Phá bỏ vườn tạp để thỏa sức với đam mê trồng hoa, cây cảnh
Dịp cận Tết, vườn mai rộng hơn 2.200 mét vuông của anh Nguyễn Thành Trung (37 tuổi), ở thôn Minh Trung, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh) đang kết chùm nụ xanh mơn mởn.
Nhiều sắc hoa và cây ăn quả trong vườn như hoa giấy, phong lan, dứa, thanh long cũng tỏa hương thơm ngát.
Đó là khu vườn được gầy dựng bởi đôi bàn tay cần mẫn của anh Nguyễn Thành Trung. Với anh Trung, trồng hoa, cây cảnh không chỉ là làm kinh tế, mà hơn hết là niềm đam mê, yêu thích và nguồn năng lượng tích cực anh cảm nhận được từ thiên nhiên.
Tốt nghiệp ngành kế toán hệ Cao đẳng năm 2011, nhưng chưa tìm được việc đúng chuyên môn nên anh Trung xin vào làm bảo vệ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Đến năm 2018, anh xin chuyển về làm lái xe tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Sơn Tịnh. Thời gian này, công việc gần nhà hơn, anh Trung thỏa sức thực hiện ước mơ là xây dựng một khu vườn đầy cây xanh và hoa trên chính mảnh đất của gia đình.
Anh Trung tỉ mẩn chăm sóc từng nhánh mai trong vườn để hoa nở đúng dịp Tết
Trước đây, mảnh vườn hơn 2.200 mét vuông của gia đình chủ yếu trồng các loại cây nông, lâm nghiệp. Thời điểm anh bắt tay với đam mê trồng hoa, nhiều người lên tiếng góp ý nhưng anh vẫn quyết tâm phá bỏ khu vườn với nhiều cây gió bầu, xà cừ, keo, mì để ươm giống mai xuân.
Nhờ sẵn có cây mai xuân hơn 40 năm tuổi của gia đình, hàng năm đều trổ hoa vàng tươi vào dịp Tết, anh lấy giống từ cây mai trưởng thành để ươm thành cây con rồi trồng trên mảnh đất của gia đình hơn 450 cây.
Đối với anh, trồng mai không chỉ để mưu sinh hay làm giàu, mà sắc vàng tươi tắn của mai dường như đã ngấm vào máu thịt anh với niềm đam mê vô tận. So với nhiều người thì kinh nghiệm của anh Trung chưa nhiều, nhưng niềm say mê với loài hoa xuân này khiến anh luôn cần mẫn chăm sóc như một người chơi hoa chuyên nghiệp.
Anh Trung đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp rộng hơn 2.200 mét vuông để gầy dựng nên vườn hoa, cây cảnh.
Cận Tết là giai đoạn nước rút, phải tập trung chăm sóc để vườn mai nở đúng dịp. Vì thế, ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, khi về đến nhà, anh Trung dành toàn bộ thời gian để chăm sóc mai. Theo anh Trung, để có được những cây mai nở đúng dịp Tết thì phải chăm sóc cẩn thận. Đặc tính của mai không giống những cây trồng, cây cảnh khác, thời gian nuôi dưỡng rất lâu nhưng chỉ thu hoạch có một mùa Tết. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trước đó, anh luôn chú ý tưới nước đầy đủ, chọn thời điểm hái lá để mai trổ đúng dịp Tết.
Video đang HOT
“Hoa mai tượng trưng cho may mắn, phú quý. Do vậy, tâm lý người đi mua hoa mai cũng mong muốn mua được một chậu mai nở đúng dịp để đón vận may tới trong năm mới. Mình phải hết lòng chăm sóc thì mai mới nở đúng thời gian mong muốn.”, anh Trung chia sẻ.
Thời gian qua, anh Trung đã cung cấp mai xuân và nhiều loại cây cảnh ra thị trường. Nắm bắt nhu cầu thị trường chơi hoa mai ngày Tết ở quê, anh Trung bán với giá phù hợp với với người có thu nhập vừa phải, khoảng 500 nghìn đồng/chậu.
