UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3
TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với bão, nhất là mưa lớn, giông lốc, tình trạng ngập lụt, triều cường và xả lũ do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra.
Ngày 7-9, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan có văn bản khẩn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3.
Theo đó, thực hiện công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3, UBND TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các biện pháp theo phương án phòng tránh, ứng phó với các ảnh hưởng của bão.
Chuẩn bị sẵn sàng phương án chi tiết huy động vật tư, phương tiện, lực lượng để ứng phó với bão, nhất là mưa lớn, giông lốc, tình trạng ngập lụt, triều cường và xả lũ do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra nhằm ứng phó kịp thời.
Lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3. Ảnh: VNDMS
Lãnh đạo các đơn vị, địa phương phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý trách nhiệm tổ chức, cán bộ trực thuộc nếu có thái độ chủ quan, lơ là, vi phạm quy định pháp luật.
Thông tin số điện thoại trực ban, phân công lực lượng ứng trực, tổ, đội sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi gặp khó khăn.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP.
Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão số 3, bằng mọi biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện thông tin và truyền thông để thông báo cho chủ các phương tiện biết diễn biến của bão số 3 và gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động phòng tránh.
Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảng vụ Hàng hải TP được giao chuẩn bị lực lượng, bố trí cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị để ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.
Các sở, ngành, địa phương vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đậ.p ngăn triều, máy bơm nước di động để kịp thời huy động khắc phục các sự cố ngập úng do mưa lớn từ ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
Sở Xây dựng phối hợp quận, huyện triển khai biện pháp chặt tỉa cây xanh, hạn chế tối đa việc cây xanh ngã đổ gây ta.i nạ.n khi xảy ra giông gió, mưa lớn do ảnh hưởng của bão.
Sở Du lịch, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH một thành viên không cho các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn. Kiểm tra chặt chẽ các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách trên tàu trước khi xuất bến (ảo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc).
Tổng Công ty Điện lực Thành phố – TNHH xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng do giông lốc gây ra.
Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?
Sau khi đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, bão Yagi (bão số 3) vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 18 giờ ngày 7.9, tâm bão Yagi (bão số 3) nằm trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương. Bão mạnh cấp 11 - cấp 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15. Trong 3 giờ tới, bão Yagi di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 15 km/giờ, đi sâu vào đất liền khu vực Đông Bắc bộ.
Quảng Ninh tan hoang sau bão Yagi (bão số 3). ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU
Như vậy, sau khi đổ bộ đất liền lúc 13 giờ chiều nay, bão Yagi dường như không suy yếu nhiều mà chỉ giảm đi 1 cấp. Trong khoảng 5 tiếng, với cấp 12 - cấp 13, cơn bão đã tàn phá, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương...
Bão số 3 (Yagi) đổ bộ khiến 4 người chế.t, 78 người bị thương
Theo dự báo, sau khi đi vào sâu đất liền khu vực Đông Bắc bộ, đến 4 sáng 8.9, bão Yagi không suy yếu nhanh mà vẫn giữ cấp độ của một cơn bão khi mạnh với cấp 8, giật cấp 10. Đây là một cơn bão hiếm gặp, khác nhiều so với những cơn bão trước đây khi vào đất liền được một thời gian ngắn rồi suy yếu.
Giải thích về hiện tượng này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho rằng sau khi đổ bộ, bão vẫn giữ cường độ cao do 2 khả năng. Một là từ hình ảnh vệ tinh có thể thấy từ sáng nay, hệ thống mây của bão Yagi đối xứng và có tính chất bao trùm rất rộng lên Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Với tính chất tốt như vậy, bão sẽ hội tụ, duy trì được năng lượng khi càn quét đất liền dẫn đến việc giảm cấp nhanh rất khó. Bão cần có thời gian nhất định trước khi tác động với địa hình và đi sâu vào đất liền để tiêu tán năng lượng.
Hai là, trong thời gian qua, miền Bắc đã trải qua những ngày nắng nóng. Đây là điều kiện giúp bão có nguồn năng lượng duy trì được cường độ mạnh.
Cũng theo ông Khiêm, một điểm bất thường khác của cơn bão là gây ra gió giật. Khác với những cơn bão khác, cơn bão Yagi gây ra nhiều gió giật ở Hà Nội và các địa phương lân cận.
"Nguyên nhân chính có thể là do hoàn lưu bão rộng, có tính chất, hệ thống đối xứng. Sau đợt oi nóng, ẩm ở miền Bắc, bão đi vào đã kết hợp với yếu tố khác. Khi dòng gió xoáy của bão có bối cản.h nón.g ẩm, gặp mặt đệm, vật cản như ở khu đô thị thì tạo ra dòng gió thứ cấp, hút gió tạo ra gió giật rất mạnh", ông Khiêm nói và cho hay, tại Hà Nội đã quan trắc được gió mạnh cấp 4 - cấp 5 gió giật 8 - cấp 9.
"Tối và đêm nay, Hà Nội vẫn chịu tác động gió cấp 6 - cấp 7, đặc biệt là tác động của gió giật mạnh cấp 10 - cấp 11, rất nguy hiểm", ông Khiêm cảnh báo.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý thêm, sau khi gió bão kết thúc, người dân vẫn phải cảnh giác cao độ khi hiểm họa về lũ quét và sạt lở đất vẫn duy trì.
Theo dự báo, hiện nay, bão số 3 gây ra mưa lớn diện rộng. Từ đêm 6 - 7.9, bão đã khiến nhiều nơi có lượng mưa trên 100 mm. Hết ngày 8.9, nhiều nơi vẫn có mưa lớn, do đó nguy cơ về lũ quét và sạt lở đất vẫn có thể xảy ra.
Hải Dương: 3 người chế.t do ảnh hưởng của bão số 3 Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 3 người chế.t. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng đang tạm cấm một số đoạn, tuyến đường do cây gãy, đổ nhiều. Tối ngày 7/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Khắc Hưng, Chủ tịch UBND xã Minh Tân (huyện Nam Sách, Hải Dương) cho biết: "Vào...