Bạc Liêu: Truy tố cựu Chánh văn phòng H.Hòa Bình về hành vi tham ô tài sản
Viện KSND H. Hòa Bình ( Bạc Liêu) đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Trọng, cựu Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình và 5 bị can khác về hành vi tham ô tài sản.
Ngày 1.3, tin từ Viện KSND H.Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, đơn vị đã hoàn tất cáo trạng truy tố 6 bị can về hành vi tham ô tài sản, xảy ra năm 2017, tại xã Vĩnh Bình, H.Hòa Bình.
Các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Văn Trọng (53 tuổi, cựu Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình, cựu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình); Huỳnh Quốc Phong (49 tuổi, cựu cán bộ Hội Nông dân H.Hòa Bình, cựu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình); Phạm Phương Linh (43 tuổi, cựu cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trường UBND xã Vĩnh Bình); Huỳnh Tuyết Nghi (42 tuổi, cựu cán bộ Tài chính – Kế toán UBND xã Vĩnh Bình); Lê Văn Hùng (50 tuổi, chủ Cửa hàng vật liệu xây dựng Thanh Hùng, xã Vĩnh Bình) và Lê Hoàng Vũ (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Xây dựng Quan Vũ, TT.Hòa Bình).
Bị can Nguyễn Văn Trọng (bên phải) và Huỳnh Quốc Phong cùng bị truy tố về hành vi tham ô tài sản. Ảnh CTV
Theo cáo trạng, tháng 6.2016, ông Trọng được HĐND xã Vĩnh Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Tháng 12.2016, Chủ tịch UBND H.Hòa Bình ký quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 cho xã Vĩnh Bình; trong đó có nguồn chi duy tu, sửa chữa các công trình phúc lợi với số tiền 200 triệu đồng.
Với vai trò Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, ông Trọng chỉ đạo Linh và Nghi lập khống hồ sơ duy tu, sửa chữa theo hợp đồng giao khoán 8 công trình phúc lợi, với tổng số tiền 150 triệu đồng (trong đó có hơn 27 triệu đồng là tiền nhân công). Để hoàn thiện hồ sơ và đảm bảo đủ điều kiện chuyển tiền ra khỏi ngân sách nhà nước, Trọng nhờ Hùng ký xác nhận, xuất hóa đơn.
Qua điều tra, Trọng thừa nhận hành vi chỉ đạo và thực hiện lập khống 1 hồ sơ duy tu, sửa chữa với số tiền hơn 122 triệu đồng. Trọng khai nhận sử dụng số tiền trên để thực hiện một số công trình khác, nhưng không có căn cứ chấp nhận.
Video đang HOT
Ngày 18.4.2017, Trọng được Huyện ủy Hòa Bình quyết định điều động, nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình. Cùng ngày, Phong được Huyện ủy Hòa Bình giới thiệu HĐND xã Vĩnh Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Với phương thức, thủ đoạn tương tự như Trọng, Phong chỉ đạo Nghi, Linh lập khống 2 hồ sơ duy tu, sửa chữa theo hợp đồng giao khoán, với số tiền hơn 77 triệu đồng. Phong nhờ Hùng nhận khoán và ký hợp thức hóa các giấy tờ liên quan.
Qua điều tra, công an còn xác định, Phong đã chỉ đạo Nghi soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán để rút nguồn vốn duy tu, sửa chữa còn lại là 50 triệu đồng. Phong chỉ đạo Linh đưa bản nghiệm thu công trình cho trưởng ấp và người dân ký xác nhận; đồng thời nhờ Vũ làm đại diện bên nhận khoán, ký các giấy tờ có liên quan.
Cáo trạng truy tố, vì động cơ vụ lợi, với vai trò là Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, Trọng và Phong đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo Linh, Nghi lập khống 3 hồ sơ duy tu, sửa chữa công trình phúc lợi. Trong đó, Trọng cùng Linh, Nghi lập khống 1 hồ sơ, chiếm đoạt hơn 122 triệu đồng. Phong cùng Linh, Nghi lập khống 2 hồ sơ, chiếm đoạt hơn 77 triệu đồng.
Đối với Linh, Nghi, Hùng và Vũ mặc dù biết rõ các công trình duy tu, sửa chữa đều không được triển khai thực hiện, nhưng đã lập, ký hoàn thiện hồ sơ giúp cho Trọng và Phong. Do đó, các bị can được xác định là đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản với vai trò giúp sức.