Ngoài trồng mai, anh Trung còn trồng nhiều loại hoa, cây kiểng có giá trị khác.
Hiện nay, khu vườn mai của anh Trung phát triển rất tốt, cây khỏe, trên 80% cây mai đã cho nụ. Số lượng mai này sẽ trổ hoa đúng dịp Tết Nhâm Dần 2022. Trong vườn, dưới tán mai anh còn trồng trên 200 cây dứa, mỗi năm xuất bán trên 400 trái, thu về thêm 2 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn làm giàn để chăm sóc trên 160 chậu phong lan, có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/chậu. Anh Trung cho biết, lúc đầu khi trồng vườn cây cảnh này, tôi chỉ mong được thỏa sức với đam mê, nhưng không ngờ cái duyên gắn với nghề lại tới. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn tận tâm với từng gốc hoa, cây cảnh. Bởi chỉ khi thật sự yêu thương, hết lòng thì khó khăn đến mấy mình vẫn không buông bỏ.
Thời gian tới, anh Trung còn nhiều dự định cho việc phát triển vườn mai, cây cảnh. “Tôi sẽ tiếp tục ươm giống và bán cây mai con, cũng như chọn lựa nhiều loại cây cảnh khác về trồng, tạo cho khu vườn có đa dạng các loại hoa, cây kiểng”, anh Trung cho biết.
Đà Nẵng: Đam mê trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng, U70 “bỏ túi” hơn 500 triệu/năm
Đến Đà Nẵng hỏi ông Chấn cây cảnh ai cũng biết, bởi dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng vẫn hăng say lao đồng, với thú vui trồng hoa, cây cảnh.
Cũng nhờ trồng hoa, cây canh mà ông Chấn "bỏ túi" hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng khá giả lên
Những ngày đầu tháng Chạp, trời miền Trung mưa từng đợt xối xả, chúng tôi đến thăm vườn hoa cây cảnh Tường Vy của ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Mặc dù trời đang mưa nặng hạt, nhưng ông Chấn vẫn mải mê bên các chậu cây cảnh, miệt mài uốn sửa, cắt tỉa từng chiếc lá, nhặt bỏ những chiếc lá úa vàng, chăm sóc vườn hoa.
Nhờ đam mê hoa, cây cảnh mà ông Nguyễn Văn Chấn (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) lãi hơn 500 triệu mỗi năm. Ảnh: Đăng Bình.
Trò chuyện cùng phóng viên Dân Việt, ông Chấn cho biết, ông bắt đầu trồng hoa, cây cảnh, làm hòn non bộ, tiểu cảnh từ năm 1990. Ở thành phố đất chật, người đông, nên ông tranh thủ tận dụng làm tại nhà với quy mô nhỏ, mỗi sản phẩm giá không tới 1 triệu đồng.
Theo thời gian, vì quá đam mê với nghề trồng hoa, cây cảnh, bonsai, non bộ nên ông đã tìm thuê lại các lô đất của dự án còn bỏ trống trên địa bàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) để mở vườn hoa có quy mô hơn.
Vườn hoa, cây cảnh của ông Nguyễn Văn Chấn ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ảnh: Đăng Bình.
Hiện vườn hoa, cây cảnh của ông Chấn có nhiều cây có dáng thế như trực, xiên, hoành nhai, thác đổ, phụ tử, huynh đệ, nhất trụ kình thiên,... rất đa dạng và phong phú.
Với vườn hoa chưa đầy 500m2, ông Chấn đã trồng xen kẽ rất nhiều các loại hoa, cây cảnh, cây bonsai như tùng, mai, kim quýt, sanh, cần thăng, linh sam, thiết mộc, thần tiên...
