Bạc Liêu: Cả xóm trồng thứ rau trước chỉ mọc hoang dại mà ngày nào cũng được thu tiền
Nhờ trồng rau má, nhiều nông dân xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có nguồn thu nhập ổn định.
Thậm chí có hộ đã làm giàu từ loại rau này, mỗi năm kiếm vài trăm triệu đồng.
Rau má được biết là loại rau dễ trồng, lại có đầu ra khá ổn định. Nắm bắt tình hình, mấy năm nay, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Thanh đã mạnh dạn đầu tư. Mô hình này ngày càng được nhân rộng bởi hiệu quả kinh tế mang lại.
Nông dân xã Vĩnh Thanh có nguồn thu nhập ổn định từ cây rau má. Ảnh: CTV.
Tại xã Vĩnh Thanh, nhiều nông dân đang phát triển mô hình trồng rau má trên diện tích đất vườn tạp cải tạo và tận dụng đất trống xung quanh nhà. Nhờ trồng rau má đã giúp cho nhiều nông dân ở đây vươn lên khá giàu.
Hộ anh Lê Văn Hoàng (ấp Huê IIA) trồng gần 7 công rau má, mỗi năm cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ một hộ khó khăn, nhờ cây rau má, vợ chồng anh vươn lên khấm khá.
Video đang HOT
“Trồng rau má ban đầu có chi phí đầu tư khá cao nhưng bù lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định đầu tư. Từ ngày trồng rau má đến nay kinh tế gia đình ổn định, nhờ vậy tôi lo cho con cái ăn học tốt hơn”, anh Hoàng chia sẻ.
Theo nhiều nông dân địa phương, rau má ít sâu bệnh gây hại nên hạn chế được việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, cho ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Nhờ cây rau má, nhiều nông dân địa phương thoát nghèo, vươn lên khấm khá. Ảnh: CTV.
Cây rau má từ khi trồng cho đến khi thu hoạch vụ đầu tiên mất khoảng 20 đến 25 ngày. Sau đó cứ nửa tháng nông dân thu hoạch một đợt. Các hộ dân thường chia đất ra nhiều ô để trồng gối vụ, nên ngày nào cũng có rau má cung cấp ra thị trường.
Vườn rau má bạt ngàn của gia đình anh Đặng Văn Triệu ở ấp Huê IIA, nằm cạnh con kênh thủy lợi xanh mướt. Anh Triệu cho hay mình “bén duyên” với loại cây trồng này cách đây 3 năm.
Gia đình anh Triệu thu về hàng trăm triệu đồng/năm nhờ cây rau má. Ảnh: CTV.
Nhiều năm trước, gia đình Triệu là hộ cận nghèo. Hết mùa lúa, vợ chồng phải đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, nhờ biết tận dụng hơn 4 công đất vườn tạp để trồng rau má mà gia đình anh Triệu đã thoát được nghèo và vươn lên khá giàu. Hiện mỗi năm anh thu về hơn trăm đồng từ cây rau má.
“Chính quyền địa phương hướng chúng tôi sản xuất theo chuỗi cung ứng, sử dụng phân vi sinh để sản xuất rau má sạch. Đây là hướng đi giúp ổn định đầu ra và năng cao giá trị cây rau má”, anh Triệu cho hay.
Hiện toàn huyện Phước Long có khoảng 50ha diện tích trồng rau má, tập trung nhiều nhất ở xã Vĩnh Thanh với trên 30ha (150 hộ trồng).
Mỗi năm, nông dân có thể trồng và thu hoạch từ 7 đến 8 vụ rau má tùy điều kiện thực tế. Ảnh: CTV.
Ông Kiều Quốc Dân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thanh thông tin, trồng cây rau má cho thu nhập trung bình từ 100-200 triệu đồng/ha/năm. Mỗi năm, xã cung ứng ra thị trường hàng nghìn tấn rau má.
“Những năm qua, nhiều hộ nông dân trong xã duy trì diện tích trồng rau má ổn định. Và thực tế cho thấy, trồng rau má cho lợi nhuận gấp 3 – 4 lần trồng lúa. 1ha đất trồng rau má thu hoạch được khoảng 80 tấn rau/năm. Rau má được thương lái thu mua từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, có lúc lên đến hơn 20.000 đồng/kg và luôn trong tình trạng hút hàng”, ông Dân cho biết.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 871 tỷ đồng chăm lo Tết cho người dân
Ngày 24/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có tờ trình Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch tổ chức hoạt động và kinh phí chăm lo Tết Nhâm Dần 2022.
Liên đoàn lao động quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người lao động đang ở trọ trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số tiền dự kiến chăm lo Tết năm nay là hơn 871 tỷ đồng, tăng 58 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó phần lớn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên số hộ nghèo, cận nghèo tăng. Dự kiến, công tác chúc Tết Nhâm Dần 2022 sẽ hoàn thành trước ngày 24/1/2022 (tức 23 tháng Chạp, năm Tân Sửu).
Theo đề xuất, thành phố sẽ thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh nặng, bệnh binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên. Cùng với đó là thăm, tặng quà nguyên cán bộ cấp cao và thành phố, các lão thành cách mạng đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Toàn thành phố có 45.000 hộ nghèo, cận nghèo (tăng hơn 26.300 hộ so với Tết năm 2021) và 155.000 người diện bảo trợ xã hội, khuyết tật, người già trên 80 tuổi trở lên (tăng hơn 4.200 người) được đề xuất tặng quà, tiền mặt trị giá từ 1,15-1,25 triệu đồng/suất. Ngoài ra, thành phố tổ chức đoàn thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà hộ dân tộc thiểu số, người cao tuổi và trẻ em mồ côi do COVID-19.
Trước đó, Liên đoàn Lao động thành phố vận động trao tặng 35.000 vé tàu, xe, máy bay trong chương trình "Tấm vé nghĩa tình". Trong đó, hỗ trợ 100% vé tàu cho gia đình đoàn viên tiêu biểu (gồm vợ, chồng và 2 con dưới 16 tuổi) về quê đón Tết trong chương trình "Chuyến tàu mùa Xuân"; tặng vé máy bay về quê cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn 2 năm không về quê đón Tết nhưng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả thiết thực, người lao động được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Linh, Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...
Liên đoàn Lao động thành phố cùng Công đoàn các cấp tổ chức nhiều chương trình vui Xuân, chăm lo cho lao động ở lại ăn Tết như, họp mặt "Gia đình công nhân lao động tiêu biểu - vui Tết cùng thành phố", "Phúc lợi cho đoàn viên", "Tết Sum vầy"; chương trình văn hóa, văn nghệ. Trong đó, trọng tâm hoạt động chăm lo Tết hướng đến người lao động khó khăn, người lao động bị mất việc, ngưng việc, bị nợ lương, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, người lao động là F0, người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp...
Giá phân bón tăng cao, nông dân ở nơi này của tỉnh Đắk Nông ủ những thứ gì để bón cho cây cà phê? Hiện nay, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, khiến người sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Nông gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, nhiều hộ nông dân đã kết hợp các biện pháp kỹ thuật, sử dụng phân vi sinh để giảm chi phí đầu tư. Theo ông Trần Văn Kiên, phường Nghĩa Đức (TP...