Viện KSND H. Hòa Bình ( Bạc Liêu) đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Trọng, cựu Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình và 5 bị can khác về hành vi tham ô tài sản.
Ngày 1.3, tin từ Viện KSND H.Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, đơn vị đã hoàn tất cáo trạng truy tố 6 bị can về hành vi tham ô tài sản, xảy ra năm 2017, tại xã Vĩnh Bình, H.Hòa Bình.
Các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Văn Trọng (53 tuổi, cựu Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình, cựu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình); Huỳnh Quốc Phong (49 tuổi, cựu cán bộ Hội Nông dân H.Hòa Bình, cựu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình); Phạm Phương Linh (43 tuổi, cựu cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trường UBND xã Vĩnh Bình); Huỳnh Tuyết Nghi (42 tuổi, cựu cán bộ Tài chính – Kế toán UBND xã Vĩnh Bình); Lê Văn Hùng (50 tuổi, chủ Cửa hàng vật liệu xây dựng Thanh Hùng, xã Vĩnh Bình) và Lê Hoàng Vũ (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Xây dựng Quan Vũ, TT.Hòa Bình).
Bị can Nguyễn Văn Trọng (bên phải) và Huỳnh Quốc Phong cùng bị truy tố về hành vi tham ô tài sản. Ảnh CTV
Theo cáo trạng, tháng 6.2016, ông Trọng được HĐND xã Vĩnh Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Tháng 12.2016, Chủ tịch UBND H.Hòa Bình ký quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 cho xã Vĩnh Bình; trong đó có nguồn chi duy tu, sửa chữa các công trình phúc lợi với số tiền 200 triệu đồng.
Với vai trò Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, ông Trọng chỉ đạo Linh và Nghi lập khống hồ sơ duy tu, sửa chữa theo hợp đồng giao khoán 8 công trình phúc lợi, với tổng số tiền 150 triệu đồng (trong đó có hơn 27 triệu đồng là tiền nhân công). Để hoàn thiện hồ sơ và đảm bảo đủ điều kiện chuyển tiền ra khỏi ngân sách nhà nước, Trọng nhờ Hùng ký xác nhận, xuất hóa đơn.
Qua điều tra, Trọng thừa nhận hành vi chỉ đạo và thực hiện lập khống 1 hồ sơ duy tu, sửa chữa với số tiền hơn 122 triệu đồng. Trọng khai nhận sử dụng số tiền trên để thực hiện một số công trình khác, nhưng không có căn cứ chấp nhận.
Ngày 18.4.2017, Trọng được Huyện ủy Hòa Bình quyết định điều động, nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng HĐND, UBND H.Hòa Bình. Cùng ngày, Phong được Huyện ủy Hòa Bình giới thiệu HĐND xã Vĩnh Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Với phương thức, thủ đoạn tương tự như Trọng, Phong chỉ đạo Nghi, Linh lập khống 2 hồ sơ duy tu, sửa chữa theo hợp đồng giao khoán, với số tiền hơn 77 triệu đồng. Phong nhờ Hùng nhận khoán và ký hợp thức hóa các giấy tờ liên quan.
Qua điều tra, công an còn xác định, Phong đã chỉ đạo Nghi soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán để rút nguồn vốn duy tu, sửa chữa còn lại là 50 triệu đồng. Phong chỉ đạo Linh đưa bản nghiệm thu công trình cho trưởng ấp và người dân ký xác nhận; đồng thời nhờ Vũ làm đại diện bên nhận khoán, ký các giấy tờ có liên quan.
Cáo trạng truy tố, vì động cơ vụ lợi, với vai trò là Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, Trọng và Phong đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo Linh, Nghi lập khống 3 hồ sơ duy tu, sửa chữa công trình phúc lợi. Trong đó, Trọng cùng Linh, Nghi lập khống 1 hồ sơ, chiếm đoạt hơn 122 triệu đồng. Phong cùng Linh, Nghi lập khống 2 hồ sơ, chiếm đoạt hơn 77 triệu đồng.
Đối với Linh, Nghi, Hùng và Vũ mặc dù biết rõ các công trình duy tu, sửa chữa đều không được triển khai thực hiện, nhưng đã lập, ký hoàn thiện hồ sơ giúp cho Trọng và Phong. Do đó, các bị can được xác định là đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản với vai trò giúp sức.