Ngoài ra, ông cũng dày công chăm sóc những cây tùng la hán nhiều tán với giá đến hàng trăm triệu đồng/cây, đang được thị trường ưa chuộng. Riêng ở Đà Nẵng, mỗi năm ông Chấn nhận thi công hòn non bộ, sân vườn cho khoảng 50 hộ gia đình, cơ quan, đơn vị.
Vườn hoa của ông Chấn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Đăng Bình.
Với hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, làm hòn non bộ, trang trí sân vườn đã giúp ông Chấn khẳng định được thương hiệu uy tín trên thị trường. Với niềm đam mê hoa, cây cảnh cũng như quyết tâm đổi đời đã giúp ông có cuộc sống ổn định, kinh tế gia đình khá giả hơn trước.
"Hiện vườn hoa của tôi tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, có thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm sau khi trừ các khoảng chi phí, tôi lãi hơn 500 triệu đồng. Nhờ đó mà tôi nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, xây dựng được nhà cửa khang trang...", ông Chấn phấn khởi nói.
Nhiệt tình với công tác Hội
Điều mà chúng tôi bất ngờ về ông Chấn, tuy tuổi đã ngoài 70 nhưng để thuận lợi trong công việc, ông Chấn vẫn sử dụng máy tính một cách thành thạo; trực tiếp thiết kế sơ đồ công trình để trao đổi, thỏa thuận với khách hàng khi có nhu cầu.
Ông Chấn đang thiết kế, tạo dáng cho hòn non bộ. Ảnh: Đăng Bình.
Theo ông Chấn, người đam mê chơi cây cảnh phải biết, phải hiểu về thế cây, thế phong thủy; hòn non bộ hay sân vườn phải thể hiện hình dáng "tam sơn", "ngũ hành", có thác nước nhiều tầng, có suối, có chùa, tháp, có rặng tre, đồng lúa, trẻ mục đồng, người câu cá, thể hiện được cảnh sơn thủy, hữu tình...
Đó là những điều mà người trồng cây, chơi cây phải biết, khi mình trồng được một cây có thế đẹp, sẽ giúp cho người xem thưởng ngoạn thư giãn, tinh thần thư thái.
Hiện nay, ông Nguyễn Văn Chấn là Chi hội trưởng chi hội nghề nghiệp trồng hoa, trồng cây cảnh phường Thanh Bình (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thời gian qua, ông Chấn là người rất nhiệt tình tham gia công tác xã hội, hăng hái ủng hộ các hoạt động của Hội như giúp cho hội viên cách làm kinh tế, tạo việc làm, tặng quà cho nông dân nghèo, các hoạt động tình nghĩa, khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
Vườn hoa, cây cảnh của ông Chấn là mô hình điểm cho nông dân Đà Nẵng tham quan, học hỏi. Ảnh: Đăng Bình.
Được biết, trong đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 năm 2021 vừa qua, bản thân ông Chấn đã tự trích một phần thu nhập từ nghề trồng hoa, trồng cây cảnh của mình để chia sẻ bớt khó khăn cho hội viên, nông dân nghèo đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tặng hơn 100 suất quà (mỗi suất 500 nghìn đồng). Bên cạnh đó, ông còn nhiều lần hỗ trợ trang trí hoa, cây cảnh, phục vụ các sự kiện lớn tại TP Đà Nẵng và Quảng Nam.
Vĩnh Phúc: Trồng cây cảnh độc, lạ-suýt dính chùm phá sản vì vỡ bong bóng, ai ngờ anh nông dân nay thành tỷ phú "Yêu nghề, nghề chẳng phụ công" câu nói trên quả đúng với trường hợp trồng cây cảnh độc, lạ của thanh niên Lưu Văn Tuân, thôn Vọng Sơn, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc). Trước khi làm chủ nghề trồng cây cảnh, anh đi làm thuê Gắn bó, cần cù chịu khó, kiên trì theo nghề trồng cây cảnh độc,...