Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bạc Liêu, từ nay đến ngày 21/11, trên Biển Đông sẽ xuất hiện kỳ triều cường mới (kỳ triều cường Rằm tháng 10).
Nước ngập sâu do triều cường tại nhiều tuyến đường ở thành phố Bạc Liêu (ảnh tư liệu).
Dự báo đỉnh triều cao nhất tại Trạm thủy văn Gành Hào có khả năng vượt báo động 3 từ 30 – 35cm, biên độ triều dao động từ 3 – 4,3m. Đây là kỳ triều có cường độ rất mạnh, biên độ triều lớn. Cùng với đó, gió mùa Đông Bắc hoạt động với cường độ khá mạnh, mưa lớn vẫn có khả năng xảy ra. Các hiện tượng thời tiết này khi kết hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập diện rộng tại các khu vực, tuyến đường trũng thấp, ven sông, nhất là nội ô thành phố Bạc Liêu và khu vực phía Nam Quốc lộ 1A.
Ông Huỳnh Minh Nhân, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bạc Liêu cho rằng, đây là kỳ triều cường có cường độ rất mạnh (từ ngày 17 – 18/11), biên độ triều lớn, khả năng gây ngập ở những vùng trũng, thấp, sạt lở vùng ngoài đê bao, vùng ven biển, ven sông. Ông đề nghị Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan cần triển khai biện pháp ứng phó với triều cường, nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
Ông Huỳnh Minh Nhân cũng khuyến cáo người dân cần chủ động theo dõi thông tin thời tiết thủy văn, nhất là dự báo, cảnh báo về thời tiết thủy văn nguy hiểm.
Video đang HOT
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động các biện pháp phòng tránh; cảnh báo và di dời dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn. Đồng thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khẩn trương kiểm tra hệ thống cống, gia cố bờ bao hạ lưu các cống dọc theo Quốc lộ 1A. Các bên liên quan triển khai vận hành các cống Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ, Mương 2, Sáu Sơn, Kênh số 9 để ngăn triều cường, chống ngập cho vùng Nam Quốc lộ 1A và đảm bảo ngăn mặn an toàn cho vùng ngọt ổn định… để bảo vệ sản xuất.
UBND các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải, kiểm tra các tuyến đường, đặc biệt là nắp hố ga trên vỉa hè, mặt đường để tránh hố sâu nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, huy động lực lượng nhân dân tại cơ sở để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố. Các địa phương chủ động kiểm tra thực địa, theo dõi, rà soát khu dân cư ven sông, kênh rạch, vùng trũng thấp có nguy cơ bị sạt lở, kiên quyết chỉ đạo, vận động và tổ chức di dời dân ở những nơi, khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Bạc Liêu: Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Ngày 11/6, Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Sự cố sạt lở đê biển Đông, tỉnh Bạc Liêu chưa gây thiệt hại về người và tài sản nhưng gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến đời sống của người dân (ảnh tư liệu).
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang các cấp và nhân dân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của UBND các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân, được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến cơ sở...
Để tổ chức thực hiện Kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Kế hoạch Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bạc Liêu đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả, sự cố, thiên tai cho cộng đồng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; hoàn thiện cơ chế chỉ đạo điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở
Sau năm 2030, tỉnh Bạc Liêu xây dựng được lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm có trình độ, có chuyên môn cao, có trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn các địa phương khác.
Từ đầu năm 2024 đến nay, do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và các yếu tố bất lợi của thời tiết, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra tình trạng sụt lún đất, gây thiệt hại về đường giao thông nông thôn; thiệt hại về tài sản và nhà cửa của người dân ở huyện Hồng Dân, thị xã Giá Rai... Ngay sau sự cố, chính quyền các địa phương đã nhanh chóng chỉ đạo lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, di dời tài sản ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng; đồng thời, sớm gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho việc lưu thông, sinh sống của người dân.
Cùng với những tác động lớn của hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa khô thì sạt lở bờ sông tại Bạc Liêu trong vài năm trở lại đây cũng trở thành nỗi lo thường xuyên của người dân, nhất là vào đầu mùa mưa bão. Đáng lo ngại là tình trạng này diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, mức độ thiệt hại cũng gia tăng, khiến người dân sống dọc theo các tuyến sông luôn thấy bất an, nhất là vào mùa mưa bão.
Để hạn chế sạt lở, giảm nhẹ thiệt hại, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch về "Thực hiện đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030". Kế hoạch xác định, trên địa bàn tỉnh có 39 khu vực sạt lở bờ sông và 4 khu vực sạt lở bờ biển, tổng chiều dài sạt lở là 596,9 km. Do đó, tỉnh cần triển khai thực hiện 50 danh mục dự án, công trình với số tiề.n đầu tư đến năm 2030 là 19.257 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng, tình trạng sạt lở bờ sông đang ở mức báo động, nhưng giải quyết vấn đề không đơn giản bởi khó nhất vẫn là kinh phí hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, ngân sách tỉnh chưa đủ khả năng cân đối nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án chống sạt lở bờ sông. UBND tỉnh kiến nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ địa phương để thực hiện dự án đầu tư cấp bách đối với 6 khu vực sạt lở nguy hiểm và phòng, chống triều cường, bảo vệ sản xuất.
Triều cường xâm nhập chợ Thủ Dầu Một, tiểu thương lo kê đồ, buôn bán ế ẩm Vào lúc 6 giờ ngày 19/10, khu vực chợ Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã bị ngập nặng do triều cường tiếp tục dâng cao, nước ngập nửa bánh xe. Đợt triều cường này trùng với thời điểm các tiểu thương bắt đầu dọn hàng ra bán, gây nhiều khó khăn cho việc kinh doanh. Khu vực chợ Thủ Dầu Một bị...