Tài sản "khủng" bị kê biên, phong tỏa liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm bị truy tố về tội "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" dự kiến đưa ra xét xử vào ngày 5/3 tới, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu giữ vật chứng, tạm giữ nhiều tài sản "khủng".
Đáng lưu ý, trong đó có nguồn tiền, tài sản liên quan đến nhiều công ty, tổ chức, cá nhân, đặc biệt để dùng thanh toán chuyển nhượng các dự án lớn cũng như quyền nắm giữ vốn điều lệ. Cụ thể, trong giai đoạn điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 590 tỷ đồng, gần 15 triệu USD. Trong đó, bị can Mỹ Lan, Trương Huệ Vân hơn 7 tỷ đồng; ông Tạ Hùng Quốc Việt, Giám đốc Công ty CP Greenhill Village 14.500.000 USD (nguồn tiền do bị can Mỹ Lan đưa cho ông Việt để nhận chuyển nhượng dự án Greenhill Quy Nhơn); Trần Văn Hùng, nhân viên tòa nhà Sherwood là 190 USD. Gia đình các bị can Mỹ Lan, Việt, Trần Văn Nhị và Vân đã tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả của vụ án hơn 118 tỷ đồng, 306.000 USD.
Bị can Trương Mỹ Lan và các đồng phạm khi bị bắt.
Ông Nguyễn Phú Tiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An là 50 tỷ đồng (nguồn tiền do bị can Trương Mỹ Lan còn thanh toán chuyển nhượng vụ án khu dân cư chợ mới do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Châu làm chủ đầu tư); Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương gần 415 tỷ đồng (đây là một phần tiền mà bị can Lan giao cho các cá nhân của công ty trên để nắm 66,93% vốn điều lệ, trị giá hơn 1.204 tỷ đồng). Trong giai đoạn truy tố, cơ quan chức năng đã thu giữ của các bị can hơn 55 tỷ đồng.
Về phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng, cơ quan điều tra đã tạm giữ 1.266 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận công trình xây dựng; 1.784 bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng, hơn 140 thỏa thuận bồi thường các thửa đất và các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc dự án Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bị can Trương Mỹ Lan. Trong đó, kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của các bị can gồm: Bùi Anh Dũng, Bùi Đức Khoa, Hồ Bửu Phương, Trần Thị Mỹ Dung, Trương Huệ Vân, Từ Anh Tuấn, Cao Việt Dũng và các cá nhân khác đứng tên cho bị can; kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (Quảng Ninh) liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bị can Lan với Tập đoàn Tuần Châu (Quảng Ninh).
Đối với tài sản thể hiện 143 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tái định cư tại xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ (Long An), UBND tỉnh Long An đề nghị được nhận lại các giấy chứng nhận trên để bố trí tái định cư cho 37 hộ dân chưa nhận nền đất và các hộ dân tại các dự án khác trên địa bàn huyện Tân Trụ và chuyển số tiền Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An được nhận khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tái định cư để khắc phục hậu quả cho bị can Mỹ Lan. Ngăn chặn giao dịch của Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương đối với 8 tài khoản mở tại Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn và 1 tài khoản mở Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh với tổng số tiền gần 790 tỷ đồng.
Đối với kê biên ngăn chặn giao dịch cổ phần tại SCB và các công ty liên quan đến bị can Mỹ Lan, cơ quan điều tra kê biên gần 858 triệu cổ phần SCB của Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bị can này. Kê biên gần 138 triệu cổ phần của 5 công ty gồm: Công ty cổ phần vận tải hàng không miền Nam, Công ty cổ phần đầu tư Satsco Miền Bắc, Công ty cổ phần đầu tư Satsco - Phú Quốc, Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty cổ phần địa ốc Đông Á; ngăn chặn 14.001 cổ phần của Công ty CP tư vấn dịch vụ về tài sản, bất động sản DATC của Đỗ Xuân Nam. Cơ quan điều tra cũng kê biên 22 tài sản là phương tiện gồm: 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ôtô của bị can Mỹ Lan, Huệ Vân do các pháp nhân đứng tên và những đồ vật, tài liệu khác của bị can hoặc liên quan đến vụ án.
Di lý bà Trương Mỹ Lan và 80 bị cáo vào TP.HCM để xét xử Bà Trương Mỹ Lan cùng 80 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị di lý từ Hà Nội vào TP.HCM để chuẩn bị cho công tác xét xử vụ án diễn ra vào đầu tháng 3. Nguồn tin của VietNamNet xác nhận, tính đến ngày 22/2, lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp đã...