...